Trường thay đổi tuyển sinh hậu COVID-19, thí sinh lưu ý gì?
Hầu hết các trường ĐH đều đã công bố đề án tuyển sinh ĐH năm 2020, trong đó có nhiều thay đổi hoàn toàn khác so với phương thức công bố trước đây. Thí sinh cần lưu ý gì?
Năm nay số trường sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức tăng mạnh. Trong ảnh: thí sinh tham dự kỳ thi đánh giá năng lực tại TP.HCM năm 2019 – Ảnh: TR.HUỲNH
Các trường ĐH cho biết đã nộp đề án tuyển sinh về Bộ GD-ĐT theo quy định. Nhìn chung, đề án tuyển sinh mới các trường đã có nhiều thay đổi so với thông tin công bố trước đây, đặc biệt về các phương thức và việc phân bổ lại chỉ tiêu cho từng phương thức xét tuyển.
Chủ yếu vẫn xét kết quả thi tốt nghiệp THPT
Khác với trước đó, đề án tuyển sinh mới các trường công bố đều tiếp tục sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2020 để xét tuyển, trong đó không ít trường vẫn dành phần lớn chỉ tiêu cho phương thức này. Đáng chú ý, phần lớn các trường đã quyết định dừng tổ chức kỳ thi tuyển sinh riêng (như một phương thức xét tuyển trước đó).
Đặc biệt, nhóm trường y dược cuối cùng cũng quyết định sẽ xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020, không tổ chức kỳ thi tuyển sinh riêng như dự kiến.
PGS.TS Nguyễn Ngọc Khôi – trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Y dược TP.HCM – cho biết: “Trường xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi THPT năm 2020. Các ngành y khoa, răng hàm mặt, dược học và điều dưỡng có thêm phương thức xét tuyển theo hình thức kết hợp với chứng chỉ tiếng Anh quốc tế. Riêng ngành dược học có tuyển thêm khối A00. Nhà trường không sử dụng điểm thi được bảo lưu từ các kỳ thi THPT, THPT quốc gia những năm trước để tuyển sinh”.
Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch cũng xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 theo các môn toán, hóa, sinh cho tất cả các ngành với tổng chỉ tiêu 1.310 sinh viên. Chỉ tiêu tất cả các ngành được phân bố 50% cho TP.HCM để đáp ứng nhu cầu nhân lực y tế của TP, 50% còn lại dành cho tất cả các tỉnh thành ngoài TP.HCM.
Tương tự, Trường ĐH Y dược Cần Thơ tuyển sinh cả nước, cũng chỉ dựa vào kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 ba môn toán, hóa và sinh (không nhân hệ số), với 1.480 chỉ tiêu cho chín ngành đào tạo. Ngành y khoa có 790 chỉ tiêu, trong đó có 340 chỉ tiêu đào tạo theo nhu cầu xã hội, là ngành có số lượng tuyển mới cao nhất của trường.
Video đang HOT
Nếu nhiều thí sinh đồng điểm xét tuyển, trường ưu tiên chọn môn toán xét tuyển từ điểm cao xuống thấp theo chỉ tiêu. Trường không sử dụng kết quả bảo lưu điểm thi THPT quốc gia những năm trước để xét tuyển.
Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM cũng dành tôi đa 50% chi tiêu xet tuyên băng điêm thi THPT 2020 vao hê chất lượng cao va hê đai tra.
“Trường dưa vao kêt qua điêm thi THPT 2020 (không bao lưu kêt qua trươc năm 2020). Điểm xét tuyển là tổng điểm thi THPT của ba môn theo tổ hợp môn đăng ký xét tuyển (không nhân hệ số) cộng điểm ưu tiên (không nhân hệ số). Bên cạnh đó, trường còn tuyên thăng, ưu tiên xet tuyên, xet tuyên băng hoc ba THPT” – PGS.TS Đỗ Văn Dũng, hiệu trưởng nhà trường, cho biết.
Tăng mạnh chỉ tiêu xét điểm thi đánh giá năng lực
Dù ĐH Quốc gia TP.HCM quyết định chỉ tổ chức một đợt thi trong năm nay nhưng số trường sử dụng kết quả kỳ thi này để xét tuyển vẫn tăng thêm hàng chục trường so với năm trước. Trường ĐH Công nghệ thông tin (ĐH Quốc gia TP.HCM) công bố tiếp tục tăng chỉ tiêu dành cho phương thức xét kết quả thi đánh giá năng lực.
TS Nguyễn Tấn Trần Minh Khang – phó hiệu trưởng nhà trường – cho biết: “Đề án tuyển sinh mới của trường cũng sử dụng năm phương thức, nhưng phân bổ lại chỉ tiêu cho từng phương thức. Trong đó, nhà trường tăng chỉ tiêu dành cho xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi đánh giá năng lực lên tối đa 50% chỉ tiêu”.
Còn Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM) cũng dành tối đa 40% chỉ tiêu theo ngành/nhóm ngành xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM.
Theo TS Phan Hồng Hải – hiệu trưởng Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, trong số bốn phương thức tuyển sinh năm nay, trường tiếp tục xét tuyển sử dụng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020, đồng thời sẽ tăng chỉ tiêu xét tuyển sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức năm 2020.
Trong khi Trường ĐH Kinh tế TP.HCM cũng tăng chỉ tiêu theo ngành xét kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM lên 20%. Đáng chú ý, nhà trường dành 30-40% chỉ tiêu theo ngành chương trình đại trà và chất lượng cao xét tuyển học sinh giỏi, hạnh kiểm tốt năm lớp 10, lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12 của chương trình THPT chính quy, tốt nghiệp THPT năm nay.
3 đối tượng xét tuyển thẳng
Trường ĐH Luật TP.HCM dành tối thiểu 75%/tổng chỉ tiêu xét kết quả thi tốt nghiệp THPT. Bên cạnh đó, nhà trường còn dành tối đa 25%/tổng chỉ tiêu, cho ba đối tượng xét tuyển thẳng (theo quy định của Bộ GD-ĐT; thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế, có kết quả thi SAT của Mỹ; thí sinh học tại các trường THPT chuyên, năng khiếu).
Xét tuyển có điều kiện
Ngoài những quy định chung, năm nay một số trường còn đưa ra điều kiện riêng đối với thí sinh muốn đăng ký xét tuyển vào trường. Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch quy định điều kiện đăng ký xét tuyển chung cho tất cả các ngành: xếp loại hạnh kiểm từ loại khá trở lên năm học lớp 12 của THPT.
Điều kiện đăng ký xét tuyển vào ngành y khoa, dược học, răng hàm mặt: thí sinh phải có điểm trung bình cộng của 5 học kỳ THPT (lớp 10, lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12) 7.0 điểm. Riêng điều kiện đăng ký xét tuyển vào ngành khúc xạ nhãn khoa: điểm kỳ thi THPT môn tiếng Anh đạt từ 7.0 điểm trở lên.
Đồng thời, trường cũng công bố tiêu chuẩn phụ, dùng để xét nếu đồng điểm, theo thứ tự sau: điểm thi tốt nghiệp THPT môn ngoại ngữ theo quy chế kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020; điểm trung bình chung lớp 12 THPT; điểm thi tốt nghiệp THPT môn văn.
Lợi thế tiếng Anh khi xét tuyển đại học
Trong các kỳ tuyển sinh đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) vừa qua, nhiều trường ĐH lớn và những ngành đặc thù, những ngành kỹ thuật công nghệ bắt đầu bổ sung thêm môn tiếng Anh làm tiêu chí xét tuyển.
Điều này không chỉ giúp các trường thuận lợi trong đổi mới chương trình đào tạo theo chuẩn quốc tế mà còn giúp sinh viên thuận lợi hơn trong học tập, ra trường có cơ hội tìm việc làm, thu nhập cao hơn.
Có chứng chỉ quốc tế là lợi thế
Theo Đề án tuyển sinh năm 2020 mà Trường ĐH Y Dược TPHCM vừa công bố, trường có 2 phương thức xét tuyển: kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2020 (phương thức 1) và xét tuyển kết hợp với chứng chỉ tiếng Anh quốc tế (phương thức 2).
PGS-TS Nguyễn Ngọc Khôi, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Y Dược TPHCM, cho biết, phương thức 2 (chiếm 25% chỉ tiêu của từng ngành) áp dụng cho 4 ngành gồm Y khoa, Răng - Hàm - Mặt, Dược học và Điều dưỡng (năm 2019 chỉ có ngành Y khoa và Dược học). Thí sinh đủ điều kiện xét tuyển khi có tổng điểm thi của 3 bài thi/môn thi Toán, Hóa học, Sinh học hoặc Toán, Vật lý, Hóa học và các điểm ưu tiên (nếu có) bằng hoặc trên mức điểm tối thiểu ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào (điểm sàn) do Bộ GD-ĐT xác định; có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế trong thời hạn (tính đến ngày nộp hồ sơ xét tuyển) đạt IELTS 6,0 trở lên, hoặc TOEFL iBT 60 trở lên.
Nhà trường sẽ kiểm tra chứng chỉ tiếng Anh quốc tế bản gốc khi thí sinh nhập học, nếu thí sinh không đảm bảo điều kiện như quy định sẽ bị loại ra khỏi danh sách trúng tuyển. Thí sinh đăng ký xét tuyển trên hệ thống theo quy định và bổ sung hồ sơ trực tiếp tại trường (bản sao chứng thực chứng chỉ tiếng Anh quốc tế), không qua bưu điện hay các hình thức khác; dự kiến từ ngày 24-8 đến 26-8-2020. Điểm trúng tuyển của phương thức 2 không được thấp hơn điểm trúng tuyển ở phương thức 1 trong cùng một ngành là 2 điểm.
Mô tả ảnh
Tương tự, Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch TPHCM quy định điều kiện đăng ký xét tuyển vào ngành Khúc xạ nhãn khoa là điểm kỳ thi THPT môn tiếng Anh đạt từ điểm 7.0 trở lên (phải học các môn chuyên ngành bằng tiếng Anh do giảng viên nước ngoài trực tiếp giảng dạy). Đồng thời trường cũng đã công bố tiêu chuẩn phụ dùng để xét tuyển nếu thí sinh đồng điểm, theo thứ tự sau: đầu tiên là điểm thi tốt nghiệp THPT 2020 môn Ngoại ngữ; điểm trung bình chung lớp 12 THPT; điểm thi tốt nghiệp THPT môn Văn.
Trong khi đó, tại Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TPHCM) có 18 ngành trong chương trình đào tạo chất lượng cao và tiên tiến thì 9 ngành liên kết quốc tế với điều kiện đầu vào là thí sinh phải có IELTS 6.0 hoặc TOEFL iBT 79. Tổng chỉ tiêu cho chương trình này chiếm từ 1%-5% tổng chỉ tiêu năm 2020.
Hay như Trường ĐH Ngoại thương có 5 phương thức xét tuyển, trong đó 2 phương thức xét tuyển kết hợp: chứng chỉ quốc tế và kết quả học tập dành cho thí sinh hệ chuyên và hệ không chuyên, áp dụng cho các chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh và ngôn ngữ thương mại (dự kiến xét tuyển trong tháng 6-2020); chứng chỉ tiếng Anh với kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2020 (điều kiện tiếng Anh phải đạt IELTS từ 6,5 điểm trở lên).
Tín hiệu đáng mừng
PGS-TS Nguyễn Ngọc Khôi, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Y Dược TPHCM, cho biết, điều kiện tiếng Anh không chỉ cần thiết ở đầu vào mà cả quá trình đào tạo lẫn khi sinh viên ra trường hay muốn học lên cao. Trong quá trình đổi mới chương trình đào tạo, cập nhật liên tục thì nhiều ngành bắt buộc sinh viên cần có năng lực ngoại ngữ để học tập, tra cứu tài liệu. Tuy nhiên, nhà trường sẽ tiến hành hậu kiểm và xác minh các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế. Ngay cả khi sinh viên trúng tuyển mà chứng chỉ không đúng với quy định hoặc giả mạo thì thí sinh sẽ bị loại.
PGS-TS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM, cho rằng, ngày càng có nhiều ngành xét tuyển thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh là tín hiệu rất tốt, bởi hiện nay, khoa học kỹ thuật phát triển nhanh, kiến thức ở một số lĩnh vực cập nhật mới liên tục nên sinh viên không có tiếng Anh không thể theo kịp, thậm chí khi ra trường không đủ trình độ tiếng Anh cũng khó đáp ứng yêu cầu công việc.
Theo TS Hoàng Ngọc Vinh, thành viên Tổ tư vấn của Ủy ban Quốc gia đổi mới giáo dục và đào tạo, đưa tiếng Anh làm tiêu chí xét tuyển là lựa chọn đúng đắn để góp phần cải thiện khả năng làm việc của sinh viên trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, các trường phải có sự cân nhắc về chỉ tiêu vì có thể tạo ra sự không công bằng giữa các thí sinh ở những vùng khó khăn. Do đó, ngoài việc cân đối chỉ tiêu cho phương thức xét tuyển có tiêu chí tiếng Anh, các trường có thể có chính sách lấy điểm chuẩn tiếng Anh thấp hơn đối với thí sinh ở những vùng có điều kiện kinh tế khó khăn.
Trường ĐH Y dược TP.HCM: Sinh viên đi học ngồi cách nhau tối thiểu 1 mét Trường ĐH Y dược TP.HCM bắt đầu tổ chức lớp học và thi dưới 20 người, mỗi sinh viên cách nhau 1 mét để phù hợp với tình hình mới trong phòng chống dịch bệnh Covid-19. Sinh viên Trường ĐH Y dược TP.HCM giữ khoảng cách trong lớp học để phòng lây lan Covid-19 - Ngọc Dương Trường ĐH Y dược TP.HCM vừa...