Trường thành viên ĐH Quốc gia TP.HCM tuyển sinh liên thông từ ĐH lên thạc sĩ
Một trường ĐH thành viên ĐH Quốc gia TP.HCM chính thức thông báo tuyển liên thông từ ĐH lên thạc sĩ với sinh viên đang học tại trường.
Tân thạc sĩ Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM trong ngày tốt nghiệp – B.HÂN
Hôm nay 18.11, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM) có thông báo chính thức tuyển sinh liên thông từ trình độ ĐH lên trình độ thạc sĩ năm 2020.
Thạc sĩ Trần Nam, Trưởng phòng Truyền thông và quan hệ doanh nghiệp trường này, cho biết: “Đây là năm đầu tiên trường thực hiện hình thức tuyển sinh này cho sinh viên tại trường. Theo đó, sinh viên đang học bậc ĐH tại trường này sẽ được liên thông lên trình độ thạc sĩ của ngành tương ứng để rút ngắn thời gian học tập”.
Đối tượng dự tuyển là sinh viên năm 3, năm 4 có số tín chỉ tích luỹ đến thời điểm xét tuyển đạt từ 75 tín chỉ cho chương trình đang học. Bên cạnh đó, sinh viên cần có điểm trung bình tích luỹ đạt loại khá trở lên (từ 7.0 điểm trở lên theo thang điểm 10). Ngành sinh viên đang theo học phải phù hợp với ngành đào tạo liên thông trình độ thạc sĩ.
Năm 2020, trường thông báo tuyển sinh chương trình liên thông này với hình thức xét tuyển cho 9 ngành với 180 chỉ tiêu.
Chỉ tiêu từng ngành cụ thể như sau:
Sinh viên có thể theo học chương trình thạc sĩ trong khung giờ ngoài giờ hành chính, điều này hỗ trợ tối đa việc rút ngắn thời gian đạt trình độ thạc sĩ. “Khi đó, trong khoảng thời gian từ 4,5 đến 5,5 năm sinh viên có thể hoàn thành từ bậc cử nhân lên thạc sĩ”, thạc sĩ Trần Nam thông tin.
Trước đó, như Thanh Niên đã đưa tin, năm 2019 ĐH Quốc gia TP.HCM đã ban hành Quy định tạm thời về đào tạo liên thông từ trình độ ĐH lên thạc sĩ tại ĐH này.
Người dự tuyển là sinh viên năm 3 và 4 có điểm trung bình tích lũy đạt loại khá trở lên (7,0 điểm trở lên trong thang điểm 10) và đang theo học ngành phù hợp với ngành đào tạo liên thông.
Hình thức tuyển sinh là xét tuyển, chỉ tiêu tuyển sinh không vượt quá 50% chỉ tiêu đào tạo trình độ thạc sĩ của ngành tương ứng. Các đơn vị cơ sở sẽ xây dựng quy định chi tiết về thời gian, điều kiện và tiêu chí xét tuyển người học vào chương trình này.
10 năm nghiên cứu tìm tòi để trở thành 'bác sĩ trị bệnh cho sách'
Chàng trai Bùi Tiến Phúc ở miền Trung đã dành trọn 10 năm trời tìm tòi, nghiên cứu ở nước ngoài để trở thành 'bác sĩ giấy' chuyên trị các loại bệnh cho sách và các tư liệu trên nền giấy xưa...
Bùi Tiến Phúc (31 tuổi) sinh ra lớn lên ở huyện miền núi Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận. Phúc kể từ nhỏ cũng như bao cậu bé ở vùng quê, chỉ thích ham chơi trèo đèo lội suối chứ không chú ý đến chuyện học hành. Khi Phúc vào học cấp 3, anh gặp được thầy giáo dạy văn truyền cảm hứng. Từ đó, Phúc say mê học văn học và đỗ vào khoa Văn học Ngôn ngữ trường ĐH KHXH&NV TPHCM.
Cậu bé có nước da đen sạm vì nắng ngày nào chân ướt chân ráo xuống TPHCM nhập học vào năm 2008 với hành trang là chiếc ba-lô trên vai. Vào học đại học, anh chuyên tâm tìm hiểu bộ môn Hán Nôm mà ít sinh viên nào lựa chọn theo đuổi. "Một phần do ở quê mình, những con chữ này không còn xa lạ khi chúng xuất hiện ở các đền chùa, khu di tích... nhưng mọi thứ đã bị thời gian huỷ hoại ghê gớm lắm", Phúc nói.
Hai vợ chồng anh Bùi Tiến Phúc đang 'trị bệnh' cho sách. Ảnh Văn Minh
Càng đi sâu vào tìm hiểu, nghiên cứu, chàng trai 8X nhận ra những di sản Hán Nôm quý giá ở các thư viện, đình chùa, các khu di tích... đang bị thời gian huỷ hoại. "Mình trăn trở cần làm gì đó để chúng không bị hoen cũ theo thời gian", Phúc nói.
Tốt nghiệp năm 2012, Phúc dành thời gian sưu tầm, nghiên cứu Hán Nôm nhưng nhận ra như thế chưa đủ. "Có những văn tự, quyển sách chữ Hán Nôm mà người ta đưa cho mình rất quý giá. Cầm trên tay mình rất trăn trở làm sao để lưu giữ chúng lâu dài. Điều đó càng thôi thúc mình phải tìm cách để không phụ lòng người đã tặng cho", Phúc cho biết.
Bên trong 'bệnh viện giấy' của chàng trai 8X. - Video Văn Minh
Cơ duyên đến với Phúc khi được những giáo viên người Đài Loan sang giảng dạy tại Việt Nam chỉ dẫn. Sau khi nghe Phúc nói nguyện vọng, họ đã hướng dẫn Phúc nên sang Đài Loan nghiên cứu, tìm hiểu về ngành Bảo tồn và Phát huy Di sản Văn hoá. Tìm được hướng đi, Phúc không chần chừ, tìm suất học bổng để đi du học thạc sỹ. Năm 2014, Phúc lên đường du học với quyết tâm tìm cách phục chế, tu bổ sách, văn bản Hán Nôm.
Vợ chồng Phúc và các học trò, cộng sự tại Hán Nôm Đường. Ảnh Văn Minh
Phúc kể khi qua đó học, ngành này họ rất phát triển. Có cả những bệnh viện sách đúng nghĩa. Nơi đây chỉ phục vụ cho việc phục chế, tu bổ sách cổ...không chỉ trong lĩnh vực nhà nước mà tư nhân rất phát triển. Vừa học vừa nghiên cứu, tìm hiểu ở nhiều bệnh viện sách lớn của Đài Loan. Phúc gặp được chị Trần Bội Tuyền vốn là du học sinh từ Mỹ trở về. Hai người lại cùng chung niềm đam mê bảo tồn di sản văn hoá. Vậy là hai người bén duyên. Cuối năm 2019, Phúc về Việt Nam mở "bệnh viện giấy" Hán Nôm Đường cho riêng mình. Đầu năm sau, Phúc kết hôm với Tuyền và đưa vợ sang Việt Nam sinh sống.
"Hán Nôm Đường đã kết nối hai con người mang hai dòng máu nhưng chung một tình yêu tư liệu cổ. Hiện tại hai vợ chồng mình đang nỗ lực phát triển Hán Nôm Đường thành "bệnh viện giấy" có quy mô lớn đầu tiên ở Việt Nam và truyền nghề cho những người có đam mê với công việc này", Phúc nói.
Dưới đây là hình ảnh bên trong 'bệnh viện giấy' của đôi vợ chồng yêu Hán Nôm:
Bên trong 'bệnh viện giấy'. Ảnh Văn Minh
Chuẩn bị trị bệnh cho sách.
Đây là công đoạn khó khăn, đòi hỏi phải có kinh nghiệm và tay nghề cao.
Vợ chồng anh Phúc thực hiện để các cộng sự và học trò học hỏi.
Anh Phúc hi vọng trong tương lai ở Việt Nam sẽ có nhiều 'bệnh viện giấy' để phục chế, tu bổ sách và các tài liệu xưa cổ quý, có giá trị, nhất là tư liệu Hán Nôm.
Cuối năm 2019, anh Phúc về Việt Nam. Hành trang anh mang theo không chỉ là những kiến thức học được mà cả những đồ nghề, dụng cụ để xây dựng một 'bệnh viện giấy' đầu tiên ở Việt Nam.
Những dụng cụ này theo anh, ở Việt Nam có những món có nhưng không đáp ứng được công việc đòi hỏi sự chính xác cao. Toàn bộ dụng cụ, đồ nghề anh phải mua từ nước ngoài.
Kể cả 'tủ thuốc' trị bệnh cho sách, cho giấy anh cũng mua từ nước ngoài. Trong ảnh là một văn bản xưa được anh "trị" khỏi bệnh.
Hiện nay hai vợ chồng anh vẫn thuê căn nhà ở Quận 12 (TPHCM) để làm nơi mở 'bệnh viện giấy'. Nơi đây thu hút rất nhiều sinh viên, bạn trẻ đam mê đến học việc.
Hai vợ chồng trẻ sẵn lòng chỉ dẫn để mong mỏi sau này Việt Nam có nhiều 'bác sĩ giấy' hơn, phục vụ nhu cầu lớn về phục chế, tu bổ sách, tài liệu trên giấy.
Hai vợ chồng Phúc đang nỗ lực phát triển Hán Nôm Đường thành "bệnh viện giấy" có quy mô lớn đầu tiên ở Việt Nam và truyền nghề cho những người có đam mê với công việc này.
Sinh viên có thể lấy bằng đại học sau 3 năm Năm học 2020 - 2021 là thời điểm có nhiều thay đổi trong chương trình và thời gian đào tạo các trường ĐH, đặc biệt là khối ngành kỹ thuật. Sinh viên Trường ĐH Bách khoa TP.HCM trong giờ thực hành - ẢNH: HÀ ÁNH Sinh viên (SV) vừa trúng tuyển sẽ có những trải nghiệm về chương trình học, bằng cấp với...