Trường sụt lún, học sinh phải sơ tán
10 phòng học và nhà công vụ của Trường Tiểu học Phú Lệ (xã Phú Lệ, huyện Quan Hóa, Thanh Hóa) bị sụt lún, nứt toác nền móng.
Khu lẻ Trường Tiểu học Phú Lệ tại bản Đuốm, cũng phải đóng cửa vì xuống cấp.
Do đó, chính quyền địa phương và ngành Giáo dục huyện sơ tán HS sang trường khác để bảo đảm an toàn.
Sơ tán toàn bộ học sinh
Công trình Trường Tiểu học Phú Lệ được xây dựng từ năm 2001, bằng nguồn vốn của Chương trình 135. Hiện, cơ sở vật chất của trường đã xuống cấp nghiêm trọng. Toàn bộ 10 phòng học và nhà công vụ bị sụt lún, nứt toác nền móng. Hệ thống tường, trần nhà, vôi vữa bong tróc, cửa bị mục nát… đe dọa tính mạng của thầy trò. Để bảo đảm an toàn cho giáo viên và học sinh, UBND huyện Quan Hóa đã di dời 160 học sinh đến nơi khác học tạm.
Mặc dù đây là công trình được xây dựng kiên cố, cơ sở vật chất của trường vẫn ổn định, học sinh có thể yên tâm theo học. Tuy nhiên, kể từ khi công trình Nhà máy thủy điện Hồi Xuân được khởi công xây dựng, ngôi trường không được đầu tư sửa chữa, vì địa điểm này nằm trong vùng ngập nước của lòng hồ thủy điện.
Thầy Lương Khắc Toàn – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Phú Lệ, cho hay: Trường Tiểu học Phú Lệ nằm ở vị trí trong vùng lòng hồ thủy điện Hồi Xuân, mùa mưa bão, nước bị ngập đến móng và tường. Các hạng mục công trình nhà trường vì thế xuống cấp nhanh.
“Ban Giám hiệu nhà trường đã báo cáo lên cấp trên, đề nghị cho sơ tán toàn bộ học sinh lên Trường THCS Phú Lệ học nhờ. Thế nhưng, hiện Trường THCS Phú Lệ cũng không bảo đảm số lớp học thường xuyên. Trang thiết bị, đồ dùng học tập còn thiếu nhiều, ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục của nhà trường”, thầy Toàn nói.
Ông Hà Xuân Huyền – Chủ tịch HĐND xã Phú Lệ, cho biết: Trường Tiểu học Phú Lệ trong diện di dời vì nằm trong vùng ngập lòng hồ thủy điện Hồi Xuân. Trước kia, sau khi khảo sát, đánh giá công trình, phía Nhà máy Thủy điện Hồi Xuân hứa đền bù 2,4 tỷ đồng để di dời trường. Tuy nhiên, do công trình Nhà máy thủy điện Hồi Xuân đang bị chậm tiến độ, nên nhà máy chưa có kinh phí hỗ trợ UBND xã Phú Lệ di dời trường.
Khu nhà 2 tầng, Trường Tiểu học Phú Lệ xuống cấp nghiêm trọng.
Khảo sát để xây dựng trường mới
Không riêng gì khu trường chính, tại điểm trường lẻ ở bản Đuốm (xã Phú Lệ), nhiều hạng mục của các phòng học cũng xuống cấp nghiêm trọng. Vì vậy, khi thực hiện việc sơ tán học sinh ở khu trường chính, nhà trường cũng đưa học sinh ở điểm trường lẻ này về học tạm tại Trường THCS Phú Lệ, để bảo đảm an toàn tính mạng cho các em.
Trường Tiểu học Phú Lệ có 160 học sinh, thì khu lẻ ở bản Đuốm có 59 em. Do hai bản Đuốm và Hang cách Trường THCS Phú Lệ khá xa (gần 10 km), nên khi học sinh sơ tán ra học ở ngôi trường này, phụ huynh phải thuê xe ô tô để chở con, em mình đến trường hàng ngày.
Bà Phạm Thị Lượng – Phó Chủ tịch UBND huyện Quan Hóa thông tin: Ngoài việc sơ tán học sinh, UBND huyện đã kiến nghị các cơ quan, ban, ngành hỗ trợ xây dựng một ngôi trường mới. “Quan Hóa là một huyện nghèo thuộc diện 30a, nên gặp nhiều khó khăn trong việc tìm nguồn vốn đầu tư. UBND huyện Quan Hóa mong các cấp có thẩm quyền, đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng một ngôi trường mới để giáo viên, học sinh có thể yên tâm công tác, bảo đảm chất lượng dạy và học”, bà Lượng cho hay.
Cũng theo bà Lượng, sau khi nhận được thông tin, đại diện một số cơ quan cấp tỉnh đã về Trường Tiểu học Phú Lệ khảo sát thực trạng. Đồng thời, đoàn cũng đã về kiểm tra Trường THCS Phú Lệ, để tìm hướng cải tạo, sửa chữa, nâng cấp cơ sở vật chất ngôi trường này.
Trường xuống cấp nguy hiểm, học sinh Nghĩa Đàn 'rét run' ngồi học trong gara xe đạp
Việc học trong gara ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng dạy và học của nhà trường và cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của giáo viên và học sinh.
Cận cảnh ngôi trường xuống cấp và lớp học trong gara. Clip: Mỹ Hà - Đức Anh
Trường THCS Long Lộc (Nghĩa Đàn) là ngôi trường được sáp nhập từ 2 trường THCS Nghĩa Long và THCS Nghĩa Lộc. Ảnh: Đức Anh
Mặc đù đã sáp nhập 8 năm, nhưng đến nay trường vẫn duy trì 2 điểm trường. Trong đó điểm trường thứ 2 ở xã Nghĩa Lộc đã xuống cấp nghiêm trọng. Để đảm bảo an toàn cho học sinh toàn bộ dãy phòng học đã được chia ranh giới và treo biển "Khu vực nguy hiểm cấm đến gần". Ảnh: Đức Anh
Trước đó, vào đầu năm học này (ngày 20/9), sau một trận mưa lớn, dãy phòng học cấp 4 đã xây dựng hơn 20 năm nhiều hạng mục bất ngờ bị đổ sụp . Ảnh: Đức Anh
Trong đó, có 5/7 phòng học bị sập mái ngói. Ảnh: Đức Anh
Các bức tường do xây dựng đã lâu nên cũng đã bong tróc hư hỏng. Ảnh: Đức Anh
May mắn vụ sập mái ngói xảy ra vào giữa đêm nên không có ai bị tai nạn. Tuy nhiên, các phòng học từ sau đợt này rơi vào tình trạng nguy hiểm khẩn cấp, không thể sử dụng và nhà trường buộc phải đình chỉ. Ảnh: Đức Anh
Thiếu phòng học cho học sinh, nhà trường phải chuyển các phòng học chức năng thành phòng học cho học sinh. Bốn lớp còn lại vì thiếu phòng học nên phụ huynh và nhà trường đã phải thưng dãy nhà vốn là gara để xe đạp làm phòng học tạm. Ảnh: Đức Anh
Gần 3 tháng học trong những dãy phòng học tạm, hơn 150 học sinh phải chịu rất nhiều khó khăn và sự khốc liệt của thời tiết. Mùa này, vì không có che chắn nên mưa, gió thốc vào từng lớp học. Trong khi đó, việc tổ chức dạy học cũng hết sức vất vả bởi lớp các lớp gần như thông nhau; tiếng giảng bài của giáo viên sẽ vọng sang các lớp bên cạnh. Ảnh: Đức Anh
Giữa các lớp học do chỉ cách nhau bằng tấm tôn nên việc cách âm rất khó khăn. Ảnh: Đức Anh
Phòng học trong gara nên diện tích cũng không đảm bảo. Bàn ghế, trang thiết bị dạy học sơ sài. Rất nhiều tiết, việc học không thể đảm bảo vì ồn ào, trời nắng thì quá nóng và trời mưa thì mưa tạt vào từng lớp học. Nếu mưa lớn thì nước mưa rơi trên mái tôn át hết tiếng của thầy cô. Ảnh: Đức Anh
Toàn Trường THCS Lộc Long hiện có gần 400 học sinh, rất nhiều em thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo và là học sinh người dân tộc Thanh. Điểm trường Lộc Long hiện đang nằm trên địa bàn xóm 135. Ảnh: Đức Anh
Theo quy hoạch phát triển trường lớp, đến năm học tới trường sẽ tăng 2 lớp và sẽ tăng thêm 4 lớp vào năm học 2022 - 2023. Trong bối cảnh thiếu phòng học như hiện nay, cô giáo Trương Thị Nhâm - Hiệu trưởng nhà trường cho rằng: Rất khó để tổ chức việc dạy và học có chất lượng. Trong khi đó, chỉ vài tháng tới, chương trình phổ thông tổng thể mới sẽ triển khai với học sinh lớp 6; với cơ sở vật chất hiện nay việc đáp ứng được yêu cầu là khó khả thi. Ảnh: Đức Anh
Tây Ninh: Trường rung lắc, học sinh phải sơ tán Theo đánh giá của Sở Xây dựng tỉnh Tây Ninh, khối lớp học đang bị xuống cấp và hư hỏng nặng, có khả năng gây nguy hiểm bất cứ lúc nào cho giáo viên và học sinh nếu tiếp tục giảng dạy và học tập tại đây Trường THPT Nguyễn Huệ (Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh) được xây dựng mới (chủ đầu tư...