Trường sư phạm thích ứng với chương trình mới
Nhằm đào tạo đội ngũ giáo viên phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018, nhiều trường sư phạm đã có những điều chỉnh, bổ sung nội dung đào tạo để thích ứng.
Sinh viên Trường Đại học Đồng Tháp thực hành rèn luyện nghiệp vụ sư phạm.
Trong đó, một số chương trình đào tạo giáo viên dạy môn mới đã hình thành.
Đào tạo giáo viên dạy môn mới
Theo lộ trình, Chương trình GDPT mới đã bắt đầu ở lớp 1, lớp 2, lớp 6 và sẽ tiến hành với lớp 3, lớp 7, lớp 10 vào năm học 2022 – 2023. Theo TS Nguyễn Ngọc Hiền – Phó Trưởng phòng Đào tạo, Trường ĐH Đồng Tháp, thời gian qua, nhà trường đã chủ động điều chỉnh các chương trình đào tạo giáo viên theo hướng mở, liên thông, trang bị kiến thức đại cương theo lĩnh vực, tăng thời lượng thực tập rèn nghề.
Trong đó, đặc biệt nhấn mạnh đến việc gắn kiến thức, kỹ năng với đạo đức nghề nghiệp trong nội dung đổi mới phương pháp đào tạo thông qua trải nghiệm đáp ứng yêu cầu đào tạo giáo viên, dạy học theo hướng phát triển năng lực gắn với yêu cầu trong Chương trình GDPT mới.
“Trường ĐH Đồng Tháp tuyển sinh mới các ngành Sư phạm Khoa học tự nhiên, Sư phạm Công nghệ, Sư phạm Lịch sử và Địa lí. Trong đó, ngành Sư phạm Khoa học tự nhiên mới xuất hiện ở Việt Nam và được đánh giá là một ngành học có tiềm năng phát triển, đào tạo giáo viên giảng dạy lĩnh vực khoa học tự nhiên (một giáo viên dạy tích hợp cả ba môn Vật lý, Hóa học, Sinh học) tại các trường THCS theo Chương trình GDPT mới…”, TS Nguyễn Ngọc Hiền cho biết.
“Nhà trường điều chỉnh chương trình một số ngành có tên tương tự với môn học của Chương trình GDPT 2018 nhưng đặc biệt điều chỉnh để đảm bảo tính đáp ứng cao: Giáo dục thể chất, Giáo dục kinh tế pháp luật… Song song đó, trường đang tập trung phát triển các ngành đào tạo giáo viên theo hướng song ngữ, giáo viên dạy bằng tiếng Anh theo những đánh giá khách quan và sự chuẩn bị các điều kiện đào tạo cũng như nhu cầu thực tiễn của các địa phương hiện nay…”, GS.TS Huỳnh Văn Sơn cho biết.
Tương tự, GS.TS Huỳnh Văn Sơn – Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TPHCM (HCMUE) – cho biết, nhà trường đã và đang đào tạo giáo viên các ngành mới như Sư phạm Khoa học tự nhiên, Sư phạm Lịch sử – Địa lý, Sư phạm Giáo dục công dân, Sư phạm Công nghệ, một số ngành khác ứng với các môn mới trong chương trình và một số ngành sư phạm ngoại ngữ (đáp ứng nhu cầu học ngoại ngữ 2) theo lộ trình từng năm.
Tại Trường ĐH Sài Gòn (SGU), TS Võ Văn Thật – Phó Hiệu trưởng nhà trường – cho biết, bắt đầu từ năm học 2018 – 2019 nhà trường đã thực hiện chương trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên đáp ứng yêu cầu thực tiễn đổi mới. Trong đó, phát triển chương trình của các ngành đào tạo giáo viên được áp dụng từ năm học 2018 – 2019, ngoài việc thực hiện với các khóa tuyển sinh từ năm 2018, còn được dùng để cập nhật, bổ sung chương trình đào tạo của các khóa tuyển sinh trước năm 2018 để đáp ứng yêu cầu của Chương trình GDPT mới sau khi tốt nghiệp trong vài năm tới.
Video đang HOT
“Trường cũng xây dựng chương trình và tổ chức các lớp bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên trên địa bàn TPHCM. Cụ thể: Bồi dưỡng giáo viên dạy môn Lịch sử – Địa lý, Khoa học tự nhiên ở cấp THCS, bồi dưỡng giáo viên dạy môn Tin học và Công nghệ cấp tiểu học. Bên cạnh đó, để đáp ứng với yêu cầu “giáo dục tích hợp” ở bậc THCS, từ năm học 2019 – 2020, SGU đã làm thủ tục mở ngành, tuyển sinh và đào tạo giáo viên cho cấp học THCS ngành Sư phạm Lịch sử – Địa lý và ngành Sư phạm Khoa học tự nhiên (gồm các môn học Vật lý, Hóa học và Sinh học)…”, TS Võ Văn Thật thông tin.
Sinh viên Trường ĐH Sài Gòn tham gia chương trình hội thao năm học 2020 – 2021.
Thách thức và cơ hội của nghề sư phạm
Việc hình thành nhiều chương trình đào tạo mới ở các trường sư phạm tạo thêm nhiều lựa chọn nghề nghiệp cho người học. Đánh giá về cơ hội đối với nghề sư phạm trong tương lai, GS.TS Huỳnh Văn Sơn cho rằng, bối cảnh đến năm 2025 Chương trình GDPT mới sẽ phủ hết các khối lớp, do đó đội ngũ giáo viên đào tạo mới và bồi dưỡng bổ sung có thể thực hiện nghề nghiệp một cách chủ động. Cơ hội của giáo sinh sư phạm và giáo viên nói chung còn khá nhiều. Tuy nhiên, việc thay đổi này cũng gắn kèm những thách thức.
“Với những yêu cầu đặc thù trong Chương trình GDPT mới, việc thay đổi tư duy trong công tác dạy học và phát triển nhân cách học sinh một cách tích cực, hiệu quả bằng sự thay đổi từ nhận thức đến hành động… là một thách thức đối với nghề dạy học. Ngoài ra, định hướng phát triển giáo dục như chất lượng giáo dục, giáo dục hai buổi, giáo dục ngoại ngữ, công nghệ tin học chuẩn quốc tế… đòi hỏi giáo viên cũng như ngành Giáo dục phải nỗ lực rất nhiều để có thể đáp ứng thực tiễn…”, GS.TS Huỳnh Văn Sơn chia sẻ.
Năm 2022 là năm đầu tiên Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM (HCMUTE) tuyển sinh ngành Sư phạm Công nghệ (7140246). Theo PGS.TS Bùi Văn Hồng – Viện trưởng Viện Sư phạm Kỹ thuật HCMUTE, đây là ngành học mới, đào tạo giáo viên Công nghệ phổ thông phục vụ triển khai Chương trình GDPT mới và sách giáo khoa đổi mới. Học ngành Sư phạm Công nghệ, sinh viên được trang bị kiến thức và kỹ năng nền tảng thuộc lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, công nghệ và giáo dục…
“Sinh viên tốt nghiệp ngành này có thể dạy môn Công nghệ và giáo dục STEM tại các cơ sở giáo dục phổ trên toàn quốc. Đặc biệt, sinh viên được miễn học phí toàn phần và nhận hỗ trợ sinh hoạt phí theo Nghị định 116/2020/NĐ-CP…”, PGS.TS Bùi Văn Hồng chia sẻ.
Đồng quan điểm, TS Võ Văn Thật (SGU) cũng cho rằng, nhu cầu đội ngũ giáo viên để triển khai Chương trình GDPT mới sẽ tạo cơ hội cho các sinh viên mới ra trường. Bên cạnh đó, việc thực hiện Chương trình GDPT mới đòi hỏi giáo viên về năng lực giảng dạy để có thể “phát triển năng lực của học sinh”, đặc biệt khả năng triển khai nội dung “giáo dục tích hợp” ở cấp học THCS.
“Vì thế, đội ngũ giáo viên hiện tại phải tích cực nâng cao năng lực bản thân nhằm đáp ứng yêu cầu mới thông qua việc tham gia nghiêm túc, tích cực các hoạt động bồi dưỡng cho các sở GD&ĐT triển khai, cũng như không ngừng hoàn thiện năng lực trong quá trình tham gia giảng dạy theo định hướng mới…”, TS Võ Văn Thật nhìn nhận.
“Nhà trường điều chỉnh chương trình đào tạo một số ngành có tên tương tự với môn học của Chương trình GDPT mới, trong đó đặc biệt điều chỉnh để đảm bảo tính đáp ứng cao: Giáo dục thể chất, Giáo dục kinh tế pháp luật… Song song đó, trường cũng đang tập trung phát triển các ngành đào tạo giáo viên theo hướng song ngữ, giáo viên dạy bằng tiếng Anh theo những đánh giá khách quan và sự chuẩn bị các điều kiện đào tạo cũng như nhu cầu thực tiễn của các địa phương hiện nay…”. - GS.TS Huỳnh Văn Sơn, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TPHCM
Khó khăn cơ sở vật chất triển khai chương trình mới: Cần kế hoạch rất cụ thể để tháo gỡ
Chuẩn bị cơ sở vật chất là một nội dung quan trọng được trao đổi tại Hội nghị trực tuyến giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo với các địa phương về việc tiếp tục thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 sáng 11/3.
Học sinh Trường Trung học cơ sở-Trung học phổ thông Ban Mai-Hà Đông, Hà Nội.
Bên cạnh những nỗ lực bảo đảm cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học để triển khai chương trình mới, vẫn còn những khó khăn được địa phương đề cập xung quanh nội dung này.
Một số khó khăn tiêu biểu theo chia sẻ của địa phương, như tiêu chuẩn về diện tích phòng học, phòng chức năng, quy mô học sinh/lớp, quy mô lớp/trường một số địa phương chưa đạt theo quy định; tỷ lệ học sinh tiểu học được học 2 buổi/ngày chưa đat 100%; phòng học xuống cấp không được cải tạo, sửa chữa.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện dạy học, thiết bị thí nghiệm... còn thiếu, một số trường chưa có phòng học bộ môn; nhiều trường thiết bị dạy học không đầy đủ, không đồng bộ do điều kiện kinh tế xã hội khó khăn của địa phương chưa thể đáp ứng kịp thời.
Nguồn kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường học của địa phương hạn hẹp. Như tại Hà Tĩnh, nguồn ngân sách trung ương thực hiện Đề án đảm bảo cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và phổ thông giai đoạn 2017-2025 của Chính phủ chưa được bố trí, trong đó có kinh phí mua sắm trang thiết bị dạy học.
Một số địa phương như Sơn La, Điện Biên, Nghệ An cho biết, thiết bị dạy học theo chương trình, sách giáo khoa mới chưa được cung cấp.
Tại Yên Bái, nhiều trường tiểu học, trung học cơ sở thiếu máy tính nên chưa đảm bảo việc tổ chức dạy học môn Tin học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018...
Ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Cơ sở vật chất (Bộ Giáo dục và Đào tạo).
Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo đảm điều kiện cơ sở vật chất trong triển khai Chương trình dục dục phổ thông 2018, phát biểu tại hội nghị, ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Cơ sở vật chất (Bộ Giáo dục và Đào tạo) đồng thời nhận định: không thể chỉ ngày một, ngày hai có thể đáp ứng được các cơ sở vật chất, thiết bị trong bối cảnh khó khăn như hiện nay. Cần kế hoạch rất cụ thể để tháo gỡ từng năm một cho vấn đề này.
Đi vào vấn đề cụ thể với Quyết định số 1436/QĐ-TTg phê duyệt Đề án bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và chương trình giáo dục phổ thông giai đoạn 2017-2025, ông Mai Văn Trinh cho biết: Giai đoạn 2017-2020, cơ cấu nguồn vốn gồm 4 nguồn chính:
Nguồn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2017-2020 để thực hiện kiên cố hóa trường, lớp học chiếm 20,9% tổng nhu cầu vốn của giai đoạn;
Nguồn vốn hỗ trợ thực hiện thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 để hỗ trợ xây dựng bổ sung phòng học và khối phòng phục vụ học tập, chiếm 22,8% tổng nhu cầu vốn của giai đoạn;
Nguồn vốn ngân sách trung ương cho sự nghiệp giáo dục (chi thường xuyên sự nghiệp giáo dục đào tạo) để hỗ trợ mua sắm bổ sung trang thiết bị dạy học được ưu tiên cân đối, bố trí từng năm, phù hợp với khả năng ngân sách nhà nước và không vượt quá 8,9% tổng nhu cầu vốn của giai đoạn;
Nguồn vốn ngân sách địa phương, nguồn xã hội hóa và các nguồn hợp pháp khác chiếm 47,6% tổng nhu cầu vốn của giai đoạn.
Tuy nhiên, theo quy định tại Luật Đầu tư công năm 2019, nguồn trái phiếu Chính phủ hòa chung vào nguồn ngân sách Nhà nước, nên giai đoạn 2021-2025 sẽ không còn nguồn của trái phiếu Chính phủ riêng nữa.
"Vậy chúng ta sẽ lấy nguồn từ những đâu?". Trả lời câu hỏi này, ông Mai Văn Trinh dẫn Quyết định số 1535/QĐ-TTg về việc giao kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025.
Theo Quyết định này, nguồn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025 của các địa phương chiếm khoảng 73%, nguồn vốn từ Trung ương chỉ còn khoảng 27%.
Tổng hợp nhu cầu về cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học của 63 tỉnh, thành phố giai đoạn 2021-2025 chiếm 223 ngàn tỷ đồng; chiếm 13% trong đầu tư vốn trung hạn từ ngân sách nhà nước.
Từ đó, ông Mai Văn Trinh đề nghị cần có một kế hoạch rất cụ thể cho xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị trường học giai đoạn trung hạn, trước mắt là 2021-2025. Hằng năm, Hội đồng nhân dân phải có tính toán, phê duyệt nội dung này.
Ông Mai Văn Trinh đồng thời nhấn mạnh cần khai thác triệt để 2 nguồn vốn từ 2 Chương trình mục tiêu quốc gia; có thể tính toán đến các phương thức như BT, BOT, PPP trong giáo dục; các tỉnh, thành phố lớn có thể đi đầu để khơi nguồn kinh phí.
Ngoài ra, Cục trưởng Cục Cơ sở vật chất cũng đề nghị các địa phương, cùng với việc rà soát, kế thừa các thiết bị cũ, cần có kế hoạch mua sắm để bảo đảm thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018; nhấn mạnh vai trò của phòng học bộ môn, đặc biệt khi triển khai dạy học tự chọn trong chương trình lớp 10 từ năm học 2022-2023.
Sơn La thiếu hàng nghìn giáo viên đứng lớp Năm học 2021-2022, ngành giáo dục Sơn La thiếu gần 3.000 giáo viên các bậc học. Giờ học tại Trường tiểu học Mường Khiêng 1, huyện Thuận Châu. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc nâng cao chất lượng giáo dục tại các trường học và gây ra nhiều khó khăn trong quá trình triển khai Chương trình giáo dục phổ...