Trường sẽ xử lý ứng viên phó giáo sư bị tố ‘đạo văn’
Lãnh đạo Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM cho biết trường sẽ thành lập tổ thẩm tra để đánh giá về mặt khoa học mức độ sai sót đề tài của phó giáo sư bị tố đạo văn. Cùng với quyết định của Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước, trường sẽ đưa ra hình thức xử lý.
Đề tài nghiên cứu khoa học do ông Đặng Công Tráng chủ trì bị tố sao chép luận văn thạc sĩ và một số nội dung trong các nghiên cứu khác
Ảnh hưởng đến uy tín cá nhân và nhà trường
Trước đó, đề tài nghiên cứu khoa học “Hoàn thiện quy định của pháp luật về bán hàng đa cấp ở VN” do ông Đặng Công Tráng, Trưởng khoa Luật, chủ trì (cùng 2 thành viên khác là tiến sĩ Vũ Thế Hoài, thạc sĩ Nguyễn Thị Hải Vân) bị tố sao chép luận văn thạc sĩ và một số nội dung trong các nghiên cứu khác.
Trả lời Thanh Niên, Phó giáo sư (PGS)-TS Nguyễn Thiên Tuế, Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, cho biết đã nhận đơn gửi qua email xin rút khỏi danh sách đạt tiêu chuẩn chức danh PGS năm 2017 của ông Tráng. Ông Tuế nói: “Đây là sự cố đáng tiếc, ảnh hưởng đến uy tín cá nhân và nhà trường. Trường sẽ xử lý vụ việc theo đúng nguyên tắc và theo từng bước chặt chẽ để đảm bảo chính xác và khách quan”.
Về hướng xử lý, ông Tuế cho biết trước mắt nhóm xin hủy nghiên cứu này và trả lại kinh phí nghiên cứu đã được cấp. Trong tuần này, trường sẽ thành lập tổ thẩm tra để đánh giá về mặt khoa học mức độ sai sót của đề tài. Có được cơ sở khoa học này cùng với quyết định của Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước, trường sẽ đưa ra hình thức xử lý.
Video đang HOT
Mức điểm mà ông Tráng được cộng khi xét công nhận chức danh PGS tính từ đề tài nghiên cứu này chỉ 0,25 điểm. Về quy định phong PGS, ứng viên đủ điều kiện khi có mức điểm tối thiểu là 6 (điểm ông Tráng đạt được là 9). Vì vậy nếu hủy bỏ đề tài này thì ông Tráng vẫn đủ điểm công nhận chức danh trong đợt này. “Tuy nhiên dù dư điểm nhưng không có đủ uy tín thì vẫn không đủ điều kiện trở thành PGS”, ông Tuế nói.
“Trong cuộc họp giao ban định kỳ tổ chức ngày 3.3, tôi đã nêu vấn đề này trước toàn trường để quán triệt tinh thần: sức đến đâu làm đến đó, có lỗi thì phải sửa sai. Vụ việc này chính là một bài học lớn cho tập thể nhà trường”, ông Tuế nói thêm.
Nhiều người từng xin rút khỏi danh sách đạt chuẩn GS, PGS
Trả lời Thanh Niên ngày 3.3, ông Bùi Mạnh Nhị, Chánh văn phòng Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước, cho biết hiện văn phòng của hội đồng này vẫn chưa nhận được đơn xin rút khỏi danh sách ứng viên đạt tiêu chuẩn chức danh PGS năm 2017 của ông Đặng Công Tráng. Theo ông Nhị, sau khi nhận được đơn chính thức của ông Tráng, văn phòng sẽ trình và báo cáo hội đồng để xem xét quyết định. “Nếu ứng viên có nguyện vọng xin rút khỏi danh sách với lý do chính đáng, tôi nghĩ hội đồng sẽ đồng ý cho rút”, ông Nhị nói.
Trong khi đó, GS-TS Vũ Minh Giang, Chủ tịch Hội đồng liên ngành lịch sử, khảo cổ, dân tộc học (thành viên Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước), cho biết ông Tráng không phải là trường hợp đầu tiên xin rút khỏi danh sách ứng viên đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS. Trong quá khứ đã từng có nhiều trường hợp xin rút khỏi danh sách đạt tiêu chuẩn vì nhiều lý do khác nhau. “Những trường hợp xin rút sẽ được thông báo trong cuộc họp của Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước, sau đó sẽ quyết định thông qua nguyên tắc đa số. Trong trường hợp liên quan tới vấn đề chuyên môn thì hội đồng sẽ trả về cho các hội đồng ngành để xử lý”, ông Giang nói.
Trách nhiệm trước hết là của ứng viên
Liên quan tới trách nhiệm của các hội đồng chức danh GS ngành, liên ngành và cấp cơ sở trong việc “để lọt” những trường hợp ứng viên có các công trình, đề tài đạo văn như trường hợp của ông Đặng Công Tráng, ông Vũ Minh Giang cho rằng các hội đồng có một phần trách nhiệm song rất khó đòi hỏi các thành viên hội đồng phát hiện việc ứng viên có đạo văn của người khác hay không khi số lượng các bài báo, công trình rất nhiều.
“Cả hội đồng chỉ tập trung vào một luận án nghiên cứu còn rất khó phát hiện, huống hồ mỗi đợt xét có tới mấy chục ứng viên mà mỗi ứng viên lại có tới mấy chục bài viết, công trình thì không có điều kiện để rà từng câu từng chữ xem bài viết đó có lấy ở đâu không”, ông Giang nói và cho rằng trách nhiệm trước hết vẫn là của cá nhân ứng viên. “Khi nộp hồ sơ vào những danh vị như GS, PGS, các ứng viên phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và uy tín sự nghiệp của mình”, ông nói.
Trong khi đó, PGS-TS Trần Văn Tớp, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, cho rằng khó có thể đòi hỏi các hội đồng cơ sở và hội đồng ngành rà soát một cách cặn kẽ đến từng bài báo và đề tài để phát hiện ứng viên đạo văn. Theo ông Tớp, đối với trường hợp các đề tài nghiên cứu cấp trường như trường hợp của ông Đặng Công Tráng thì khi nghiệm thu đề tài đã có các hội đồng nghiệm thu. Hội đồng cấp cơ sở khi xét hồ sơ ứng viên chỉ căn cứ trên kết quả nghiệm thu từ hội đồng này.
“Những thành viên của hội đồng nghiệm thu đề tài là người có chuyên môn gần hơn rất nhiều so với các thành viên của một hội đồng học hàm cũng khó phát hiện việc đạo văn, thì hội đồng học hàm càng khó làm việc này hơn vì không phải thành viên nào cũng có đúng chuyên môn đó. Quan trọng vẫn là trách nhiệm và sự trung thực của người làm khoa học”, ông Tớp nhấn mạnh.
Theo TNO
Tranh cãi xung quanh chuyện xem xét bổ nhiệm giáo sư
Trong hai ngày qua, một trong những thông tin thu hút nhiều sự chú ý và gây ra nhiều cuộc tranh luận trên các diễn đàn, mạng xã hội là kết quả việc rà soát công tác bổ nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2017. Việc rà soát này xuất phát từ yêu cầu của Thủ tướng, trước thực trạng con số của năm 2017 tăng cao kỷ lục.
ảnh minh họa
Nhiều ý kiến cho rằng quy trình thực hiện việc xét tiêu chuẩn giáo sư, phó giáo sư vẫn chưa đảm bảo khách quan, mặc dù được thực hiện qua ba vòng xét duyệt với nhiều lần bỏ phiếu.
Trước đó, vào tháng 1-2018, Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước, do Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo làm Chủ tịch, đã công bố danh sách các ứng viên đủ tiêu chuẩn chức danh giáo sư và phó giáo sư năm 2017 với 1.226 người. Theo TTXVN, con số này tăng gần 60% so với số 702 người đạt chuẩn các chức danh này năm 2016 và cao kỷ lục trong hơn 40 năm qua.
Việc số lượng người đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư tăng đột biến đã khiến dư luận có nhiều ý kiến lo ngại về chất lượng và quy trình xét duyệt.
Sau đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước rà soát kỹ lưỡng hoạt động bổ nhiệm giáo sư, phó giáo sư, nghiêm túc xem xét, rà soát kỹ lưỡng bảo đảm chất lượng theo quy định.
Ngày 1-3, trong báo cáo gửi đến Thủ tướng Chính phủ kết quả việc rà soát quy trình xét công nhận đạt chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2017, lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết việc ứng viên chức danh giáo sư, phó giáo sư tăng đột biến là do thời gian kết thúc nộp hồ sơ năm 2017 dài thêm 6 tháng theo quy chế mới, nên số ứng viên đủ điều kiện tăng lên. Liên quan đến chất lượng ứng viên, lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định, chất lượng năm 2017 nhìn chung tăng so với năm trước.
Sau khi rà soát, Hội đồng đã tạm để lại 129 hồ sơ giáo sư, phó giáo sư của tất cả các ngành, trong đó có 29 hồ sơ (9 giáo sư và 20 phó giáo sư) của ngành y tế. Đặc biệt, trong số này có cả hồ sơ của Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến. Việc này đã gây ra một cuộc tranh cãi khi một số thành viên trong Hội đồng chức danh giáo sư, phó giáo sư của ngành y đã bày tỏ bức xúc về việc hồ sơ giáo sư của Bộ trưởng Bộ Y tế bị nằm trong danh sách xem xét lại.
Bên cạnh đó, nhiều ý kiến cho rằng để han chế tình trạng "lạm phát" giáo sư, phó giáo sư thì Việt Nam hãy làm điều tương tự như các quốc gia phát triển đã làm: trả học hàm giáo sư (có thời hạn) về đúng vị trí là ở trong môi trường đại học, các cơ sở đào tạo-giáo dục.
Theo Thesaigontimes.vn
Xin rút phó giáo sư vì sao chép luận văn về bán hàng đa cấp Phó giáo sư Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh đã viết đơn xin rút khỏi danh sách vừa được Hội đồng chức danh Giáo sư nhà nước công nhận. Ảnh: Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh. Tối 2/3, ông Nguyễn Thiên Tuế, Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghiệp xác nhận với Phóng viên Báo...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Truy tố cựu Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc Hoàng Thị Thúy Lan trong vụ án Hậu "pháo"
Pháp luật
11:55:35 29/04/2025
Indian Motorcycle ra mắt bộ đôi xe đường trường phiên bản giới hạn
Xe máy
11:47:20 29/04/2025
Giải mã cung Song Tử: Bí quyết thành công trong sự nghiệp và tình yêu
Trắc nghiệm
11:46:15 29/04/2025
Doechii kỳ thị Châu Á 'chung mâm' Jennie, lộ quá khứ 'bất hảo' dính chất cấm?
Sao âu mỹ
11:39:29 29/04/2025
Xiaomi ra mắt dòng smartphone phổ thông Redmi A5
Đồ 2-tek
11:39:05 29/04/2025
Duy Mạnh tròn 50 tuổi, sinh đúng năm đất nước thống nhất: "Mấy ông xem bóng đá ồn cỡ nào, nghe Quốc ca đều phải im phăng phắc"
Sao việt
11:33:46 29/04/2025
Cầu TH VTV: dùng AI khiến Trịnh Công Sơn 'sống lại', em gái lên tiếng, MXH ồn ào
Netizen
11:33:13 29/04/2025
SUV cùng phân khúc với Mitsubishi Xforce, trang bị lấn át Toyota Yaris Cross, giá hơn 320 triệu đồng
Ôtô
11:29:29 29/04/2025
G-Dragon bị tình cũ lên kế hoạch hãm hại, tung ảnh riêng tư náo loạn cõi mạng?
Sao châu á
10:55:50 29/04/2025
Làm chủ chế độ PiP của YouTube với 3 thủ thuật ít người biết
Thế giới số
10:34:38 29/04/2025