Trường quốc tế tháo chạy, học viên chới với
Sáng nay, 12/11, một số giáo viên người nước ngoài cùng hàng trăm học viên Trường Kinh doanh Melior bàng hoàng khi thấy trường này đột ngột đóng cửa.
Hơn 300 phụ huynh, học viên đã có mặt trước trụ sở Trường Kinh doanh Melior (Việt Nam Melior Business School – MBS Vietnam) với tâm trạng lo lắng và bức xúc bởi trước đó, mọi hoạt động của trường vẫn diễn ra bình thường. Tuy nhiên, đến sáng 12/11, các học viên hoảng hốt khi thấy trường đã đóng cửa, biển hiệu cũng bị tháo dỡ.
Ngay cả giáo viên người nước ngoài đến sáng nay mới biết sự việc cũng chạy đến cổng trường với vẻ mặt đầy ngao ngán.
Các số điện thoại của ban giám đốc MBS đều không liên lạc được hoặc không nghe máy. Đồng thời trang web chính thức của MBS tại địa chỉ http://mbs.edu.vn/ cũng đã không còn truy cập được.
Video đang HOT
Các học viên và giáo viên của Trường Kinh doanh Melior bàng hoàng trước tin trường đóng cửa
Chủ sở hữu tòa nhà số 97 Nguyễn Văn Trỗi, phường 12, quận Phú Nhuận, TPHCM – đơn vị cho Trường Kinh doanh Melior thuê – đã quyết định đóng cửa tòa nhà trên và chấm dứt mọi hoạt động của trường với lý do chưa thanh toán tiền thuê nhà.
Chiều cùng ngày, Sở Lao Động Thương binh Xã hội TPHCM đã có công văn hỏa tốc gửi UBND TP kiến nghị bốn điểm giải quyết sau khi Trường Kinh doanh Melior đột ngột đóng cửa. Cụ thể, công văn đề nghị phong tỏa tài khoản ngân hàng của trường này; dừng xuất cảnh đối với nhà đầu tư; đề nghị Công an quận 7 gửi giấy triệu tập hai nhà đầu tư và đề nghị UBND TP có văn bản thông báo cho Tổng lãnh sự quán nước Cộng hòa Singapore thông báo tình hình và đề nghị phối hợp giải quyết.
Trường Kinh doanh Melior Việt Nam là một thành viên thuộc Tập đoàn Giáo dục Melior (Singapore) được thành lập năm 2009, chuyên đào tạo và cấp bằng quốc tế về ngành cử nhân quản trị kinh doanh.
Trường đột ngột đóng cửa sau khi bị Bộ GD-ĐT xử phạt và đề nghị UBND TPHCM rút giấy phép do hoạt động sai phép. Được biết, hiện tại trường này có khoảng 155 học viên đang theo học, trung bình học phí mỗi sinh viên đóng khoảng 10.500 USD.
Theo 24h
"Tẩu hỏa nhập ma" vì học tiếng Anh quá sớm
Nhiều người hiện nay có suy nghĩ "hy sinh đời bố, củng cố đời con", tức là cha mẹ đã thiệt thòi, thì cố "nhồi nhét" cho con cái nhưng thứ mình thiếu, như ngoại ngữ. Năm học tới, chị Ngọc và anh Tú (Cầu Giấy, Hà Nội) quyết định cho bé Bi (5 tuổi) vào học trường quốc tế. Vì muốn con mình không thua kém các bạn, nên anh chị quyết tâm cho bé Bi cho học tiếng Anh tại Hội đồng Anh ở phố Thụy Khuê.
Ngày đầu tiên đến lớp vừa nhìn thấy thầy giáo, bé Bi đã khóc thét lên bởi thầy râu dài và to béo. Cu cậu lao ra ôm chặt lấy mẹ đang đứng ngoài cửa sổ vì sợ. Đêm hôm đó về nhà, đang ngủ, bé bỗng giật mình và nói trong mơ với mẹ: "Mẹ ơi, con sợ ông Tây râu dài lắm...". Những ngày sau, cứ đến giờ đi học tiếng Anh, là bé Bi tìm mọi cách để trốn, nhìn thấy sách là sợ.
Ở khu E8, Thanh Xuân Bắc, Hà Nội nhiều người vẫn truyền tai nhau câu chuyện về gia đình chị Linh. Vì muốn con học giỏi ngoại ngữ ngay từ nhỏ nên chị đã thuê giáo viên về dạy tiếng Anh cho con. Sau một thời gian thì con chị bị "tẩu hỏa nhập ma" do học quá nhiều, gia đình phải đưa bé đến bệnh viện để điều trị.
Câu chuyện học ngoại ngữ của bé Hùng, con chị Bích còn có phần éo le hơn. Trở về Việt Nam khi hết thời hạn công tác của bố mẹ ở Anh, bé Hùng cũng đến tuổi đi học. Chị Bích chọn cho bé một ngôi trường quốc tế. Ở trường, bé học cùng các bạn đến từ các quốc gia khác nhau, giao tiếp bằng tiếng Anh và hòa nhập rất tốt. Nhưng về nhà, bé Hùng không thể giao tiếp được với ông bà nội vì vốn tiếng Việt ít. Chị Bích phải cấp tốc thuê gia sư dạy tiếng Việt cho cậu quý tử khi nghe cậu đối đáp với bà nội: "Xin lỗi, bà nói gì tôi không hiểu, tiếng Việt của tôi không được tốt".
Tại Hội đồng Anh, có đến 90% là giáo viên nước ngoài, việc tiếp xúc với thầy cô và văn hóa nước ngoài sẽ làm cho trẻ dễ tiếp thu ngoại ngữ nhanh hơn. Tuy nhiên với các bé còn nhỏ quá, thì quá trình tiếp thu không đạt được kết quả cao. Lớp học hè tại đây được mở từ cuối tháng 5, các bé 4, 5 tuổi cũng được học chung với những học sinh lớp 5, 6 bởi các em được dạy cùng một giáo trình. Các bé còn nhỏ, nên các thầy cô giáo nước ngoài gặp nhiều bất tiện. như các cháu thường xuyên khóc nhè và tranh giành đồ của nhau. Nhiều bé đi học tiếng Anh lúc chưa biết tiếng Việt nên khi học tiếng Anh thì lại đọc chữ cái theo phiên âm tiếng Việt. Cả tiếng Anh tiếng Việt lộn xộn làm các bé rối trí không biết học như thế nào.
Nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng, nên cho trẻ học ngoại ngữ khi trẻ đã cơ bản biết đọc, viết tiếng Việt. Các em đã biết cách phát âm, hình thành tư duy về ngôn ngữ. Ở lứa tuổi 7-8 tuổi, cho các cháu học là hợp lý nhất. Còn các nhà xã hội học cho rằng, áp lực tâm lý của phụ huynh đang làm khổ các em. Trẻ 3-5 tuổi còn yếu, bộ não chỉ tiếp thu kiến thức nhất định, như tô màu, nghe kể chuyện... nên nếu bị ép viết, làm toán, hay học ngoại ngữ chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến cấu trúc xương tay, hệ thần kinh, hạn chế khả năng giao tiếp làm trẻ phát triển không toàn diện.
Không thể "chín ép" Trao đổi với phóng viên, TS. Lê Đông Phương, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam cho rằng: "Tâm lý người Việt luôn muốn mình hơn người. Ai cũng muốn cho con mình được hưởng những gì tốt nhất: Học trường tốt, giáo viên cũng phải giỏi nhất. Tâm lý này không có gì xấu, nhưng vô hình trung các bậc phụ huynh bị cuốn theo mạch ganh đua. Thêm vào đó, hầu hết phụ huynh lại nghĩ con mình là "siêu nhân", muốn đem đến cho con những gì tốt đẹp nhất, như ép các cháu học ngoại ngữ quá sớm. Đó là điều không nên, chúng ta cần để các cháu phát triển tự nhiên và từ từ. Không phải cái gì ép "chín" cũng được".
Theo người đưa tin
Tuyển GV Philippines dạy tiếng Anh: ý kiến khác nhau "Mặc dù có thông qua một công ty đối tác nhưng trước khi tuyển dụng chính thức, đại diện Sở GD-ĐT và Sở Nội vụ sẽ sang Philippines trao đổi và phỏng vấn trực tiếp từng giáo viên để chọn lựa" - đó là trả lời của ông Lê Hồng Sơn, giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, về việc tuyển 100 giáo viên Philippines...