Trường quốc tế chia sẻ với phụ huynh thời kinh tế khó khăn
Trước tình hình kinh tế khó khăn tác động đến nhiều gia đình khiến chi phí cho việc học của con cái cũng bị ảnh hưởng, nhiều trường quốc tế đã có những chính sách linh động trong việc đóng học phí như cho thêm thời gian, trả góp… như một cách để giữ học sinh.
Con học, bố mẹ lo “xoay” tiền
Cho con theo học trường quốc tế với những khoản chi ngất ngưởng, không ít phụ huynh “đuối” giữa đường khi kinh tế khó khăn. Tuy nhiên, họ vẫn cố “cầm hơi” vì rất e dè việc chuyển trường cho con.
Hai con theo học tại một trường quốc tế nhiều năm nay nhưng chưa lúc nào vợ chồng chị Lê Ngọc Năm (ở Q. Tân Bình, TPHCM) lại “đuối” như thời điểm này. Thu nhập của gia đình giảm, trong khi từ cuối năm học trước, học phí và các khoản chi phí khác của con ở trường tăng.
Gia đình chị Năm có xưởng kinh doanh nhôm kính luôn có đồng ra đồng vào. Khoản chi dành cho việc ăn học của con khá xông xênh nên cách đây nhiều năm, chị không ngại đầu tư cho các con vào học quốc tế để phát triển ngoại ngữ. Nhưng gần đây, làm ăn khó, thu nhập hàng tháng của gia đình giảm đi phân nửa dẫn đến tình hình thay đổi rất nhiều.
“Từ cuối năm ngoái, toàn bộ chi phí học hành ở trường tăng lên gần 10%, tính ra mỗi tháng hai cháu hết gần 30 triệu đồng. Đợt đóng các khoản đầu năm học, vợ chồng đã phải vay mượn khi tiền vốn chôn hết trong hàng mà bán không được. Giờ đến ngày đóng tiền học cho con rất căng nhưng vợ chồng tôi sẽ cố để lo cho con ăn học”, chị Năm nói.
Nhiều gia đình “đuối sức” khi cho con theo học trường quốc tế với các khoản chi phí cao. (Ảnh minh họa)
Anh Nguyễn Trung, nhà ở Q. Thủ Đức, TPHCM có con học tại một trường quốc tế đóng ở Q.2 cho biết gia đình không ngại ngần dồn hết để đầu tư cho việc học của con. Thế nên anh muốn con được học ở môi trường tốt nhất trong khả năng của mình về điều kiện cũng như cơ hội phát triển bản thân.
Video đang HOT
Vợ chồng anh cùng làm việc cho công ty nước ngoài, trước đây thu nhập rất khá nhưng gần đây lương bị cắt giảm, thu nhập của gia đình ảnh hưởng rất rõ. Để con “bám trụ” lại được trường, vợ chồng anh phải tiết giảm các khoản chi tiêu đến mức thấp nhất có thể.
“Cháu học đó đã hơn 3 năm nay, lớp chỉ 15 học sinh (HS), quen với việc học tập chủ động và phát triển tư duy nên tôi không muốn cháu phải thay đổi môi trường. Khi còn cố được vợ chồng tôi sẽ cố và việc học cho con vẫn là khoản ưu tiên hàng đầu”, anh Trung bày tỏ.
Tuy nhiên, không phải phụ huynh nào cũng “cầm hơi” nổi. Không ít gia đình, sau thời gian cố gắng duy trì việc học của con phải tính đến việc chuyển sang con sang học trường công để tiết kiệm chi phí khi không thể ráng thêm được nữa.
“Mỗi tháng lúc này để dành ra được trên 10 triệu đồng đóng học hàng tháng cho con tôi phải cắt giảm chi tiêu tối đa các khoản chi tiêu trong nhà. Trước đó tôi đã tính đến việc chuyện chuyển cháu sang trường công nhưng xin chuyển không dễ, mà cháu cũng không chịu nên mình còn cố. Nhưng rất áp lực nên cả nhà thống nhất xong học kỳ này sẽ xin rút hồ sơ xin chuyển trường cho con “, một phụ huynh có con học lớp 8 ở trường quốc tế A. cho biết.
Trường linh động để giữ học sinh
Hầu hết, các trường quốc tế đều hiểu, kinh tế khó khăn tác động đến nhiều gia đình thì chi phí cho việc học của con cái cũng bị ảnh hưởng. Thế nên nhiều trường đã có những chính sách linh động trong việc đóng học phí của phụ huynh như cho thêm thời gian, trả góp… như một cách để giữ học sinh.
Anh L.Nh., nhà ở Q. Bình Thạnh có con học tại trường quốc tế T. cho biết, trường quy định đóng học phí theo học kỳ hoặc theo năm. Đầu năm học này, gia đình không xoay được khoản tiền lớn và lo khi đóng rồi thì chắc phải theo học hết cả năm nên anh đã nghĩ đến việc chuyển sang trường công.
Thế nhưng khi anh lên trường xin rút hồ sơ, nhà trường nắm được tình hình của gia đình đã đồng ý cho anh đóng tiền theo tháng. “Cháu ở lại học tiếp, đóng theo tháng thì mình xoay xở được. Theo tôi biết trường chỉ áp dụng cách thức thanh toán này cho một số hoàn cảnh đặc biệt chứ không phải là chính sách công khai”, anh Nh. kể.
Trong điều kiện hiện nay, nhiều trường quốc tế linh động trong việc đóng học phí của phụ huynh.
Ông Jeffrey L.Wornstaff – đại diện trường Quốc tế TPHCM cho hay kinh tế khó khăn nên nhiều gia đình cũng gặp khó khăn về mọi mặt, trong đó có cả chi phí cho việc học hành của con nhưng ở trường, tỷ lệ HS có quốc tịch Việt Nam không giảm đi, nhu cầu muốn vào học ở trường luôn lớn hơn khả năng đáp ứng.
Tuy trường chưa có tình trạng HS xin rút khỏi trường nhưng cũng nhìn nhận thực trạng có những trường hợp khó khăn trong việc thanh toán học phí. “Đối với một số hoàn cảnh, chúng tôi trao đổi với phụ huynh, tạo điều kiện để họ trả góp chi phí học tập theo lộ trình nhất định”, ông Jeffrey cho biết.
Ông Jeffrey cũng cung cấp, theo nghiên cứu của các tổ chức giáo dục quốc tế, Việt Nam vẫn được xem là một thị trường đầu tư về giáo dục rất tiềm năng, nhu cầu vào học ở các trường quốc tế hàng năm không ngừng tăng.
Hiệu trưởng một trường mầm non quốc tế ở Q.1 cho hay, trước đây tất cả các khoản tiền cơ bản ở trường đều đóng theo năm, một số khoản linh động thì đóng theo học kỳ vì mọi kế hoạch học tập, ngoại khóa của trường đều phải lên lịch trước nhiều tháng.
“Tuy nhiên hiện nay, quy định này rất khó áp dụng cho tất cả. Nhiều nhà tiền đóng học cho con chẳng đáng là bao nhưng với nhiều gia đình là cả khoản tiền lớn, không phải muốn là có. Trường dành ra một tỷ lệ nhất định để phụ huynh đóng theo tháng, có trường hợp còn cho tạm hoãn như là thiếu nợ để giữ chân học sinh trong điều kiện này”, bà nói.
Nhiều người cho rằng, trước khi quyết định cho con theo học tại trường quốc tế, phụ huynh nên cân nhắc, xem xét điều kiện kinh tế và khả năng chi trả lâu dài của mình. Vì nếu bị “đuối” giữa đường phụ huynh sẽ khó tránh được việc gặp áp lực khi cố duy trì việc học cho con hoặc việc thay đổi môi trường đều ít nhiều ảnh hưởng đến quá trình học tập của trẻ.
Hoài Nam
Theo dân trí
Trường mầm non tư thục chật vật giữ HS
Chỉ còn ít ngày nữa năm học mới sẽ bắt đầu. Trái với cảnh tấp nập trước đây, năm nay, nhiều trường mầm non tư thục đang đứng trước nguy cơ phải thu gọn quy mô do thiếu học sinh, dù đã tung ra nhiều "chiêu" khuyến mãi hấp dẫn...
Tưng bừng giảm giá
Trường Mầm non H.G được coi là hệ thống trường mầm non có chất lượng tốt ở Hà Nội trong việc xây dựng một môi trường giúp trẻ tích cực khám phá, giàu tương tác và trải nghiệm để phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần, vậy mà đến thời điểm hiện tại, trong một số lớp, sĩ số học sinh chưa đáp ứng đủ yêu cầu đặt ra, thậm chí có những lớp chưa đến 10 em. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này không chỉ do những học sinh lớp lớn vừa ra trường để vào lớp 1 mà còn do ảnh hưởng tình hình kinh tế khó khăn, một số phụ huynh không có khả năng chi trả mức học phí hàng tháng cho con em mình. Để thu hút học sinh, ngay từ cuối tháng 6, nhà trường đã có thông báo về việc thực hiện ưu đãi mức phí nhập học và học phí cho phụ huynh học sinh khi đăng kí nhập học cho trẻ lần đầu tại trường. Cụ thể: Giảm 50-100% phí nhập học cho một số khối lớp đồng thời giảm thêm 10% học phí 3 tháng cho phụ huynh có con nhập học mới nếu nộp tiền học 3 tháng.
Dù trẻ học ở trường "công" hay trường "tư" chất lượng giáo dục cũng phải đặt lên hàng đầu
Tương tự, để chiêu sinh, trường Mầm non H. T. N ở phố Hoàng Cầu, Đống Đa cũng triển khai nhiều chương trình giảm giá hấp dẫn. Trẻ sẽ được học thử miễn phí 1 tuần trước khi phụ huynh quyết định đăng ký. Ngoài ra, với những trường hợp đăng ký học trong tháng 8, nhà trường sẽ giảm 20% học phí cho 3 tháng liên tiếp đồng thời giảm ngay 30% học phí cho gia đình có từ 2 bé đăng ký học trở lên. Một số trường còn khuyến mãi bằng cách bán voucher học phí với mức giảm từ 70-83% tại trang web nhommua.com. Chị Lê Hoa - người mới đăng ký cho con theo học tại trường H.T.N tâm sự, năm trước cậu con trai 4 tuổi của chị học tại trường mầm non công lập ở quận Đống Đa. Nhưng do lớp học quá đông, bé ăn uống kém, việc đưa đón lại không tiện nên năm nay chị quyết định cho con học tại trường mầm non tư thục. Trước khi đăng ký, chị đã phải nhờ người quen vào mạng để xem chương trình học, cơ sở vật chất cũng như mức học phí tại các trường để so sánh, cân nhắc. "Nhìn chung chương trình học tại các trường mầm non tư thục tương tự nhau nhưng sự chênh lệch về học phí lại khá lớn. Do thu nhập giảm sút nên tôi phải mất công tìm kiếm những trường vừa đảm bảo lại có chương trình khuyến mãi, giảm giá đầu năm, được tí nào hay tí ấy"- chị Hoa chia sẻ.
Xu hướng chuyển về trường công
Theo đại diện của Sở GD-ĐT Hà Nội, năm học này được dự báo là năm khó khăn của các trường mầm non tư thục. Do không được hỗ trợ kinh phí của Nhà nước nên học phí tại các trường mầm non tư thục thường cao hơn so với các trường công. Song trong thời điểm này, dù giá cả, chi phí tăng cao nhưng nhiều trường vẫn không dám tăng học phí hoặc tăng nhỏ giọt vì sợ học sinh chuyển trường. Mặc dù nếu chuyển con sang các trường công, phụ huynh sẽ gặp nhiều khó khăn về điều kiện nhập học, thời gian đưa đón và việc chăm sóc con, nhưng trong thời điểm khó khăn như hiện nay, những trường mầm non công lập ngày càng chiếm ưu thế. Lý do không chỉ vì cơ sở vật chất các trường này được đầu tư bài bản, chất lượng giáo dục ngày càng nâng cao mà còn do mức học phí ở mức "có thể chấp nhận được" .
Anh Lê Đình Hoàng, kỹ sư xây dựng ở ngõ 191 đường Lạc Long Quân, quận Tây Hồ cho biết: "Trước đây tôi cho con học ở trường mầm non tư thục gần nhà với mức học phí 3,5 triệu đồng/ tháng. Trường lớp tuy hơi chật chội nhưng con tôi được chăm sóc và phát triển tốt. Gần đây do công việc làm ăn gặp nhiều khó khăn, thu nhập giảm sút nên tôi đã tính đến phương án cho con về học trường công. Song, do vướng mắc về hộ khẩu nên hiện tại tôi vẫn chưa xin học được cho con. Tôi đang chưa biết giải quyết bằng cách nào".
Cam kết không tăng học phí, miễn giảm phí nhập học cho học sinh mới vào trường, tặng thẻ tham gia những lớp học kỹ năng miễn phí... là những cách mà một số trường mầm non tư thục sử dụng để thu hút phụ huynh, học sinh trong thời điểm khó khăn hiện nay. Mặc dù vậy, bài toán để làm sao có thể trụ vững nhưng vẫn đảm bảo chất lượng dạy và học trong thời gian tới xem ra vẫn còn khá nan giải đối với các trường này.
Theo ANTĐ
Băn khoăn về điểm sàn Đó là băn khoăn của nhà văn Nguyên Ngọc, Chủ tịch HĐQT Trường ĐH Phan Châu Trinh và đại diện nhiều trường ĐH ngoài công lập tại hội thảo về tuyển sinh được tổ chức tại Trường ĐH Công nghệ Sài Gòn sáng 20-12 với sự tham gia của lãnh đạo 40 trường ĐH ngoài công lập phía Nam. Một lần nữa, đại...