Trường quốc tế cấm truyện ‘Nàng Bạch Tuyết và 7 chú lùn’
Thư viện một trường quốc tế ở Qatar cấm truyện “Nàng Bạch Tuyết và 7 chú lùn” sau khi một phụ huynh chỉ trích sách sử dụng hình ảnh và câu từ khiếm nhã.
Trường quốc tế Tây Ban Nha SEK ở thủ đô Doha, Qatar vừa ra quyết định loại bỏ cuốn truyện “Nàng Bạch Tuyết và 7 chú lùn” khỏi thư viện sau khi một phụ huynh chỉ trích cuốn truyện mang tính gợi dục trên tờ Al-Sharq.
Trường SEK cấm sách “Bạch Tuyết và 7 chú lùn”. Ảnh: Guardian.
Trong bài báo đăng ngày 21/1, phụ huynh này nêu quan điểm, cuốn sách truyện sử dụng hình minh họa và các cụm từ khiếm nhã.
Sau đó, quan chức Hội đồng Giáo dục Tối cao Qatar tiến hành điều tra. Theo Doha News, họ không nói chính xác hình ảnh nào bị phản ánh nhưng cuốn sách được nhắc đến trong bài có ảnh bìa là cảnh hoàng tử ôm Bạch Tuyết.
Video đang HOT
Cuốn sách này được xuất bản năm 1937 dựa trên phiên bản vui nhộn của Disney, lấy ý tưởng từ câu chuyện cổ tích kinh điển của anh em nhà Grimm.
Bà Vivian Arif, Hiệu trưởng trường SEK, cho biết, trường đã nhanh chóng xử lý vụ việc ngay khi nhận được thông tin, đồng thời gửi lời xin lỗi tới học sinh và phụ huynh.
“SEK luôn cảm thấy tự hào khi được thành lập tại Qatar. Chúng tôi chính thức xin lỗi vì bất cứ nguy hại nào do tình huống không mong muốn này gây ra”, bà Arif tuyên bố.
Trường quốc tế Tây Ban Nha SEK bắt đầu hoạt động từ tháng 9/2013, có hơn 150 học sinh (tuổi từ 3 đến 18) đến từ 27 quốc gia.
Tờ Guardian cho biết thêm, lệnh cấm này được đưa ra chưa đầy hai tuần sau khi Qatar cấm chiếu Cô gái Đan Mạch, bộ phim kể về cuộc đời một họa sĩ chuyển giới, vì làn sóng biểu tình của người dân.
Theo Zing
Ấn Độ xem xét giảm cân nặng cặp sách cho học sinh
Ấn Độ đề xuất chia sách giáo khoa theo học kỳ thay vì môn học, nhằm giảm cân nặng cặp sách cho học sinh, hạn chế tổn thương về xương khớp và cơ bắp.
Chính phủ Ấn Độ lên kế hoạch giảm sức nặng cặp sách cho học sinh bằng cách chia sách giáo khoa theo học kỳ cụ thể. Ý tưởng này được đưa ra sau khi các nghiên cứu khoa học cho thấy, trẻ em đang phải mang ba lô cồng kềnh, quá nặng so với khả năng chịu đựng của xương và cơ bắp mỗi lần đến trường, theo Hindustantimes.
Trẻ em Ấn Độ thường phải mang cặp sách nặng từ 5 đến 10 kg, gây tổn thương đến vùng lưng và cổ. Ảnh: HT.
Bộ Phát triển Nguồn Nhân lực (HRD) đã thảo luận phương án chia sách giáo khoa tại một cuộc họp và dự định thực hiện năm tới nếu các bang chấp thuận.
Quan chức HRD cho hay, kế hoạch này nhận được sự ủng hộ lớn hơn so với đề xuất quy định học sinh để sách tại trường, vì không cần nguồn chi phí lớn cho việc lắp đặt tủ khóa ở mỗi phòng học.
Hàng ngày, trẻ em trong độ tuổi từ 8 đến 15 ở Ấn Độ thường mang cặp nặng từ 5 đến 10 kg với hàng chục cuốn sách, vở cùng nước và hộp cơm trưa. Điều này gây tổn thương lớn đến vùng lưng và cổ, thậm chí để lại hậu quả suốt đời.
"Chúng tôi muốn đảm bảo rằng, học sinh không cần mang theo cặp quá nặng, gây sức ép lên cột sống. Việc đề xuất ghép nội dung những bài học theo từng học kỳ khá thực tế và dễ thực hiện", một quan chức HRD nói.
Nhiều phụ huynh, giáo viên đánh giá cao ý tưởng của Bộ này.
"Trong tiến trình chính phủ cắt giảm chương trình giảng dạy, động thái này đã đi đúng hướng", CP Singh, Chủ tịch Hiệp hội Giáo viên Chính phủ, nói.
Theo Zing
Chuyện học hành của con nguyên thủ quốc gia Con gái tổng thống Mỹ theo học trường tư thục danh tiếng, thủ tướng Anh cho con học trường công lập trong khi ái nữ nhà Putin hoàn thành chương trình đại học tại trường cũ của bố. Con gái Tổng thống Mỹ Barrack Obama học trường tư thục danh tiếng Malia và Sasha Obama, hai ái nữ của ông chủ Nhà Trắng,...