Trưởng phòng CSGT TP.HCM: ‘Xử lý nghiêm CSGT uống rượu bia mà vẫn chạy xe’
Trưởng phòng CSGT đường bộ – đường sắt ( PC08, Công an TP.HCM) khẳng định kiên quyết không để xuất hiện tiêu cực trong quá trình xử lý vi phạm nồng độ cồn và xử lý nghiêm CSGT nếu uống rượu bia mà vẫn chạy xe.
Ông Phong nói sẽ không để xảy ra tiêu cực, sai phạm khi CSGT kiểm tra nồng độ cồn Ảnh Vũ Phượng – Độc Lập
Chiều 6.1, Phòng CSGT đường bộ – đường sắt (PC08, Công an TP.HCM) tổ chức tổng kết công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn TP trong năm 2019 và phương hướng hoạt động năm 2020.
“ Nóng” nhất buổi tổng kết là các câu hỏi liên quan đến Nghị định 100 vừa có hiệu lực từ ngày 1.1.2020, đặc biệt là các lỗi vi phạm liên quan đến người điều khiển phương tiện có nồng độ cồn trong hơi thở.
Vợ Việt kiều Pháp cãi tay đôi với CSGT vì chồng uống 1 ly bia bị giam xe
Trả lời câu hỏi của phóng viên Thanh Niên về việc người dân hoài nghi sẽ xuất hiện hối lộ, tiêu cực trong khi CSGT lập chốt xử lý vi phạm nồng độ cồn vì mức phạt đang quá cao, thượng tá Huỳnh Trung Phong, Trưởng phòng PC08 khẳng định kiên quyết không để CSGT xuất hiện tiêu cực trong quá trình xử lý vi phạm nồng độ cồn.
Theo đó, ông Phong cho biết, khi tổ chức triển khai thực hiện kiểm tra nồng độ cồn, PC08 đã quán triệt đến 100% cán bộ chiến sĩ về tinh thần trách nhiệm trong quá trình tác nghiệp. Để hạn chế tiêu cực, lực lượng CSGT không làm việc độc lập mà còn có sự tham gia của các lực lượng khác như: tổ công tác 363, Cảnh sát cơ động, công an phường,…
Ông Huỳnh Trung Phong trả lời báo chí trong chiều 6.1 Ảnh Vũ Phượng
“CSGT cũng kết hợp với cả người dân để tuyên truyền ở khu phố và khu dân cư trên tinh thần cam kết thực hiện nghiêm túc, không để xảy ra sai phạm nào của cán bộ chiến sĩ trong việc xử lý nồng độ cồn với người vi phạm để tạo được tính răn đe và sự tuân thủ pháp luật của người dân TP”, ông Phong nói.
Cũng theo ông Phong, ngay bản thân CSGT cũng phải cam kết đã uống rượu bia thì không điều khiển phương tiện. PC08 sẽ xử lý rất nghiêm cán bộ chiến sĩ có uống rượu bia mà điều khiển phương tiện trên đường.
Theo PC08, trong 6 ngày đầu năm 2020, CSGT đã lập biên bản 200 trường hợp vi phạm nồng độ cồn. Trong đó 10 trường hợp là người lái ô tô, 190 trường hợp là người đi xe máy.
Theo thanhnien.vn
Sợ bị phạt nặng vì lái xe sau khi uống rượu bia, thanh niên cưỡi ngựa đi nhậu
Nghị định 100/2019 quy định mức xử phạt cao hơn nhiều đối với hành vi lái xe sau khi uống rượu bia. Vì thế mà nam thanh niên trong clip lách luật bằng cách cưỡi ngựa đi nhậu.
Nghị định 100/2019 có hiệu lực từ 1.1.2020 quy định mức xử phạt cao hơn nhiều đối với một số vi phạm giao thông, đặc biệt là lái xe sau khi uống rượu bia.
Mức phạt cũ và mới dựa trên nồng độ cồn- ảnh: Zing
Ba ngày qua, không ít tài xế ô tô bị CSGT phạt kịch khung 35 triệu đồng và tước giấy phép lái xe 23 tháng vì nồng độ cồn ở mức từ 0,5 miligam/lít khí thở.
Có người đi xe máy bị phạt 7 triệu và tước giấy phép lái xe 23 tháng vì uống hai chén rượu, nồng độ cồn đạt mức 0,489 miligam/lít khí thở.
Nghị định 100/2019 là nỗi ám ảnh với dân nhậu và ma men. Có lẽ vì thế mà nam thanh niên trong clip không dám lái xe máy đi nhậu mà... cưỡi ngựa.
Theo Nghị định 100/2019, người điều khiển xe đạp, xe thô sơ sau khi uống bia rượu cũng có thể bị phạt từ 400 - 600 ngàn đồng. Thế còn cưỡi ngựa sau khi uống bia rượu thì sao?
Hiện chưa có quy định cụ thể về chuyện này, mà chỉ có chế tài với người điều khiển, dẫn dắt súc vật đi không đúng phần đường quy định, đi vào đường cấm, khu vực cấm, đi vào phần đường của xe cơ giới; để súc vật đi trên đường bộ không bảo đảm an toàn cho người và phương tiện với mức phạt tiền từ 60.000 - 80.000 đồng.
Trường hợp chủ gia súc không tuân thủ các quy định đảm bảo an toàn giao thông, dẫn dắt gia súc đi vào đường gây tai nạn giao thông, gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác thì phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật hiện hành.
Điều 603 Bộ luật Dân sự 2015 của Quốc hội quy định về việc bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra như sau: Chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác. Người chiếm hữu, sử dụng súc vật phải bồi thường thiệt hại trong thời gian chiếm hữu, sử dụng súc vật, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Trường hợp chủ gia súc thả gia súc hoặc dẫn dắt gia súc đi trên đường gây tai nạn giao thông chết người thì chủ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vô ý làm chết người theo quy định tại Điều 128 Bộ luật Hình sự năm 2015 với khung xử lý thấp nhất là phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 1 - 5 năm. Trường hợp vô ý làm chết 2 người trở lên thì bị phạt tù từ 3 - 10 năm, đồng thời chịu trách nhiệm bồi thường theo Bộ luật Dân sự.
Dù vậy, có lẽ không nhiều người có ngựa hay biết cưỡi ngựa để lách luật sau khi uống bia rượu.
Hồi tháng 6.2018, ở Trung Quốc có tài xế cưỡi ngựa phi như bay trên phố sau khi bị phạt vì say rượu lái ô tô.
Tài xế này bị cảnh sát dừng ô tô ở TP Bảo Định, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc vào ngày 10.6.2018 và khi kiểm tra, hơi thở có nồng độ cồn vượt quá quy định. Khi bị phạt, anh ta lớn tiếng thách thức cảnh sát rằng sẽ cưỡi ngựa thay cho việc lái ô tô.
Khoảng 3 tiếng sau, nhân vật này xuất hiện trên phố và cưỡi ngựa. Song "người tính không bằng trời tính", anh ta ngã từ lưng ngựa xuống đường rồi nằm bẹp một hồi. Nạn nhân được đưa tới bệnh viện nhưng không bị nguy hiểm tới tính mạng.
Nhân Hoàng
Theo motthegioi.vn
Người đi xe đạp ngỡ ngàng vì bị CSGT tuýt còi vào kiểm tra nồng độ cồn Đang đi xe đạp ở trung tâm Sài Gòn, người đàn ông tỏ ra khá bất ngờ khi bị CSGT yêu cầu dừng xe, kiểm tra nồng độ cồn. Tối 3/1, lực lượng CSGT Công an quận 1 ra quân lập chốt kiểm tra nồng độ cồn trên đường Phạm Ngũ Lão Tối 3/1, lực lượng CSGT Công an quận 1, TP.HCM ra...