Trường phổ thông có 3 trên 7 đội đại diện Việt Nam tham dự đấu trường Robot quốc tế
Kết thúc cuộc thi “Tài năng Robot – Robotacon WRO 2019″ – một trong những cuộc thi Khoa học – Robotics uy tín và quy mô nhất Việt Nam diễn ra vào tháng 8, Việt Nam có 7 đội tham dự cuộc thi World Robot Olympiad (WRO) 2019 tại Hungary đầu tháng 11 vừa qua.
Trường PTSNLC Wellspring là trường phổ thông duy nhất có 3 đội đại diện Việt Nam tham dự WRO 2019 tại Hungary
Với thành tích 02 giải vô địch bảng thi đấu Thông thường và Mở rộng Trung học cơ sở và 01 giải Huy chương Bạc đạt kết quả cao bảng thi đấu Thông thường Trung học phổ thông, trường Phổ thông Song ngữ Liên cấp Wellspring (trường PTSNLC Wellspring) trở thành trường duy nhất có 03 trên 07 đội đại diện Việt Nam tham dựWRO 2019.
Ra đời vào năm 2004, đến nay WRO là cuộc thi thường niên lớn nhất trên thế giới về Robot dành cho đối tượng thanh thiếu niên từ 9 đến 21 tuổi với 65 quốc gia thành viên, hơn 70,000 thí sinh tham gia (tính đến năm 2018). Cuộc thi là dịp để thanh niên các nước thể hiện năng lực sáng tạo, giải quyết vấn đề thông qua tranh tài và thử thách về Robot – một nền tảng tuyệt vời cho việc phát triển những kỹ năng cần thiết cho thanh thiếu niên trong thế kỷ XXI. Năm 2019, WRO tiếp đón nhiều đội thi đến từ hơn 75 quốc gia.
Cùng với chủ đề của cuộc thi năm nay là “Smart City – Thành phố thông minh”, các thí sinh cần nắm rõ và vận dụng thành thạo những kiến thức về khoa học, công nghệ, kỹ thuật, thiết kế, toán học cũng như khả năng sáng tạo để giải quyết phần thi của mình. Bên cạnh đó, Ban tổ chức đưa ra rất nhiều điều luật thi đấu mới nhằm nâng cao chất lượng cuộc thi cũng như thử thách đòi hỏi thí sinh phải thể hiện được sự thông minh trong lập trình và tư duy chiến lược trong lúc thi đấu.
Ở bảng thi đấu Mở rộng, các đội thi thuyết trình sản phẩm của mình trước 3 đoàn Ban giám khảo khác nhau để đảm bảo sự đánh giá khách quan cho các đội thi. Tại bảng thi đấu Thông thường, luật thi đấu ngày cuối cùng có sự thay đổi rõ rệt khi có tới tận 3 luật bất ngờ (2nd Day Challenge) được đưa ra. Các đội thi không cần phải giải quyết đề bài cũ mà chỉ tập trung xử lý 3 luật bất ngờ này. Các đội được quyền lựa chọn xử lý 1 hoặc 2 hoặc cả 3 luật tùy theo chiến thuật của đội.
Các đội thi phải trải qua phần thi đấu trực tiếp đầy căng thẳng và thuyết trình bằng tiếng Anh. 03 đội đại diện Việt Nam tham dự WRO 2019 đều đạt những thứ hạng cao tại cuộc thi:
Đội WS.EG (Trịnh Đặng Hoàng Quân – 8AB3, Vũ Tuấn Hùng – 9AB4, Lê Cát Đông Phong – 9AB5) đạt Top 13/86 bảng Thông thường Trung học Cơ sở
Đội WS.CHECKMATE (Trần Nhật Minh – 11AD, Nguyễn Thành Đạt – 11AD, Nguyễn Đỗ Nguyên Vũ – Cựu học sinh lớp 11B2) đạt Top 39/83 bảng Thông thường Trung
Đội INVICTUS.WS (Nguyễn Đắc Đăng Khoa – IG2, Hà Tuấn Minh – 8AB7) đạt Top 16/24 bảng Mở rộng Trung học cơ sở.
Trước khi đến với cuộc thi, các đại diện đến từ trường PTSNLC Wellspring đã có từ 6 tháng để lên ý tưởng, thiết kế, lập trình và tập luyện cùng với Huấn luyện viên trong lĩnh vực Robotics. Tiếp theo đó là khoảng 3 tháng gấp rút chuẩn bị trước ngày lên đường sang Hungary vào đầu tháng 11/2019.
Với các học sinh trường Wellspring, việc học bộ môn Robotics ngoài những tiết học chính khóa trên lớp, kết hợp liên môn trong những môn học khác như Vật lý, Toán học… các bạn học sinh còn tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa, sân chơi thực tế như giờ câu lạc bộ, các cuộc thi về công nghệ số (WeTech). Qua đó, học sinh có một môi trường tối ưu để áp dụng kiến thức đã học vào trong đời sống.
Video đang HOT
Ảnh các đội đại diện Việt Nam tham dự WRO 2019
Đội WS.EG thi đấu tại WRO 2019
Đội INVICTUS cùng Ban giám khảo tại WRO 2019
Đội CHECKMATE.WS thi đấu tại WRO 2019
PV
Theo giaoducthoidai
Robot đang 'tiến vào' trường học để hỗ trợ giảng dạy
Máy móc đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại. Nhiều bà nội trợ sử dụng Roomba hoặc iRobot để quét nhà hàng ngày...
Nhiều robot có thể nói chuyện như Tapia đang trở thành người bạn thân thiết của con người trong cuộc sống hàng ngày. Một số robot cũng đang bước chân vào lớp học.
Giáo viên robot có mặt khắp toàn cầu
Từ năm 2009, trường tiểu học Kudan ở Nhật Bản đã sử dụng robot Saya dạy học. Đây được cho là giáo viên robot đầu tiên trên thế giới. Saya có thể giảng bài, điểm danh và yêu cầu học sinh trật tự.
Singapore cũng là một trong những nước ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào giảng dạy. Năm 2015, Singapore thử nghiệm sử dụng robot như đồ chơi giáo dục để học sinh luyện học từ vựng, logic, cách sắp xếp theo thứ tự và di chuyển.
Điều chúng tôi rất quan tâm là sự pha trộn đúng đắn của trí tuệ con người và nhân tạo trong lớp học." Rose Luckin, giáo sư tại Đại học College London
Việc sử dụng robot dạy học ở Hàn Quốc thậm chí còn sớm hơn. Năm 2010, hai trường tiểu học ở thành phố Masan dùng robot Engkey để dạy tiếng Anh cho học sinh. Giáo viên mẫu giáo ở Daejeon cũng được trợ giảng bởi robot Genibo. Cách đây 8 năm, Hàn Quốc đặt mục tiêu đưa 830 loại robot vào dạy học tại tất cả trường mầm non toàn quốc.
Các trường học ở Phần Lan cũng đang thử nghiệm giáo viên robot. Mục đích của dự án thí điểm là xem liệu những robot này có thể cải thiện chất lượng giảng dạy hay không vì rõ rang, chúng có những ưu điểm vượt trội của công nghệ.
Elias - một giáo viên ngoại ngữ mới tại một trường tiểu học Phần Lan, có sự kiên nhẫn vô tận để lặp đi lặp lại bài giảng, không bao giờ khiến học sinh cảm thấy xấu hổ khi đặt câu hỏi và thậm chí có thể thực hiện điệu nhảy Gangnam Style. Và Elias là một robot. Bộ máy dạy ngôn ngữ Elias bao gồm một robot hình người và ứng dụng di động. Đây là robot thuộc chương trình thí điểm tại các trường tiểu học ở phía nam của thành phố Tampere, Phần Lan. Robot có thể hiểu và nói 23 ngôn ngữ và được trang bị phần mềm cho phép nó hiểu các yêu cầu của học sinh và giúp nó khuyến khích học sinh hứng thú học. Tuy nhiên, trong thử nghiệm này, nó chỉ giao tiếp bằng tiếng Anh, tiếng Phần Lan và tiếng Đức. Robot nhận ra các cấp độ kỹ năng học sinh và điều chỉnh các câu hỏi của nó cho phù hợp. Nó cũng cung cấp thông tin phản hồi cho giáo viên về những vấn đề có thể xảy ra với học sinh.
Robot ngôn ngữ Elias cao khoảng một feet, dựa trên robot đồng hành tương tác hình người của SoftBank - NAO, với phần mềm được phát triển bởi Utelias - nhà phát triển phần mềm giáo dục cho robot xã hội. NAO là một trong những robot tương tác tiên tiến nhất trong lớp học. Robot này hoàn toàn có thể lập trình và có thể dạy nhiều bài học khác nhau. Ngoài ra, robot nói được hơn 20 ngôn ngữ; đi bộ mà không cần sự trợ giúp; nắm bắt, giữ và phát hành đối tượng; và hồi phục từ thác.
Một robot khác được thí điểm có tên là Keepon. Robot Keepon rất hữu ích cho tương tác xã hội. Robot này được làm bằng cao su dẻo và đứng trên đế. Thiết bị này rất hữu ích để quan sát và khuyến khích các chuyển động, cách nói chuyện và các tín hiệu xã hội khác. Keepon rất hữu ích cho những học sinh chậm phát triển và tự kỷ.
Robot toán học - được đặt tên là OVObot - là một cỗ máy nhỏ, màu xanh cao khoảng 10 inch (25 cm) và giống như một con cú, được phát triển bởi AI Robot của Phần Lan.
Robot dựa trên điện thoại thông minh Tega phục vụ như một người bạn học trên lớp cho trẻ nhỏ. Robot tương tác yêu cầu học sinh hoàn thành nhiệm vụ, theo dõi thành công của họ và cung cấp phản hồi. Hình dạng giống một con thú nhồi bông, mà nhiều sinh viên trẻ thấy hấp dẫn và không gây nguy hiểm.
Robot thay thế giáo viên được không?
Sử dụng robot trong lớp học không phải là điều gì mới mẻ. Trong vấn đề giảng dạy, robot có thể làm tốt hơn con người. Khi giảng dạy, giáo viên thường cung cấp kiến thức chung cho toàn bộ lớp học. Tuy nhiên, robot có thể làm việc chi tiết hơn. Những học sinh giỏi, thiếp thu kiến thức nhanh có thể được giao thêm những bài tập nâng cao còn những học sinh yếu hơn sẽ nhận được sự trợ giúp từ robot, trong cùng một lúc. Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể cung cấp các khả năng gần như không giới hạn về mặt xác định điểm mạnh và sở thích của học sinh và trợ giúp chúng. Thời kỳ của giáo viên robot cũng có thể chấm dứt hình thức phân chia lớp học theo tuổi. Bởi lúc đó, người máy theo sát tiến độ học của trẻ để đưa ra chương trình phù hợp thay vì chương trình chung cho cả lớp.
Ngoài ra, công nghệ tiên tiến này cũng kích thích trí tò mò, khơi dậy hứng thú tìm tòi, sáng tạo cho trẻ. Robot giáo viên đồng thời tăng sự tương tác của học sinh vì luôn có sức hút kỳ lạ với trẻ em. Người máy cũng chứng minh được hiệu quả vượt trội so với giáo viên trong quá trình dạy học cho trẻ tự kỷ.
Điều ngạc nhiên hơn là các giáo viên đã từng làm việc ít nhất một lần với các robot dường như cũng rất thích chúng. Mặc dù các giáo viên thường nghĩ rằng robot sẽ gây rắc rối nhưng trên thực tế, giáo viên thường tiếp tục phát triển nhiều ý tưởng tích cực về tiềm năng của robot và coi chúng như một công cụ giáo dục mới cho lớp học của họ.
Trước mặt tích cực và sự phát triển nhanh chóng của robot trong dạy học, ông Anthony Seldon, Phó hiệu trưởng ĐH Buckingham (Anh), dự đoán robot sẽ thay thế giáo viên truyền thống trong vòng 10 năm tới. Đây là một phần trong cuộc "cách mạng" giáo dục. Việc giảng dạy ở trường sẽ chuyển sang hình thức một đối một.
Mặc dù có kỹ năng về ngôn ngữ và toán học, tuy nhiên, robot không có khả năng duy trì kỷ luật giữa một lớp học sinh tiểu học có nghĩa là, ít nhất, hiện tại, chúng ta vẫn cần có các giáo viên là con người. Giáo viên không chỉ có vai trò cung cấp kiến thức mà còn chăm sóc cho các học sinh và những kỹ năng mềm khác. Sự tinh tế để nhận ra học sinh nào đang cần giúp đỡ không phải là điều mà robot có thể làm tốt.
Con người thích học theo nhóm và họ thích học hỏi từ người khác. Robot sẽ không bao giờ có thể phù hợp với con người về tính đó. Một yếu tố khác có khả năng không thể thay thế: khả năng truyền cảm hứng. Dạy thực tế và lý thuyết là một chuyện, liên quan đến những điều bạn dạy cho cuộc sống hàng ngày là một chuyện hoàn toàn khác.
Giáo viên có mặt để trả lời những câu hỏi thực sự khó khăn khi học sinh gặp khó khăn. Giáo viên ở đó để chia sẻ kinh nghiệm của họ trong cuộc sống, liên quan đến các sinh viên người này với người khác. Chính vì lý do này mà sự có mặt của giáo viên là cần thiết.
Chính bản thân những chuyên gia hàng đầu về công nghệ như Steve Jobs tin rằng công nghệ không phải toàn năng trong giáo dục, dù nó có thể giúp con người giải quyết nhiều vấn đề thông qua máy tính. Trả lời phỏng vấn Computerworld, người sáng lập hãng Apple từng nhấn mạnh con người mới là yếu tố quan trọng nhất. Họ kích thích, nuôi dưỡng trí tò mò của người khác. Máy móc không làm được điều đó.
Trong các cuộc tranh luận giữa người và máy, có lẽ thực tế nằm ở đâu đó ở giữa. Như Rose Luckin, giáo sư tại Đại học College London, nói: "Điều chúng tôi rất quan tâm là sự pha trộn đúng đắn của trí tuệ con người và nhân tạo trong lớp học."
Tiềm năng cho việc sử dụng AI để làm cho giáo dục trở nên dễ hiểu và có thể nhìn thấy là rất lớn. Thế nhưng, có vẻ như robot có khả năng được sử dụng trong các lớp học như là công cụ học tập chứ không phải giáo viên.
Phương Ly
Theo ngaynay
Việt Nam nên xây dựng hệ thống giáo dục thích ứng nhanh với thay đổi của xã hội Robot không thể nào thay hết công ăn việc làm mà thực tế là cần những người lao động có kỹ năng mới để làm việc chung với robot. Và để chuẩn bị cho việc làm trong tương lai thì hệ thống giáo dục phải thích ứng được nhanh với sự thay đổi của nhu cầu xã hội. Đó là chia sẻ của...