Trường Phan Chu Trinh – Đà Nẵng có gần 10 thủ khoa
Trong kỳ thi tuyển sinh ĐH&CĐ năm 2012, nổi lên một số trường có nhiều học sinh là thủ khoa, á khoa tại nhiều trường đại học trong đó có THPT Phan Chu Trinh của thành phố Đà Nẵng.
Nguyễn Thị Minh Khang (đứng thứ 2 trong hàng) cùng các bạn lớp 12/32.
Trường THPT Phan Chu Trinh (TP Đà Nẵng), năm nay tiếp tục lập thành tích mới khi có đến hơn chục thủ khoa, á khoa, trong đó gần 10 học sinh đạt thủ khoa.
Lớp có 4 thủ khoa, á khoa
Chỉ tính riêng ĐH Đà Nẵng, lần theo hồ sơ gốc của các thủ khoa kỳ tuyển sinh năm 2012, hầu hết đều dẫn về cùng một địa chỉ: học sinh trường THPT Phan Chu Trinh.
Nguyễn Thị Minh Khang, cô học trò nổi tiếng nói tiếng Pháp “như gió” tại lớp 12/32 (THPT Phan Chu Trinh) lập thành tích khi đỗ thủ khoa ĐH Ngoại ngữ Đà Nẵng. Bố làm bác sĩ, mẹ là cán bộ ngân hàng nhưng Khang lại chọn thi ngành cử nhân tiếng Pháp du lịch.
Học tiếng Pháp từ trường tiểu học, suốt 3 năm THPT, Khang đều đoạt giải Nhì – Nhất môn tiếng Pháp cấp thành phố và 2 năm liền được chọn tham dự kỳ thi Olympic tiếng Pháp vòng khu vực miền Trung – Tây Nguyên. Kỳ tuyển sinh ĐH vừa qua, Khang đạt thủ khoa với 24,5 điểm.
Hà Mai Sương, cô bạn gái cùng lớp với Khang cũng đạt thủ khoa khối C ĐH Luật Huế (24,5 điểm). Tin vui tiếp tục đến với thầy cô, bạn bè trong lớp khi hai bạn Phạm Thị Kim Yến và Tôn Nữ Khánh Nhi đỗ á khoa khối H vào Trường ĐH Kiến trúc TPHCM và ĐH Văn Lang (TPHCM) với số điểm 22 và 24,5 điểm (chưa nhân hệ số).
Cô Đặng Thị Cúc – giáo viên chủ nhiệm lớp 12/32, cho hay: Năm nào tỷ lệ đỗ đại học của học sinh trong lớp cũng chiếm đa số, nhưng đây là năm đầu tiên lớp có nhiều thủ khoa, á khoa đến thế.
Video đang HOT
Lớp 12/31 đóng góp thêm gương mặt thủ khoa khối B ĐH Sư phạm Đà Nẵng của học sinh Nguyễn Văn Phúc. Phúc cùng lúc đậu vào khối A ngành Ngoại thương (ĐH Kinh tế Đà Nẵng) với 22,5 điểm, và đỗ thủ khoa khối B ngành quản lý tài nguyên và môi trường (ĐH Sư phạm) với 23,5 điểm.
“Môn Sinh không phải sở trường của em, may là hai môn còn lại đều đạt trên 9 điểm”, Phúc nói. Cả 5 bạn học chung nhóm với Phúc đều đỗ ĐH từ 20 điểm trở lên.
Cô Trần Thị Hương, cán bộ văn phòng, phụ trách tuyển sinh của trường, tự hào: năm ngoái trường chỉ có 4 thủ khoa, thì đến thời điểm này đã có gần chục học sinh đỗ thủ khoa.
Có thể kể, như Đặng Thị Bảo Uyên (thủ khoa khối D1, ĐH Kinh tế Đà Nẵng, 25,5 điểm) Nguyễn Phạm Vân Anh (thủ khoa khối D1, ĐH Ngoại ngữ Đà Nẵng, 24 điểm) Thân Thị Thư (thủ khoa khối C, ĐH Sư phạm Đà Nẵng…).
Riêng số lượng học sinh thi đỗ á khoa, theo cô Hương: hiện có một số em báo về trường, lớp, còn lại trường chưa thống kê nổi.
Vào trường khó như thi đại học
Theo thầy Lê Phú Kỳ, hiệu trưởng nhà trường: Mỗi năm trường có khoảng 1.500 học sinh cuối cấp. Ba năm gần đây, tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp luôn đạt 100%, đặc biệt có đến 80-90% học sinh của trường đều đỗ vào các trường ĐH ngay năm thi đầu tiên.
Chuyện một học sinh đỗ 2-3 trường ĐH không phải là hiếm. Để có được kết quả này, trước mỗi kỳ thi tuyển sinh ĐH, trường đều nghiên cứu, tổ chức các chương trình giảng dạy, ôn luyện phù hợp cho thí sinh.
Ngoài các tiết kiểm tra, tăng cường các môn ôn thi ĐH, học sinh cuối cấp sẽ được những kỳ thi thử tốt nghiệp, ĐH do trường tự tổ chức, ra đề và chấm thi.
Tân thủ khoa Nguyễn Thị Minh Khang, cho biết: Các đề thi thử của trường hầu hết khó hơn, đánh đố hơn đề thi của Bộ GD&ĐT, qua đó giúp bọn em không chủ quan mà tập trung, bổ sung kiến thức ôn luyện tốt nhất cho kỳ thi.
Theo thủ khoa Phúc, nhờ thi thử, học sinh có tâm lý tự tin, thoải mái, tích lũy kinh nghiệm, phương pháp làm bài tốt nhất. Theo cô Hương: từ kết quả thi thử ĐH, công tác tư vấn, định hướng cho các em chọn ngành, trường phù hợp được chú trọng.
Nếu chọn đúng với sức học, sở trường của mình, học sinh sẽ có nhiều cơ hội đỗ ĐH hơn.
Không phải là trường chuyên, nhưng “cuộc đua” đầu vào lớp 10 của trường không kém căng thẳng, khó như vào ĐH.
Như kỳ tuyển sinh vừa qua, điểm chuẩn thi vào lớp 10 Trường THPT Phan Chu Trinh đứng ở tốp cao nhất (49,5 điểm NV1 và 51,5 điểm NV 2) gấp đôi so với trường tốp dưới.
Theo Tiền Phong
Tỷ lệ chọi đại học có đồng nghĩa với cạnh tranh gay gắt?
Tại trường ĐH Kiến trúc TP.HCM tỷ lệ chọi không quá cao nhưng sự cạnh tranh rất khốc liệt trong khi trường ĐH Sư phạm 1 chọi 25 (năm 2011) mà điểm chuẩn chỉ ở mức sàn.
Hiện tại, khá nhiều trường ĐH đã công bố tỷ lệ chọi, tuy nhiên, theo các giảng viên đại học, điểm chuẩn không phụ thuộc nhiều vào số lượng hồ sơ đăng ký dự thi, mà quan trọng là thí sinh cần biết chọn trường vừa với sức học của mình.
Kiến trúc: Căng thẳng ở trường truyền thống
Thạc sĩ Ninh Quang Thăng, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM, cho biết: "Hằng năm lượng thí sinh đăng ký dự thi vào các ngành kiến trúc, kỹ thuật xây dựng, thiết kế nội thất, mỹ thuật ứng dụng luôn ổn định. Mặc dù lượng hồ sơ mà thí sinh nộp vào tất cả các ngành chỉ khoảng gần 6.000, tỷ lệ "chọi" không quá cao nhưng sự cạnh tranh rất gay gắt. Điểm chuẩn hằng năm thi vào trường luôn cao và ổn định suốt 7, 8 năm nay. Chẳng hạn năm 2011, điểm trúng tuyển ngành kiến trúc là 21,5 mỹ thuật ứng dụng 21 thiết kế nội thất 22 kỹ thuật xây dựng 20".
Sinh viên ngành công nghệ sinh học của Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM. Đây là một trong những ngành thường có điểm chuẩn cao
Ông Thăng lưu ý một số trường khác cũng tuyển sinh ngành kiến trúc, mỹ thuật nhưng không tổ chức thi, nên thí sinh không phải thi môn năng khiếu - một môn quan trọng đối với các ngành này. Muốn có khả năng đậu vào trường ĐH Kiến trúc TP.HCM thì thí sinh cần phải có kỹ năng nhất định về môn vẽ, có óc sáng tạo và điểm thi năng khiếu phải từ 5 trở lên, chưa kể 2 môn toán và lý cũng phải đạt khá trở lên.
Trong khi đó, cũng nhóm ngành này tại trường ĐH Văn Lang điểm trúng tuyển nhân hệ số 2 môn năng khiếu. Trường không tổ chức thi mà chỉ xét tuyển từ các thi sinh dự thi ĐH khối V và H tại các trường ĐH: Kiến trúc TP.HCM, Tôn Đức Thắng, Bách khoa TP.HCM, Mỹ thuật TP.HCM, Kiến trúc Hà Nội và Mỹ thuật công nghiệp (Hà Nội).
Thạc sĩ Võ Văn Tuấn, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Văn Lang, cho hay: "Đây là những ngành cạnh tranh cao nên thường thí sinh phải có tổng điểm từ 20 trở lên (năng khiếu nhân 2) mới có khả năng đỗ. Chẳng hạn năm 2011, điểm trúng tuyển ngành kiến trúc là 21, thiết kế nội thất 23 thiết kế đồ họa 22".
Trường ĐH Kiến trúc Đà Nẵng cũng không tổ chức thi và điểm chuẩn vào các ngành kiến trúc, thiết kế nội thất từ 18-24. Những thí sinh có lực học tương đương điểm sàn trở lên vẫn có thể học các ngành này tại Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng, vì năm nay tỷ lệ "chọi" vào trường rất thấp.
Giao thông - xây dựng: Điểm 3 môn thi phải trên 15
Với các ngành giao thông, xây dựng, thạc sĩ Cổ Tấn Anh Vũ, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM, đưa ra lời khuyên: "Điểm chuẩn hằng năm vào trường không biến động. Nếu tổng điểm 3 môn khoảng 17-20 là có khả năng đậu. Năm nay, ngành kỹ thuật công trình xây dựng có tỷ lệ "chọi" cao nhất: 1/9,4. Tuy nhiên con số này chỉ mang tính chất tham khảo, điểm chuẩn còn phụ thuộc vào đề thi và chất lượng làm bài của thí sinh. Một số ngành xây dựng tại Trường ĐH Giao thông vận tải cơ sở 2 có điểm trúng tuyển khoảng 15".
Tại Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, ngành kiến trúc dân dụng và công nghiệp dẫn đầu với tỷ lệ "chọi" 1/18, xây dựng 1/3,9, kỹ thuật giao thông 1/3, vật liệu và cấu kiện xây dựng 1/1,8. Nếu như dựa trên mức điểm chuẩn năm ngoái, thí sinh cần đạt 16 điểm mới đậu ngành kỹ thuật giao thông, 19 điểm trúng tuyển ngành xây dựng, 21,5 điểm đậu ngành kiến trúc dân dụng và công nghiệp (điểm năng khiếu phải từ 5 trở lên).
Công nghệ sinh học: Điểm chuẩn thường rất cao
Những năm gần đây, công nghệ sinh học là một trong những ngành nhiều thí sinh quan tâm. Vì thế điểm chuẩn ngành này luôn thuộc hàng cao nhất tại các trường có đào tạo. Đơn cử, điểm chuẩn ngành này tại Trường ĐH Nông lâm TP.HCM năm 2011 là 17,5, cao nhất trường, Trường ĐH Bách khoa TP.HCM là 18,5 điểm, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TP.HCM: 18 (khối A), 22,5 (khối B).
Nhận xét về ngành này, PGS - TS Huỳnh Thanh Hùng, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Nông lâm TP.HCM, cho biết: "Tại trường cũng như Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM, ngành này hằng năm có điểm chuẩn khá cao và thí sinh có học lực trung bình ít có khả năng trúng tuyển. Điểm chuẩn thấp hơn một chút có Trường ĐH Mở TP.HCM, điểm chuẩn bằng với điểm sàn có các trường ĐH ngoài công lập như: Lạc Hồng, Hồng Bàng, Bình Dương...".
Tuy vậy, các chuyên gia tuyển sinh cũng cho biết đối với các ngành có điểm chuẩn cao, mức độ cạnh tranh khó khăn, thí sinh cũng không nên quá lo lắng. Chỉ cần có điểm thi trên điểm sàn, thí sinh đã có thể xét tuyển vào những trường đào tạo ngành này với điểm chuẩn thấp hơn.
Theo Thanh Niên
ĐH Đà Nẵng công bố điểm chuẩn các trường thành viên Chiều 8/8, ĐH Đà Nẵng công bố chính thức điểm trúng tuyển NV1 vào các ngành đào tạo ĐH hệ chính quy của các trường thành viên gồm ĐH Bách khoa Đà Nẵng và ĐH Kinh tế Đà Nẵng. Theo đó, năm nay, điểm chuẩn ngành tuyển sinh khối A thấp nhất của ĐH Bách khoa Đà Nẵng là 16 điểm, cao nhất...