Trường Phan Bội Châu thay đồng phục, phụ huynh không đồng tình sao không ý kiến?
Quyền lợi chính đáng của bản thân nhưng không biết bảo vệ lại chọn cách im lặng. Buồn thay, im lặng không là vàng mà là gánh nặng kinh tế đổ xuống mỗi gia đình.
Từ trước năm 1975, Trường Trung học phổ thông Phan Bội Châu thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận đã là ngôi trường nổi tiếng khắp cả miền Nam Việt Nam (nhiều người gọi bằng cái tên trường Phan) với một niềm tự hào khó tả.
Đồng phục mới của trường Phan (Ảnh CTV)
Bởi nơi đây, được xem là cái nôi đào tạo ra những học sinh giỏi, xuất sắc cả về học vấn lẫn nhân cách. Theo thời gian, tiếng thơm ấy vẫn được các thầy cô và học sinh phát huy, gìn giữ.
Ngày nay, thành tích học tập của trường Phan Bội Châu chỉ bị xếp sau Trường chuyên Trần Hưng Đạo nhưng vẫn luôn chiếm vị thế độc tôn trong khối các trường trung học phổ thông của cả tỉnh.
Năm học 2020-2021, cái tên trường Phan Bội Châu bỗng dưng “dậy sóng”, ít nhất là với người dân tại Bình Thuận. Mấy ngày nay, trên các trang mạng, các cuộc nói chuyện công khai, hội nhóm phụ huynh hay học sinh…tên trường Phan Bội Châu luôn là chủ đề bàn luận chính của nhiều người.
Đáng buồn thay, sự nổi tiếng lần này lại không phải vì chất lượng dạy và học như nhiều năm về trước mà là chuyện đồng phục đến trường của học sinh.
Sau khi nhà trường thông báo, năm học 2020-2021 học sinh toàn trường sẽ đổi đồng phục đến trường lập tức đã xảy ra những cuộc tranh luận khá gay gắt. Nhiều ý kiến trái chiều được đưa ra, người tỏ ra đồng tình nhưng nhiều người lại phản ứng quyết liệt.
Một tuần 4 bộ đồng phục
Nếu như từ trước đến nay, đồng phục của học sinh trường Phan, nam quần xanh áo trắng, nữ áo dài thì từ năm học 2020-2021 một tuần học sinh phải mặc tới 4 bộ đồng phục.
Cụ thể: Thứ 2 và thứ 4 mặc áo dài. Thứ ba, thứ năm mặc đồng phục mới (nam quần vàng áo trắng, nữ váy). Thứ sáu mặc áo đoàn và một ngày trong tuần sẽ mặc đồng phục thể dục (tùy theo thời khóa biểu từng lớp).
Video đang HOT
Điều đáng nói nữa, học sinh nam trước đây là mặc quần xanh áo trắng, nay đổi lại quần vàng và áo trắng nên ai còn đồ cũ vẫn không thể dùng lại được.
Nhiều phụ huynh chật vật xoay sở
Nếu như học sinh lớp 11 và 12 chỉ sắm thêm bộ đồng phục xem như tạm ổn thì học sinh lớp 10 cùng lúc gia đình phải lo cho con 4 bộ đồng phục. Một bộ áo dài hết 800 ngàn đồng, một bộ đồ tây 400 ngàn đồng, bộ đồng phục 320 ngàn đồng, bộ đồ thể dục 150 ngàn đồng, tổng cộng cho đồ đồng phục gần 2 triệu đồng.
Nói là thành phố Phan Thiết nhưng có phải người dân nào kinh tế cũng đủ đầy? Có gia đình hộ nghèo, gia đình có hoàn cảnh khó khăn, gia đình lâm cảnh ngặt nghèo đột xuất thì với số tiền lớn như thế ,cộng luôn các khoản tiền trường đầu năm thì khó có thể kham nổi.
Chị H. phụ huynh của một học sinh trong trường cho biết: “Gia đình tôi buôn bán nhỏ, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nên gần năm nay chẳng kinh doanh buôn bán được gì. Giờ dù không có tiền cũng phải lo chạy vạy để mua đủ đồng phục cho con. Nhà trường đã quy định, sao con mình có thể mặc khác?”.
Anh Lương, cựu Ban đại diện phụ huynh của trường cho biết, nhiều năm làm trong hội phụ huynh, anh đã không ít lần phải đi xin, đi gom những bộ đồng phục cũ cho học sinh vì gia đình các em không có khả năng lo cho con bộ đồ mới do quá nghèo khó.
Chưa nói đến chuyện, có em lấy đồng phục của nhà trường về nhưng không vừa, sau khi sửa đi sửa lại đến vài lần đã quyết định ra ngoài đi may bộ đồng phục khác. Vậy mới có chuyện tốn thêm một bộ đồng phục nữa.
Ý kiến trái chiều
Trước sự thay đổi đồng phục của trường, cũng có những ý kiến đồng tình vì cho rằng cũng thích sự mới mẻ, năng động hơn.
Hay như cả 1 tuần mặc áo dài, các em cũng ít nhiều bị bức bối, nhất là các em nữ.
Thế nhưng, ý kiến không đồng tình vẫn chiếm đa số. Bạn Võ Minh Triều cho rằng: “Đầu năm học không lo chất lượng học tập, giảm chi phí gánh nặng cho phụ huynh, lo an toàn giao thông, phòng chống dịch Covid… Lại lo áo với quần!? Nhà giàu thì đồng ý, nhà nghèo thì … hoang mang!”.
Phụ huynh rất cần chất lượng dạy học của thầy cô…áo quần chỉ là hình thức bên ngoài, ăn mặc sao cho giản dị, gọn gàng, không bị lai căng, đảm bảo đúng tác phong của người học sinh và phù hợp với túi tiền của phụ huynh là được.
Anh Phúc bày tỏ quan điểm: “Đối với các em học sinh cấp 2 và 3 chỉ cần mặc đồng phục đi học là hợp lý nhất. Nam mặc áo sơ mi trắng, quần tây xanh đậm (màu mực).
Nữ mặc áo dài trắng, quần tây đen hoặc xanh đậm màu mực như nam. Nhà trường không nên chủ trương và bắt buộc học sinh phải mặc nhiều loại đồng phục trong một tuần.
Kinh tế từng gia đình của các em không đồng đều, phần đông là nghèo, do đó việc cho học sinh ăn mặc đồng phục theo kiểu truyền thống như lâu nay là phù hợp nhất, vừa đẹp, duyên dáng mà không bị lai căng…
Nhà trường lý giải ra sao?
Thầy Nguyễn Thanh Hiệp, Hiệu trưởng nhà trường nói rằng: Khi nhà trường quyết định thay đổi đồng phục cũng đã lấy ý kiến của học sinh, phụ huynh và giáo viên của trường gần như đồng thuận, (ất nhiên không thể 100%, nhưng chắc chắn hơn 90% nhà trường mới quyết định làm. Nhà trường thay đổi đồng phục là tạo thuận tiện cho học sinh trong quá trình học tập.
Hiện nay, các em học không ngồi một chỗ, nhà trường tổ chức các hoạt động học tập ngoài trời, trải nghiệm thực tế.. nên áo dài thì không thuận tiện ( 2/3 học sinh trường Phan Bội Châu là học sinh nữ).
Theo quy định của Bộ Giáo dục học sinh phải có hoạt động thể dục giữa giờ, vậy áo dài có thuận tiện không?
Thử làm một bài tính nhỏ về kinh tế: 1 học sinh nữ vào trường phải có tối thiểu 2 bộ áo dài, tiền may 1 bộ khoảng 800.000 đồng vậy 2 bộ 1.600.000 đồng.
1 bộ đồ tây để hoạt động ngoại khoá tầm 400.000 đồng và 1 bộ đồ thể dục khoảng 150.000 đồng vậy tổng cộng ít nhất là 2.150.000 đồng đến 2.200.000 đồng.
Nay trang bị đồng phục: 1 bộ áo dài 800.000 đồng, đồng phục 320.000 đồng, 1 bộ đồ tây 400.000 đồng, tổng cộng 1.520.000 đồng. Vậy lợi hơn hay thiệt hại cho người dân?
Thầy Hiệp còn khẳng định: “Nhà trường không bắt học sinh phải mua đồng phục của công ty Hoà Bình, nhà trường đồng ý cho học sinh may đồng phục bên ngoài theo nguyện vọng”.
Có một phần lỗi ở phụ huynh?
Chúng tôi đã có dịp trò chuyện với một số phụ huynh trường Phan Bội Châu về việc thay đổi đồng phục của nhà trường tạo gánh nặng cho phụ huynh đầu năm mới và việc một tuần học sinh trong trường phải mặc đến 4 bộ đồng phục.
Có phụ huynh nói, nhà trường đã lấy ý kiến phụ huynh trong cuộc họp phụ huynh cuối năm học 2019-2020 vừa qua, phần đông phụ huynh không có ý kiến gì.
Chị thừa nhận, bản thân chị và khá nhiều phụ huynh khác dù cũng muốn nói lời phản đối việc thay đồng phục và việc chọn cái màu quần cho học sinh nam (vàng khè vàng khẹt) nhưng lại ngại vì sợ con bị nhà trường để ý.
Giả sử, trong cuộc họp hôm ấy tất cả phụ huynh cùng đồng loạt không đồng thuận, chắc chắn nhà trường cũng khó lòng triển khai.
Quyền lợi chính đáng của bản thân nhưng không biết bảo vệ lại chọn cách im lặng. Nhưng buồn thay, im lặng không là vàng mà là gánh nặng kinh tế đổ xuống mỗi gia đình.
Quảng Bình: Một thí sinh đạt 2 điểm 10 bài thi môn Lịch sử và GDCD
Ngày 28/8, Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Bình cho hay, thí sinh Trần Thị Hồng Duyên, lớp 12A1 Trường THPT Phan Bội Châu (huyện Tuyên Hóa) đạt 2 điểm 10 bài thi môn Lịch sử và Giáo dục công dân.
Các thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 tại điểm thi Trường THPT Phan Đình Phùng (Đồng Hới - Quảng Bình)
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020, có 77 thí sinh của tỉnh Quảng Bình có bài thi đạt điểm 10 trong đó đáng chú ý là thí sinh Trần Thị Hồng Duyên, lớp 12A1 Trường THPT Phan Bội Châu (huyện Tuyên Hóa) đạt 2 điểm 10 bài thi môn Lịch sử và Giáo dục công dân.
Môn Toán có 1 điểm 10 duy nhất thuộc về thí sinh Dương Thanh Huyền, lớp 12 chuyên Lý, Trường THPT chuyên Võ Nguyên Giáp. Môn Hóa học có 2 điểm 10 thuộc về 2 thí sinh Nguyễn Ngọc Trường Sơn (thí sinh tự do thi tại điểm thi THPT Lệ Thủy) và thí sinh Phan Thanh Thủy, lớp 12A1 Trường THPT Lê Lợi (TX. Ba Đồn).
Những môn thi có thí sinh đạt điểm 10 nhiều nhất là môn Lịch sử (5 thí sinh), môn Địa Lý (4 thí sinh), môn Giáo dục công dân (65 thí sinh). Trường THPT Quang Trung (huyện Quảng Trạch) là đơn vị có thí sinh đạt nhiều điểm 10 nhất trong toàn tỉnh (21/66 điểm 10 môn Giáo dục công dân).
Được biết, kỳ thi năm ngoái, toàn tỉnh có 5 điểm 10, trường này có TS duy nhất đạt 2 điểm 10.
Hai môn thi Ngoại ngữ và Lịch sử có số lượng bài thi dưới điểm trung bình nhiều nhất: Tiếng Anh: 9.887 TS dự thi, có 7.880 bài thi dưới 5 điểm (79,70%), trong đó có 10 bài thi điểm 1 và 2 bài thi chỉ đạt 0,75 điểm; Lịch sử có 8.715 TS dự thi, có 4.891 bài thi dưới 5 điểm (56,12%), trong đó có 1 bài thi 0,75 điểm;
Hai cán bộ Êđê vùng xâu đậu tốt nghiệp sau nhiều lần thi trượt Hai cán bộ người Êđê lớn tuổi công tác tại vùng sâu Đắk Lắk đã thi đậu tốt nghiệp. Điều đáng nói, nhiều lần thi trượt, vị cán bộ này vẫn chờ ngày thi lại chứ không mua bằng. Anh Y Huy (áo đen) và anh Y Ghen tại điểm thi huyện Krông Năng Chiều 27/8, trao đổi với Tiền Phong, anh Y...