Trường phải xin lỗi vì bữa ăn cho trẻ chỉ có bún chan nước xương
Cho rằng việc phân chia khẩu phần bữa ăn chính và phụ là bất hợp lý, Phòng Giáo dục Con Cuông (Nghệ An) yêu cầu trường xin lỗi phụ huynh.
Hôm nay, lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo Con Cuông (Nghệ An) đã làm việc với Ban giám hiệu trường Mầm non Thạch Ngàn để làm rõ nội dung phụ huynh phản ánh bữa ăn nghèo nàn của trẻ.
Phó phòng Giáo dục Phan Trọng Trung cho biết, trường mầm non Thạch Ngàn có hơn 200 trẻ, thu mỗi trẻ 15.000 đồng/ngày để chế biến hai bữa ăn chính và phụ. Bữa chính gồm các món thay đổi như thịt gà, lợn hoặc bò; bữa phụ là cháo hoặc miến… Bữa ăn phụ huynh chụp hình là bữa phụ, gồm nước hầm xương gà (xương bữa chính đã xẻ thịt) kèm một số xương lợn nấu với miến gạo.
“Suất ăn không có thêm thịt hay rau, chỉ là miến trắng và nước xương. Nhà trường giải thích đã tập trung khẩu phần vào bữa chính (chiếm phần lớn tiền) nên bữa phụ bị hạn hẹp. Theo đánh giá, mỗi suất này không tới 4.000 đồng”, ông Trung thông tin.
Theo lãnh đạo Phòng Giáo dục, hiện tại chưa phát hiện việc bớt xén khẩu phần ăn của trẻ. Tuy nhiên với 15.000 đồng/ngày thì cách chia khẩu phần hai bữa chính và phụ của nhà trường là “sai sót, không hợp lý”, cần cân đối để bữa phụ không thiếu thực phẩm.
“Sắp tới Ban giám hiệu trường phải tổ chức họp phụ huynh để công khai xin lỗi về sai sót này nhằm rút kinh nghiệm”, ông Trung nói.
Cùng tham dự buổi làm việc, ông Ngân Xuân Nhung, Chủ tịch xã Thạch Ngàn cho hay, ngoài việc nhà trường cần xin lỗi phụ huynh thì sắp tới xã sẽ chủ trì buổi đối thoại để phụ huynh và giáo viên tìm “tiếng nói chung”.
Bữa ăn phụ được đánh giá là chưa đầy 4.000 đồng/suất tại trường Mầm non Thạch Ngàn.
Vài ngày trước, một phụ huynh có con theo học tại trường mầm non xã Thạch Ngàn đăng tải tấm hình với chú thích “Bữa ăn của trẻ tại trường chỉ có bún luộc, không có miếng thịt nào…”.
Bà Lê Thị Hạnh, Hiệu trưởng nhà trường khẳng định “không bớt xén khẩu phần ăn của trẻ. Đây là món phở được chế biến từ nước hầm xương và miến gạo, đảm bảo dinh dưỡng, hầu hết trẻ đều ăn ngon lành”.
Video đang HOT
Theo VNE
Jack Ma, từ thầy giáo tiếng Anh nghèo đến tỷ phú thế giới
Nhờ chín năm tự học tiếng Anh, Jack Ma kiếm được 12 USD một tháng với nghề giáo viên và tìm kiếm được những cơ hội lớn.
Chuỗi thất bại từ thời đi học đến khi tốt nghiệp
Theo Business Insider, Jack Ma ngày bé gầy nhẳng, thường đánh nhau với bạn cùng lớp. "Tôi không bao giờ sợ đối thủ to cao hơn", ông kể lại trong Alibaba, cuốn sách của Liu Shiying và Martha Avery. Tuy nhiên, Jack Ma cũng có những sở thích như bất kỳ đứa trẻ nào. Ông thích đào dế và chơi chọi dế, có thể phân biệt kích thước và các loại dế chỉ bằng tiếng kêu của chúng.
Jack Ma không phải là học sinh giỏi, thậm chí suýt không lên được cấp hai. "Tôi trượt bài thi quan trọng ở trường tiểu học hai lần, trượt bài thi vào cấp hai ba lần, thất bại trong kỳ tuyển sinh đại học hai lần", ông từng nói.
Jack Ma thời đi học rất kém toán nhưng có năng khiếu ngoại ngữ. Ảnh: Business Insider
Trang Entrepreneur cho biết ông chỉ đạt 1/120 điểm toán trong kỳ thi đại học. Điểm số thấp hơn 1% này không phải do thiếu ôn tập. Thực chất, Jack Ma học toán rất kém, dù Alibaba do ông sáng lập là công ty công nghệ giá trị bậc nhất Trung Quốc.
Lúc mới tốt nghiệp đại học, ông chưa biết làm gì nên nộp đơn xin việc ở nhiều nơi, thậm chí cả vị trí nhân viên cảnh sát. Trong những cuộc nói chuyện truyền cảm hứng, ông chưa từng ngại ngần khi nhắc đến việc bị Đại học Harvard từ chối 10 lần, bị 30 công ty gạt bỏ cơ hội việc làm, là người duy nhất trong 24 người bị loại khi phỏng vấn vị trí nhân viên bán hàng ở KFC vì ngoại hình không đáp ứng.
"Anh họ và tôi cùng xếp hàng hai tiếng để trở thành bồi bàn tại một khách sạn bốn sao trong thành phố. Đó là một ngày vô cùng nóng nực. Điểm của anh họ thấp hơn tôi nhiều nhưng anh ấy được chọn còn tôi bị loại", ông bổ sung.
Thậm chí sau này, khi điều hành công ty, ông trải qua không ít thất bại, đến nỗi tự gọi Alibaba là "1.001 sai lầm".
Trở thành thầy giáo nhờ chín năm tự học ngoại ngữ
Sau khi tổng thống Mỹ Nixon thăm Hàng Châu năm 1972, quê hương Jack Ma trở thành điểm hút khách du lịch. Năm 12-13 tuổi, ông bắt đầu yêu thích tiếng Anh, nhưng thời đó không có bất kỳ cuốn sách hay địa điểm phù hợp nào để học. Chín năm liền, dù trời mưa hay tuyết, Jack Ma luôn dậy sớm, đạp xe 40 phút mỗi sáng tới khách sạn chính của thành phố. Dẫn khách nước ngoài đi tour miễn phí, Jack Ma được rèn luyện kỹ năng nói tiếng Anh. Biệt danh "Jack" bắt nguồn từ một du khách Mỹ mà ông giúp đỡ có cả bố và chồng lấy tên này.
"Tôi được tạo thành 100% từ Trung Quốc. Tôi chưa từng có một ngày được đào tạo bên ngoài Trung Quốc. Khi nói chuyện với tôi, người ta nói: Jack, làm sao anh nói tiếng Anh được như thế? Sao đôi khi anh nói chuyện như người Tây vậy?. Tôi nghĩ là do chín năm đó. Những du khách phương Tây đã giúp tôi mở mang đầu óc bởi mọi thứ họ nói với tôi rất khác so với những thứ tôi học được từ trường lớp và bố mẹ", ông chủ Alibaba nói tại Diễn đàn Kinh tế thế giới 2016.
Ông trải qua vô số thất bại thời còn trẻ. Ảnh: Vulcan Post
Không có tiền hoặc các mối quan hệ, cách duy nhất giúp Jack Ma tiến lên phía trước là thông qua giáo dục. Hai lần trượt đại học không đánh bại ông. Miệt mài ôn tập, cuối cùng Jack Ma vượt qua thử thách lần ba, trở thành sinh viên Đại học Sư phạm Hàng Châu. Thời gian ở đây, ông được chọn làm chủ tịch sinh viên của trường và sau đó là chủ tịch hội sinh viên của thành phố. Ông lấy bằng cử nhân tiếng Anh năm 1988.
Khi được tuyển dụng làm giáo viên tiếng Anh và thương mại quốc tế tại Đại học Danzi Hàng Châu, tuy chỉ kiếm được 100-120 nhân dân tệ (12-15 USD) mỗi tháng, thầy giáo Mã Vân rất gần gũi với sinh viên và yêu công việc của mình.
Chia sẻ với Economics Club of New York năm 2015, Jack Ma nói hạnh phúc khi làm thầy giáo nghèo hơn đối mặt với trách nhiệm của một ông trùm kinh doanh, một trong những người giàu nhất Trung Quốc. Cuộc đời ông trở nên phức tạp hơn khi bắt tay vào điều hành tập đoàn thương mại điện tử Alibaba.
"Tiền bạc tôi có hôm nay là một trách nhiệm. Đó là niềm tin mọi người đặt lên tôi", ông nói.
Tiếng Anh giúp thay đổi cuộc đời
Theo Eyerys, khả năng tiếng Anh thuần thục giúp Jack Ma mở công ty dịch thuật cho riêng mình. Làm việc với một số công ty Mỹ và nước ngoài đầu tiên tại Trung Quốc, ông bắt đầu ý thức về câu chuyện thành công của họ.
Trong lần sang Mỹ làm phiên dịch viên, ông liên lạc với người bạn Trung Quốc đang sống ở Seattle. Khi làm khách tại nhà bạn, ông tiếp xúc với máy tính lần đầu tiên. Thời điểm đó, máy tính cá nhân gần như không tồn tại ở Trung Quốc.
"Tôi đã hoảng sợ, bởi rất ít công ty ở Trung Quốc có máy vi tính. Đó được coi là công nghệ rất cao và rất đắt đỏ. Bạn tôi phải nói: Jack, không phải bom đâu, cứ chạm vào đâu cậu muốn. Tôi chưa từng chạm vào bàn phím trước đó. Đó là lý do tôi gọi mình là người đàn ông mù cưỡi trên lưng con hổ mù", ông chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn.
Thích thú trước máy vi tính và Internet, Jack Ma nhờ bạn tạo một website cho công ty dịch thuật của mình, chính thức hoạt động trên mạng vào năm 1995.
Từ xuất phát điểm thấp, Jack Ma trở thành tỷ phú có sức ảnh hưởng trên toàn thế giới. Ảnh: Alizila
Ý tưởng kinh doanh đến từ việc Jack Ma phát hiện không có kết quả về bia Trung Quốc khi gõ trên ô tìm kiếm trực tuyến. Ông lập China Pages, trang web liệt kê các doanh nghiệp và sản phẩm Trung Quốc, lôi kéo được hàng loạt email từ khắp thế giới nhằm tìm kiếm quan hệ đối tác. Để mở rộng và có thêm nguồn tài chính, Jack Ma quyết định hợp tác với một công ty của chính phủ. Tuy nhiên, do thiếu kinh nghiệm và tầm nhìn, Jack Ma thất bại.
Alibaba ra đời năm 1999 khi Jack Ma tập hợp 17 người bạn cùng phát triển ý tưởng về thị trường thương mại điện tử. Cuộc mạo hiểm lần này dẫn ông đến một loạt thất bại khác khi bị Thung lũng Silicon từ chối đầu tư với lý do ý tưởng "không sinh lãi và không bền vững". Công ty không tạo doanh thu suốt ba năm đầu tiên và đối mặt với phá sản trong 18 tháng, các doanh nghiệp hoài nghi về thị trường trực tuyến, vấn đề lục đục nội bộ công ty...
Mặc những khó khăn này, người đàn ông nhỏ bé đã tạo nên lịch sử. Không ngừng thu vén những mảnh vỡ, ông đưa Alibaba tiến lên phía trước, thách thức các doanh nghiệp lớn như eBay. Trong năm năm, Jack Ma "xóa sổ" eBay khỏi Trung Quốc, và cùng với sự trợ giúp của Jerry Yang - người sáng lập Yahoo!, mở rộng Alibaba ra thị trường quốc tế.
Hiện Jack Ma là một trong những người giàu nhất thế giới, ông chủ của một trong những công ty thương mại điện tử lớn nhất hành tinh. Năm 2009 và 2014, Jack Ma được tạp chí Time bình chọn là một trong 100 người ảnh hưởng nhất thế giới. Ông cũng từng xuất hiện trên trang nhất tạp chí Forbes.
"Bài học tôi nhận được từ những ngày đen tối tại Alibaba là bạn phải tạo giá trị, sự đổi mới và tầm nhìn cho nhóm của mình. Nếu không bỏ cuộc, bạn vẫn còn cơ hội. Bỏ cuộc chính là thất bại lớn nhất. Khi bạn nhỏ bé, bạn phải tập trung tối đa và dựa vào trí não, chứ không phải sức lực", triết lý này của ông trở thành kim chỉ nam của nhiều người trẻ.
Theo VNE
Cô giáo mầm non ước 'trẻ thêm ít tuổi để chưa về hưu' "Về hưu tôi không nói với ai, đi ra ngoài sợ bị hỏi lương. Mấy đêm nằm ngủ, nhiều lúc tôi khóc một mình", cô Trương Thị Lan nói. Trưa 1/11, trong căn nhà cấp bốn ở xã Cẩm Duệ (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh), cô Trương Thị Lan đang chuẩn bị bữa cơm cho gia đình. Những ngày này, cô bận rộn bởi...