Trường nợ… học phí của phụ huynh
Do dịch bệnh kéo dài, một số cơ sở giáo dục, trung tâm ngoại ngữ thu tiền trọn gói của phụ huynh song không có khả năng hoàn phí dù không duy trì hoạt động dạy học
Phản ánh với Báo Người Lao Động, nhiều phụ huynh có con học tại Trường Mầm non Mai Vàng (127-129 đường số 17, phường Tân Quy, quận 7, TP HCM) cho biết trường đã thu học phí tháng 5 nhưng do dịch bệnh, học sinh nghỉ học luôn sau đó. Đến nay, sau gần 5 tháng, trường này không có động thái hoàn trả học phí.
Nhiều tháng lỡ hẹn hoàn trả học phí
Chị Lê Hạnh, phụ huynh Trường Mầm non Mai Vàng, cho biết ngày 7-5, trường thông báo tổng kết năm học, làm lễ ra trường cho các bé khối lớp lá. Trường đề nghị các phụ huynh chưa đóng học phí tháng 5 thanh toán phí những ngày thực học của các bé để chi trả lương cho giáo viên, nhân viên. Tuy nhiên, trường lại không hề nhắc gì đến việc hoàn trả học phí cho các phụ huynh đã đóng, đặc biệt là với khối lớp lá đã ra trường. Khi phụ huynh hỏi thì trường hẹn sẽ hoàn trả vào đầu tháng 6-2021.
Trường Mầm non Mai Vàng khi còn hoạt động. (Ảnh do phụ huynh cung cấp)
Sau nhiều tháng không được hoàn phí, đến tận ngày 23-8, khi phụ huynh nói muốn phản ánh sự việc lên cấp quản lý thì Trường Mầm non Mai Vàng mới trả lời rằng không có khả năng chi trả. Trường cũng không xác định được thời điểm sẽ hoàn trả học phí tháng 5 cho phụ huynh mà chỉ trả lời chung chung là sẽ trả khi quay lại hoạt động.
“Mỗi phụ huynh đóng gần 3 triệu đồng, trường có 7 lớp với tổng số hơn 110 học sinh. Như vậy, trường đang tạm giữ của các phụ huynh là hơn 300 triệu đồng. Không ít gia đình rất khó khăn vì dịch bệnh, trông chờ vào trợ cấp nhưng vẫn không được hoàn trả học phí ” – chị Hạnh bức xúc.
Anh Thanh, phụ huynh có con học tiếng Anh tại Trung tâm Ngoại ngữ SAS (đường Nguyễn Văn Nghi, quận Gò Vấp, TP HCM), cho biết đã đóng học phí theo gói là hơn 16 triệu đồng. Con anh học được một nửa thời gian thì nghỉ vì dịch.
Video đang HOT
“Từ đó đến nay, trung tâm không liên lạc gì với phụ huynh về chuyện hoàn trả học phí hay quy đổi sang hình thức dạy học thế nào. Chúng tôi vẫn tưởng trung tâm nghỉ dịch theo quy định nhưng mới đây thì tá hỏa khi biết nhiều phụ huynh rơi vào tình cảnh tương tự. Nhiều học viên còn đóng luôn 2 khóa học với số tiền hơn 30 triệu đồng. Trung tâm này cũng nợ lương giáo viên, một số cơ sở ngừng hoạt động, nhiều phụ huynh liên lạc với trung tâm nhưng không được” – anh Thanh lo ngại.
Thâm hụt tài chính
Nhiều phụ huynh có con em học tại Trung tâm Ngoại ngữ SAS cho biết họ không nhận thông tin gì của trung tâm và các giải pháp cho phần học phí đã thu, cho đến khi nhiều học viên và giáo viên tố cáo trung tâm này nợ lương, không hoàn trả học phí và không liên lạc được.
Trước phản ánh của của học viên và giáo viên, Trung tâm Ngoại ngữ SAS đã có văn bản giải trình với Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM. Theo chủ đầu tư của trung tâm này, đợt dịch kéo dài đã ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động cũng như nguồn tài chính của trung tâm. Mặc dù cố gắng chuyển đổi hình thức dạy học sang trực tuyến tới ngày 20-7 để chờ ổn định lại sau khi dịch được kiểm soát nhưng dịch bệnh kéo dài, trung tâm vẫn phải đóng cửa. Do đợt giãn cách quá lâu nên trung tâm bị thiếu hụt nghiêm trọng về tài chính. Dựa vào tình hình và các chỉ đạo, trung tâm sẽ có các hình thức chuyển đổi phù hợp như tổ chức giảng dạy trực tuyến hoặc dạy tại trung tâm. Đối với lương giáo viên và nhân viên, trung tâm có văn bản xin gia hạn trả và có tính thêm % lãi suất trong thời gian nợ.
Phòng Giáo dục và Đào tạo quận 7 cũng đã yêu cầu Trường Mầm non Mai Vàng hoàn trả trước 30% trên tổng số học phí của tháng 5 từ ngày 16 đến 20-9, phần còn lại sẽ thanh toán khi trường hoạt động trở lại bình thường. Tuy nhiên, đến ngày 21-9, phụ huynh mới nhận được thông báo hoàn 30% học phí nhưng họ không đồng ý. “Khi thông báo đóng học phí, nhà trường yêu cầu đóng 100% thì ít nhất cũng phải hoàn trả 50%” – một phụ huynh nêu rõ.
Cần công khai, minh bạch
Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, nhiều phụ huynh cho biết dịch bệnh là điều không ai mong muốn, các cơ sở giáo dục khối ngoài công lập gặp nhiều khó khăn, phụ huynh sẵn sàng chia sẻ trong khả năng. Tuy nhiên, điều họ mong muốn là giải pháp công khai, minh bạch của các cơ sở, chứ không phải im lặng rồi “mất tích”.
Trung tâm ngoại ngữ bị "tố" thu tiền xong biến mất, nợ lương giáo viên
Nhiều học viên của Trung tâm ngoại ngữ SAS cho rằng, sau khi nộp tiền học, đơn vị này không mở lớp, cũng không liên lạc được. Trong khi đó, nhiều giáo viên giảng dạy tại đây cũng cho biết mình bị nợ lương.
Không dạy online, không liên lạc được
Chị T.H. cho hay đã cho hai con theo học tiếng Anh giao tiếp tại Trung tâm SAS tại chi nhánh Trần Thị Nghỉ (Gò Vấp) vào giữa năm 2020. Đến giữa tháng 3/2021, sau khi kết thúc khóa đầu tiên, chị tiếp tục đăng ký cho con theo học tại đây với mức học phí hơn 16 triệu đồng. Học được một thời gian thì dịch bùng phát nên nghỉ học từ đó đến nay. Phía trung tâm không dạy gì, kể cả dạy online như các nơi khác. Hơn nữa cũng không thể liên lạc được với trung tâm để hỏi tình hình.
Em M.H. sau khi cố gắng liên lạc với trung tâm không được đã đăng đàn lên Facebook để tìm kiếm người có trách nhiệm của SAS. Trước đó, H được nhân viên SAS tư vấn về 6 khóa học tiếng Anh giao tiếp cơ bản (S0,1,2,3,4,5) kéo dài trong một năm rưỡi. Đăng ký trọn gói sẽ được chiết khấu và còn được khuyến mãi một chuyến đi du lịch nên H. đã nộp tiền toàn khóa hơn 25 triệu đồng cho hai người.
Nhiều học viên tìm cách liên lạc với trung tâm nhưng không được phản hồi - Ảnh: DJ
H. cho biết: "Em theo học từ giữa tháng 3 đến hết tháng 5 thì hết khóa 1. Thời điểm này bắt đầu bùng dịch nên trung tâm tạm ngưng giảng dạy. Từ đó đến nay, trung tâm không liên lạc gì với em để dạy online. Em cũng tìm cách liên lạc với trung tâm nhưng không được. Fanpage của trung tâm thì bị xóa thông tin, đổi tên, nhân viên tư vấn thì hủy kết bạn".
"Đến tháng 7, Trung tâm ngưng dạy online với lý do nhân viên nhiễm COVID-19. Gọi điện số hotline của trung tâm thì không ai bắt máy", V.- một học viên của SAS nói.
Một số học viên khác cho biết trung vẫn kêu gọi học viên đóng tiền học phí tiếp tục để được học online.
Nhiều giáo viên "tố" bị nợ lương nhiều tháng
Một số giáo viên của SAS cho biết trung tâm này đang nợ lương giáo viên nhiều tháng liền.
"Tôi vẫn chưa được trả 80% lương tháng 3 và 100% lương tháng 4, đã nhiều lần liên lạc với những người có trách nhiệm trong công ty nhưng không được, lên tận trụ sở công ty thì không ai tiếp", một giáo viên giảng dạy tại cơ sở Gò Vấp cho hay.
Tương tự, một vài giáo viên tại các cơ sở của SAS ở Bình Thạnh cũng cho biết mình bị nợ lương. Nhiều người trở nên khó khăn khi bị nợ lương, dịch bệnh không có tiền xoay xở.
Trung tâm ngoại ngữ SAS tại Gò Vấp
Chủ đầu tư nói gì?
Trong công văn giải trình gửi tới cơ quan chức năng vào 23/9, Chủ đầu tư của Trung tâm ngoại ngữ Thế hệ mới (SAS) cho biết, do dịch COVID-19 đã gây ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động, cũng như nguồn tài chính của trung tâm. Mặc dù đã cố gắng chuyển đổi sang hình thức dạy trực tuyến đến ngày 20/7 để ổn định lại sau khi dịch được kiểm soát, nhưng vì tình dịch kéo dài, tuân thủ chỉ đạo của Nhà nước, các Sở ban ngành theo Chỉ thị 16 của Chính phủ nên tất cả các trung tâm phải đóng cửa để chung tay chống dịch.
Do giãn cách quá lâu, cùng với việc vẫn phải tốn chi phí cố định, phát sinh dẫn đến trung tâm bị hụt nghiêm trọng về tài chính, nên chưa thể chi trả đầy đủ tiền lương của nhân viên, giáo viên.
Để giải quyết vụ việc, chủ đầu tư đưa ra các phương án theo từng đối tượng.
Cụ thể, với khiếu nại của các học viên, trung tâm sẽ nghiêm chỉnh chấp hành theo Chỉ thị của Chính phủ. Dựa vào tình hình, cũng như theo chỉ đạo của UBND và Sở Giáo dục TPHCM, mà trung tâm sẽ có hình thức chuyển đổi phù hợp cho học viên như là giảng dạy trực tuyến, hoặc tổ chức học tại trung tâm tuân thủ đúng nguyên tắc theo thông tư hướng dẫn của Sở.
Đối với lương của giáo viên, nhân viên, Trung tâm đã có những văn bản xin gia hạn trả lương đối với giáo viên, nhân viên và có tính thêm % lãi suất trong thời gian nợ lương.
Nhiều sai phạm tài chính tại Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM Bộ GD-ĐT kiến nghị Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM nộp vào ngân sách nhà nước hơn 11 tỷ đồng, khoản kinh phí rút dự toán, không đúng quy định. Vừa qua Bộ GD-ĐT đã có kết luận thanh tra công tác quản lý tài chính tại Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM do ông Phạm Ngọc Thưởng, Thứ trưởng Bộ...