Trường ngoài công lập xin học trở lại: Đừng đòi hỏi kiểu ‘lợi một người, hại muôn người’
So sánh chuyện này với “kêu cứu” của một số trường ngoài công lập mới đây, mới hiểu vì sao lá đơn mới đây bị phản ứng mạnh mẽ như vậy. Đừng suy nghĩ đòi hỏi theo kiểu “lợi một người mà ảnh hưởng muôn người”…
ảnh minh họa.
Chiều qua (6/3), Hà Nội đã ra quyết định học sinh từ lớp 9 trở xuống nghỉ đến hết 15/3, còn đi học lại hay chưa thành phố sẽ quyết định vào cuối tuần tới.
Nhiều khả năng các tỉnh, thành khác cũng sẽ có quyết định tương tự. Chưa “chốt” được kết luận cuối cùng, vì không ai rõ rồi tới đây tình hình dịch nCoV sẽ diễn biến ra sao. Cả thế giới phập phồng lo sợ, chứ không chỉ riêng Việt Nam.
Hạnh phúc là gì? Theo một quan niệm được rất nhiều người đồng ý, hai yếu tố quan trọng đầu tiên là “thân không bệnh, tâm không loạn”. Câu nói “ sức khỏe là vàng” không phải là sáo rỗng. Thực tế trên thế giới ở những nơi dịch nCoV bùng phát đã cho thấy, mọi mưu cầu lúc ấy chỉ là thứ vô nghĩa, ngoài mưu cầu được mạnh khỏe.
Video đang HOT
Thế nhưng một số ngày vừa qua, lại xuất hiện một lá đơn được cho là được ký bởi một số trường học ngoài công lập “khẩn thiết” đề nghị Chính phủ cho học sinh đi học lại. Lá đơn này đưa ra lời lẽ “đao to, búa lớn”, cho rằng nếu trẻ không đi học sớm, trường không có tiền, “hàng trăm cơ sở mầm non nguy cơ phá sản, dẫn đến các cháu bé không người chăm nom, cha mẹ bị ảnh hưởng công việc. Hàng ngàn trung tâm ngoại ngữ nếu đóng cửa sẽ tạo ra khoảng trống vô cùng lớn trong nâng cao kỹ năng ngoại ngữ, đẩy lùi tiến trình hội nhập quốc tế”.
Lá đơn nêu trên, đã nhận được không ít phản bác, dù giáo dục bấy lâu nay là lĩnh vực dễ nhận được sự cảm thông chia sẻ của dư luận. Không ít ý kiến bác bỏ lá đơn trên, lập luận “nếu dịch tiếp mà thiệt hại còn lớn hơn nhiều. Thà chấp nhận thiệt hại nhỏ còn hơn thiệt hại lớn”.
Có ý kiến khá mạnh mẽ “lúc tốt tươi thì im ỉm thu hàng chục, hàng trăm triệu trên mỗi học sinh hàng năm, nay mới “nhịn ăn” vài bữa mà đã kêu ầm lên rồi. Các trường này khâu quản trị tài chính cũng không tốt, lúc tiền tấn thu về thì “tẩu tán” ngay, không đề phòng khi gặp khó”. Còn có ý kiến khác “kể cả các ông có phá sản ngay thì cũng đành chịu, trường tư cũng chỉ là một dạng doanh nghiệp đặc biệt. Cả xã hội ảnh hưởng, chứ đâu riêng gì các ông”.
Còn nhớ hơn nửa tháng trước, tại Bình Dương, một trường mầm non tư thục đã lường trước những khó khăn này, nên tự ra phương án cho một số cán bộ nhân viên nghỉ việc. Không kêu ca, không xin xỏ, không kể khổ, chấp nhận trường hợp bất khả kháng vì “thiên tai dịch họa”. So sánh chuyện này với “kêu cứu” của một số trường ngoài công lập mới đây, mới hiểu vì sao lá đơn mới đây bị phản ứng mạnh mẽ như vậy. Đừng suy nghĩ đòi hỏi theo kiểu “lợi một người mà ảnh hưởng muôn người”.
Minh Khang
Theo baophapluat
Học sinh đi học lại: Vừa mừng lại vừa lo
Sáng nay, 10-2, Bộ Y tế vừa có văn bản phúc đáp công văn của Bộ GD-ĐT, theo đó nếu các địa phương không có dịch có thể cho học sinh đi học sau khi đã tiêu độc, khử trùng lớp học, vệ sinh bàn ghế đảm bảo các điều kiện vệ sinh phòng bệnh cho học sinh (nước sạch và xà phòng).
Nghe thông tin này nhiều bậc phụ huynh- nhất là phụ huynh của các học sinh nhà trẻ và tiểu học vừa mừng mà cũng vừa lo. Mừng vì con trẻ đã có thể trở lại trường (sau 1 tuần học sinh nghỉ học mà phụ huynh vẫn phải đi làm); nhưng lo là vẫn không an tâm khi tình hình dịch nCoV vẫn còn diễn biến phức tạp, khó lường.
Không thể không lo khi tình hình bệnh dịch nCoV, tính đến hiện nay trên thế giới đã có 40.134 người mắc bệnh (riêng tại Trung Quốc là 39.752 người), số trường hợp tử vong do nCov là 904 người (tại Trung Quốc là 902 người).
Tại Việt Nam, đã có 14 trường hợp dương tính với nCoV, bao gồm 2 cha con người Trung Quốc (1 người đã khỏi và xuất viện); 6 người Việt Nam nhiễm nCoV đều trở về từ Vũ Hán, Trung Quốc (1 người đã khỏi và xuất viện); 5 người Việt Nam có tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với nCoV (1 người đã khỏi và xuất viện). Đến nay, Việt Nam đã điều trị khỏi và cho xuất viện 3 trường hợp.
Suốt tuần qua, các bậc phụ huynh hết sức khổ sở vì vẫn phải đi làm nhưng bọn trẻ lại nghỉ học. Không phải gia đình nào cũng có ông bà (nội hay ngoại), hay có người nhà để nhờ trông chừng con, nên cha mẹ thay phiên nhau xin nghỉ phép ở nhà trông con hoặc đem con đến cơ quan, giao cho con điện thoại, ipad để chơi....
Đón học sinh quay trở lại trường học vào đầu tuần sau, các trường cần phải làm đến nơi, đến chốn những khuyến cáo vệ sinh của ngành y tế.
Mặt khác, do đã nghỉ dài ngày dài từ Tết cho đến nay nên học sinh cũng nhớ trường, nhớ bạn. Vì vậy, nếu cơ quan chức năng kiểm soát được dịch bệnh, địa phương không có dịch thì việc cho các em tới trường càng sớm càng tốt.
Tuy nhiên, việc đi học trở lại trong tuần này thay vì nghỉ đến hết ngày 16-2 như kế hoạch ban đầu cũng khiến nhiều phụ huynh không yên tâm. Bởi dù gì cũng đã nghỉ được 1 tuần rồi, ráng thêm 1 tuần nữa để an toàn cho con trẻ.
Hơn nữa, các trường đón học sinh trở lại khi dịch bệnh nCoV vẫn còn và theo như nhận định của ngành y tế thì không chỉ phòng, chống duy nhất dịch nCoV, mà trong thời điểm này cũng là mùa của các dịch bệnh thủy đậu, cúm, quai bị..., không thể không lo được.
Mới đây ngành giáo dục TP HCM đã có 1 việc làm hay và thiết thực là tổ chức tập huấn cho giáo viên các trường, cán bộ Sở Y tế TP HCM đã hướng dẫn chi tiết những nội dung mà các trường cần thực hiện trước khi đón học sinh đến trường sau thời gian tạm nghỉ. Với tinh thần an toàn là trên hết, phụ huynh, giáo viên không nên chủ quan cũng không hoang mang, lo lắng với dịch bệnh nCoV. Đây là một sự cần thiết không chỉ ở TP HCM, mà rất cần được tất cả các trường trong cả nước nghiêm túc thực hiện.
Không thể nghỉ học kéo dài nhưng để đón học sinh quay trở lại trường học vào đầu tuần sau, ngay từ bây giờ mong rằng các trường và cả các bậc phụ huynh cần chung tay làm đến nơi, đến chốn những khuyến cáo vệ sinh của ngành y tế. Phải hết sức tránh tình trạng chủ quan, hay chỉ làm mang tính hình thức, đối phó.
Đức Huy
Theo nld.com.vn
TP.HCM chưa quyết định thời điểm học sinh trở lại trường Đến sáng 6/3, UBND TP.HCM vẫn chưa có quyết định về thời gian cho học sinh đi học lại do tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Phát biểu tại buổi làm việc với Hội đồng hiệu trưởng các trường đại học trên địa bàn TP.HCM về công tác phòng chống dịch Covid-19 sáng 6/3, ông Lê Thanh Liêm, Phó chủ tịch...