Trường ngoài công lập “kêu cứu”
Kéo dài thời gian tuyển sinh cho đến khi tuyển đủ chỉ tiêu được giao, có thể hết tháng 12/2011; đồng thời, cho phép các trường ĐH, CĐ khó khăn về nguồn tuyển, được xét tuyển cả khối B cho ngành kinh tế và các ngành khác chấp nhận kết quả thi khối B.
Đây là những dự kiến mà Hiệp hội các trường ĐH ngoài công lập đề xuất với Bộ GD-ĐT nhằm giúp các trường trực thuộc tuyển được thí sinh.
Theo GS Trần Hồng Quân, Chủ tịch hiệp hội, có thể kéo dài thời gian xét tuyển vì các trường đại học không nhất thiết khai giảng vào thời gian cố định.
Bên cạnh đó, số dôi dư nguồn tuyển của khối B còn nhiều, khối A lại cạn kiệt.
Video đang HOT
“Với những trường có nguy cơ đóng cửa, Bộ nên có đoàn công tác đi thị sát nắm tình hình, có giải pháp tình thế, hoặc giải pháp đặc biệt giúp các trường tháo gỡ khó khăn. Tránh tình trạng chỉ do không còn nguồn tuyển mà một số trường bế tắc trong duy trì hoạt động của nhà trường, có hại cho công cuộc xã hội hóa giáo dục” – ông Quân đề xuất.
Theo lập luận của hiệp hội thì “trong tất cả thành công hay thất bại của nhà trường, cũng đều có phần của Bộ GD&ĐT. Ngay từ năm nay, Bộ nên tập trung nghiên cứu cải cách khâu thi tuyển sinh.
Năm 2010, hiệp hội đã đề xuất giải pháp tình thế kéo dài thời gian tuyển sinh và chuyển chỉ tiêu đại học cho hệ cao đẳng, nhưng hiệu qủa không nhiều vì lúc ấy đã cạn nguồn tuyển.
Năm 2011, một lần nữa kiến nghị xem xét điểm sàn chung để có đủ nguồn tuyển cho tất cả các trường hoặc giao các trường tự chủ trong xác định điểm xét tuyển lại tiếp tục được đưa ra.
Tuy nhiên, Bộ GD-ĐT đều “bác” kiến nghị này, và duy trì mức điểm sàn hầu như không thay đổi trong 10 năm thực hiện thi “ba chung”.
Theo vietnamnet
Điểm sàn khối A, D: 13 điểm; khối B, C: 14 điểm
Sáng nay 8/8, Hội đồng điểm sàn Bộ GD-ĐT đã họp và thống nhất mức điểm sàn năm 2011 như sau: điểm sàn khối A, D là 13, khối B, C là 14 điểm. Điểm sàn CĐ của khối A, D là 10, của khối B, C là 11.
Mức điểm sàn năm nay tương đương như năm 2010.
Về quy định điểm trúng tuyển, mức chênh lệch điểm trúng tuyển giữa hai nhóm đối tượng kế tiếp là 1,0 (một điểm), giữa hai khu vực kế tiếp là 0,5 (nửa điểm);
Đối với các trường đóng tại vùng dân tộc thiểu số, mức chênh lệch điểm trúng tuyển giữa các nhóm đối tượng được phép lớn hơn 1,0 điểm nhưng không quá 1,5 điểm để số thí sinh trúng tuyển là người dân tộc thiểu số đạt tỷ lệ cần thiết.
Các trường dành chỉ tiêu tuyển sinh để đào tạo theo địa chỉ sử dụng và các trường có nhiệm vụ đào tạo nhân lực cho địa phương, mức chênh lệch điểm trúng tuyển giữa các khu vực được phép lớn hơn 0,5 nhưng không quá 1,0 điểm để tuyển đủ chỉ tiêu đã được giao.
Về việc đăng ký xét tuyển, thí sinh lưu ý, đã trúng tuyển ĐH, nếu có nguyện vọng học tại trường CĐ địa phương cùng khối thi và trong vùng tuyển, phải làm đơn kèm Giấy báo trúng tuyển gửi trường CĐ có nguyện vọng học để trường xét tuyển.
Thí sinh dự thi ĐH theo đề thi chung chỉ được tham gia xét tuyển vào các trường ĐH khi có tổng điểm 3 môn thi từ điểm sàn ĐH trở lên; vào các trường CĐ (hoặc hệ CĐ của trường ĐH hoặc trường cao đẳng thuộc các đại học) khi có tổng điểm 3 môn thi từ điểm sàn CĐ trở lên (không có môn nào bị điểm 0).
Các trường quy định mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển không thấp hơn điểm sàn.
Thí sinh dự thi cao đẳng theo đề thi chung, chỉ được tham gia xét tuyển vào các trường CĐ (hoặc hệ CĐ của trường ĐH; trường CĐ thuộc các ĐH) khi có tổng điểm 3 môn thi từ mức điểm tối thiểu theo quy định trở lên (không có môn nào bị điểm 0). Các trường cao đẳng quy định mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển không thấp hơn mức điểm tối thiểu quy định.
Theo Dân Trí
Nữ sinh chuyên Toán đỗ thủ khoa khối B ĐHKHTN - ĐHQGHN Là học sinh chuyên Toán, Lê Tùng Ngân trở thành thủ khoa khối B, ĐH Khoa học tự nhiên - ĐH Quốc gia Hà Nội với 29 điểm. Không những thế, Ngân còn đậu tiếp Trường ĐH Ngoại thương với 28,25 điểm. "Tiếp thu trên lớp, chăm học ở nhà là chính" Khi biết tin Lê Tùng Ngân đỗ thủ khoa, chúng tôi...