Trường nghèo không có máy tính, thầy giáo vẽ cả màn hình MS Word lên bảng phấn
Những hình ảnh do một thầy giáo ở quốc gia Tây Phi đăng tải trên mạng xã hội đã gây ấn tượng mạnh và khiến cư dân mạng xúc đông.
Thầy giáo Owura Kwadwo hiện đang dạy môn Tin học ở Ghana, một quốc gia Tây Phi.
Dạy học ở một trường làng, thiếu thốn cơ sở vật chất thiết yếu để dạy học, các giáo viên nơi đây phải tìm cách để truyền tải kiến thức cho học sinh.
Với vị thầy giáo dạy Tin học này, thầy quyết định dùng khiếu vẽ minh họa của mình để cho học sinh thấy được giao diện soạn thảo của Microsoft Word, bằng cách vẽ toàn bộ màn hình lên bảng phấn, từ đó học sinh chép lại và học theo.
“Ít nhất các em sẽ tưởng tượng được hình ảnh khi ngồi đối diện màn hình vi tính”. – Thầy cho biết.
Phương pháp dạy học này của thầy có vẻ rất hiệu quả, vì các em học sinh đều cảm thấy thích thú và học tập tốt.
Video đang HOT
“Tôi phải chắc chắn là các em hiểu rõ mọi kiến thức trước khi rời lớp học.”
Những hình ảnh này đã gây sốt không chỉ tại Ghana mà toàn thế giới. Nhiều người đặt câu hỏi, tại sao giờ đã là năm 2018 mà vẫn có trường không sắm nổi máy tính cho học sinh?
Thầy Kwadwo cho rằng, mọi thứ đang chầm chậm cải thiện: “Chính phủ hỗ trợ rất nhiều và tôi tin họ, họ đang cố gắng cải thiện Công nghệ thông tin cho giáo viên và các học sinh”.
Ở các thành phố lớn thì tốc độ phát triển nhanh hơn, nhưng ở những vùng nông thông thì còn rất chậm.
“Chúng tôi cần cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học đầy đủ và một nhà nước coi trọng sự nghiệp giáo dục.”
Sau khi những bức ảnh được đăng tải, thầy Kwadwo đã nhận được nhiều đề nghị quyên góp laptop và máy chiếu. Những người nổi tiếng cũng kêu gọi gây quỹ để mua máy tính cho trường. Đây là một tin tốt lành cho các em học sinh.
Thầy cho biết: “Còn rất nhiều trường đang phải đối mặt với vấn đề tương tự”
“Tôi có thể gửi những phần tài trợ cho họ để việc dạy tin học thuận tiện và mang lại lợi ích cho họ.”
Những nỗ lực và cam kết của thầy Kwadwo là một tấm gương sáng cho những giáo viên ở những nước đang phát triển như Ghana.
Tin học là một môn học thiết yếu cho thế hệ mai sau, nếu các giáo viên có thể truyền cảm hứng cho học sinh như thầy Kwadwo, đây sẽ là một điều đáng mừng!
Theo Giadinhmoi.vn
Thách thức trong xây dựng nhà ở công vụ giáo viên
Hiện ngành giáo dục và đào tạo (GD và T) tỉnh Quảng Bình có hơn 20 nghìn cán bộ, giáo viên (GV) và nhân viên, trong đó có gần 3.000 người có nhu cầu về chỗ ở. Trong khi đó, vấn đề nhà ở công vụ cho giáo viên mặc dù được quan tâm đầu tư xây dựng hằng năm song vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu. Việc chưa "an cư" đã tác động đến đời sống và hoạt động dạy học của các thầy giáo, cô giáo tại Quảng Bình.
Nhà công vụ giáo viên Trường tiểu học số 1 Hưng Trạch, huyện Bố Trạch được xây dựng khang trang.
Thiếu và xuống cấp
Theo Công đoàn ngành GD và T Quảng Bình, toàn ngành hiện có 1.389 phòng công vụ và đã bố trí cho 1.872 cán bộ, GV, nhân viên ở để phục vụ công tác giảng dạy tại các trường học. Tuy nhiên, hiện vẫn còn gần 3.000 GV, trong đó có hơn hai nghìn GV nữ có nhu cầu nhà ở công vụ. Tại huyện Bố Trạch, một trong những địa phương khó khăn nhất của tỉnh về nhà ở công vụ cho GV, Phó Trưởng Phòng GD và T Bố Trạch Võ Hải Quân cho biết, ở các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa hầu như các trường học đều không có nhà ở công vụ. áng chú ý, tất cả trường mầm non chưa có nhà công vụ, trong khi đó lượng GV trẻ từ đồng bằng lên dạy tại các xã miền núi khá nhiều và toàn bộ GV đều có nhu cầu ở nội trú. Phần lớn GV khi lên với các trường miền núi Bố Trạch đều phải thuê hoặc ở nhờ nhà dân. Trường tiểu học xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch có 10 điểm trường, trong đó có một điểm trung tâm còn chín điểm trường lẻ. Tại điểm trường trung tâm, có một số phòng cho GV ở nội trú; còn các điểm trường nằm rải rác theo biên giới Việt Nam - Lào, GV đều phải tự dựng nhà tạm hoặc ở nhờ nhà dân bản. Ngay cả khi có phòng nội trú thì GV vẫn chưa "an cư" do nhà xuống cấp nghiêm trọng. Xã Hưng Trạch, chỉ cách trung tâm huyện Bố Trạch khoảng 30 km nhưng cán bộ, GV ở đây phải sống trong khu tập thể nhà gỗ đã dựng gần 40 năm, bị xuống cấp nghiêm trọng.
Trong khi đó, điểm trường Yên Hợp thuộc Trường tiểu học và THCS xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa là nơi học tập của con em đồng bào Rục, có hoàn cảnh hết sức khó khăn. Hiệu trưởng Trần Giang Nam cho biết, điểm trường Yên Hợp có 28 GV ở xa đến giảng dạy. Do không có nhà tập thể cho nên phải ở tạm bợ trong các phòng học, phải ghép bàn ghế để ngủ lại. GV nam đã khó, GV nữ càng khó khăn, phiền toái hơn. ồng bào Rục đời sống cũng khó khăn, nhà cửa không đủ chỗ cho GV ở nhờ.
Không chỉ ở mầm non hay tiểu học, thầy giáo Nguyễn Xuân Hoàng, Hiệu trưởng Trường THPT Phan Bội Châu, huyện Tuyên Hóa , trường có gần 1.000 học sinh, với 24 lớp và 63 cán bộ, GV, trong đó có hơn hai phần ba người có nhu cầu ở nội trú. Tuy nhiên, trường chỉ có một khu nhà nội trú GV nằm trong khuôn viên được xây dựng từ năm 1992, đã xuống cấp, dột nát và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Vừa qua Sở GD và T Quảng Bình có chủ trương di dời nhà công vụ GV ra khỏi khuôn viên trường học và xây mới. Chính quyền địa phương đã ưu tiên cấp đất nhưng đến nay chưa có kinh phí để xây dựng. Gần 40 GV nội trú của trường vẫn phải ở trong những căn phòng nắng thì chói chang, mưa thì thấm dột mà chưa biết đến khi nào được di dời.
Không chỉ ở vùng sâu, vùng xa, miền núi khó khăn mà ngay tại trung tâm thị xã Ba ồn, tình trạng nhà công vụ GV cũng không khá hơn là mấy. Thầy giáo Trần Thanh Hải, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Lương Thế Vinh cho biết, nhà tập thể của trường được xây dựng từ năm 1976, gồm hai dãy nhà cấp 4 với 10 phòng, đến nay đã xuống cấp nghiêm trọng. Trong số 102 cán bộ và GV, có 25 người có nhu cầu ở nhà công vụ. Nhà trường đã bố trí nhà tập thể cho 12 cán bộ, GV, là những GV trẻ mới lập gia đình, có con nhỏ, thu nhập thấp. Số còn lại phải thuê nhà với giá khá cao, ảnh hưởng lớn đến đời sống.
Cần nhiều sự hỗ trợ
Những năm qua, Sở GD và T, Công đoàn ngành GD và T Quảng Bình đã kêu gọi sự hỗ trợ, ủng hộ của tập thể, cá nhân hảo tâm, huy động các nguồn lực để xây dựng nhà công vụ GV... Nhờ những cố gắng đó đã có gần 2.000 cán bộ, GV, nhân viên được ở nhà công vụ, ổn định cuộc sống, yên tâm giảng dạy. Từ năm 2017 đến nay, được sự hỗ trợ của Liên đoàn Lao động tỉnh Quảng Bình, Công đoàn Giáo dục Việt Nam, ngành GD và T Hà Nội, Công đoàn Giáo dục TP Hồ Chí Minh, các địa phương trong tỉnh xây dựng được bốn nhà ở công vụ GV cho bốn trường học ở những địa bàn khó khăn nhất. ó là nhà ở công vụ GV Trường tiểu học số 1 Hưng Trạch, huyện Bố Trạch, với sáu phòng ở; nhà công vụ GV Trường tiểu học Trường Sơn tại bản Sắt, xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh gồm ba phòng ở kiên cố; nhà công vụ GV xã Quảng Thạch, huyện Quảng Trạch; khu nhà công vụ gồm bốn phòng tại điểm trường Yên Hợp, xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa. Thầy giáo Nguyễn Hữu Thỉnh, Trường tiểu học số 1 Hưng Trạch : "Từ năm học này, chúng tôi không còn phải lo lắng, không còn cảnh lấy dụng cụ hứng nước mưa và cũng không còn cảnh tay xách, nách mang chạy bão, chạy lụt nữa".
Chủ tịch Công đoàn ngành GD và T Quảng Bình Nguyễn Tất Thiện cho biết, dù lãnh đạo các cấp của tỉnh Quảng Bình luôn quan tâm nhưng do tỉnh còn nghèo, nguồn kinh phí để đầu tư xây dựng hệ thống trường lớp còn thiếu cho nên việc làm nhà ở công vụ cho GV còn gặp khó khăn, hầu như chỉ mới dừng lại ở mức độ kinh phí đối ứng công trình được hỗ trợ. ể góp phần giảm bớt những khó khăn về nơi ở cho cán bộ, GV, lãnh đạo Sở GD và T và Công đoàn ngành đã và đang kêu gọi sự giúp đỡ của Công đoàn Giáo dục Việt Nam, từ các đơn vị bạn trong ngành GD và T có nguồn lực mạnh nhằm xây dựng nhà ở công vụ cho GV ở các vùng khó khăn. Cùng với việc trích từ nguồn quỹ "Mái ấm công đoàn" để xây dựng nhà ở cho đoàn viên công đoàn có hoàn cảnh khó khăn, hằng năm Liên đoàn Lao động tỉnh cũng ưu tiên một phần để xây dựng nhà ở công vụ cho GV. Bằng cách làm linh hoạt này, mỗi năm từ nguồn quỹ "Mái ấm công đoàn" và kinh phí hỗ trợ của các địa phương, Liên đoàn Lao động Quảng Bình cùng các huyện trong tỉnh xây dựng được từ ba đến năm nhà ở công vụ, trị giá từ 500 triệu đồng trở lên, góp phần giải quyết khó khăn về nhà ở cho GV ở các vùng sâu, miền núi.
Theo Nhandan.com.vn
"Cuộc chiến" chống hủ tục của giáo viên miền biên ải Mỗi khi có tiếng động mạnh, tiếng la hét của học sinh bán trú vang lên trong đêm, các thầy giáo tại trường phổ thông dân tộc bán trú THCS Nậm Típ, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) lại vùng dậy bảo vệ học trò trước nhóm thanh niên bản. Tục "bắt vợ" đang biến tướng, "cuộc chiến" chống vấn nạn này của các...