Trường nghề tuyển sinh trực tuyến để thu hút thí sinh do dịch Covid-19
Các trường nghề, đặc biệt khối ngành du lịch, tăng cường tuyển sinh trực tuyến để thu hút người học khi những ngành nghề này bị ảnh hưởng nặng nề vì dịch Covid-19.
Do ảnh hưởng dịch Covid-19 nhân lực ngành du lịch biến động mạnh. Các trường khối ngành này đưa ra nhiều phương án tuyển sinh – NGỌC DƯƠNG
Nội dung này được thể hiện trong hội nghị trực tuyến triển khai công tác truyền thông giáo dục nghề nghiệp chiều 23.4 do Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp tổ chức, có sự tham gia của đại diện một số sở LĐ-TB-XH, trường nghề gồm CĐ, trung cấp và Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa, Hiệp hội doanh nhân trẻ Việt Nam.
Tuyển thêm học sinh tốt nghiệp THCS
Có mặt tại hội nghị trực tuyến, tiến sĩ Tạ Xuân Tề, Hiệu trưởng Trường CĐ Công nghệ cao Đồng An, cho biết: “Điều mà các trường lo lắng nhất hiện nay vẫn là tuyển sinh. Chúng tôi đang rất lúng túng tìm cách làm thế nào để đạt kết quả? Khó nhất là việc tiếp cận với phụ huynh, học sinh vì thời điểm này dịch Covid-19 vẫn chưa hoàn toàn kết thúc. Trường đang phải làm công tác truyền thông quyết liệt để mang thông tin tới những người có nhu cầu học nghề”.
Khối ngành du lịch bị ảnh hưởng trực tiếp và nặng nề do mọi hoạt động đi lại, du lịch, kinh doanh nhà hàng khách sạn đều bị hạn chế để ngăn tình trạng lây nhiễm Covid-19. Ông Phạm Văn Long, Hiệu trưởng Trường CĐ Du lịch Hải Phòng, chia sẻ: “Năm nay là một trong những năm khó khăn đối với việc tuyển sinh nhóm ngành này. Các doanh nghiệp du lịch, lữ hành thời gian qua gần như dừng hoạt động, nhiều người bị cho nghỉ việc. Những thông tin này ảnh hưởng không ít tới tâm lý chọn ngành nghề của người học. Một số trường đang phải tính đến phương án tuyển sinh đa cấp học. Nghĩa là hướng đến việc tuyển thêm đối tượng học sinh tốt nghiệp THCS”.
Ông Long cho biết thêm trường đã liên lạc 168 trường THPT, giáo dục thường xuyên, nhưng hiện chưa thể tiếp xúc trực tiếp. Vì thế trường đẩy mạnh tuyển sinh trên mạng, dùng những bài giảng thực hành trực tuyến để xây dựng clip truyền thông mang tính chuyên sâu về chuyên ngành để hướng nghiệp cho thí sinh, đồng thời sử dụng các kênh Facebook, YouTube để tiếp cận người có nhu cầu học.
Video đang HOT
Các trường cao đẳng, trung cấp năm nay sẽ đẩy mạnh xét tuyển trực tuyến – MỸ QUYÊN
Tiếp cận thí sinh bằng ứng dụng công nghệ
Ông Trương Anh Dũng, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, nhấn mạnh: “Đặc biệt là vấn đề tuyển sinh, chúng tôi cũng khuyến khích các trường ứng dụng công nghệ thông tin để tiếp cận, hướng nghiệp người học và xét tuyển bằng các kênh trực tuyến để khắc phục tình trạng không thể tiếp cận trực tiếp với thí sinh như mọi năm”.
Cũng theo đại diện Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, điểm khác biệt của các trường nghề là được phép tuyển sinh quanh năm và tổ chức tốt nghiệp thành nhiều đợt, nên các trường có thể linh hoạt xây dựng các phương án tuyển sinh mà việc xét tuyển không cần tập trung vào một thời điểm.
Ông Vũ Xuân Hùng, Vụ trưởng Vụ Đào tạo chính quy, thông tin thêm: “Hiện có một số trường đã thiết lập chuyên trang tuyển sinh khá chuyên nghiệp, tiếp cận người học rất hiệu quả và tiếp nhận hồ sơ xét tuyển trực tuyến. Trong mấy năm qua, có trường đạt kết quả đạt 40-60% chỉ tiêu qua hình thức xét tuyển này. Nhiều trường cho biết năm nay tuyển sinh hoàn toàn qua trực tuyến”.
Theo ông Hùng, việc xét tuyển trực tuyến rất thuận tiện, người học chỉ cần đăng nhập vào thiết bị web hay di động để tìm hiểu ngành nghề trường, khi chọn được ngành, trường rồi thì khai báo thông tin đăng ký học gửi tới trường mình muốn học. Trên cơ sở dữ liệu đó, các trường sẽ xem xét phản hồi và thông báo trúng tuyển. Khi nhập học, người học mới cần nộp đầy đủ hồ sơ nộp theo quy định.
“Năm 2019, Tổng cục đã ra mắt ứng dụng Chọn nghề dành cho thí sinh muốn học CĐ, trung cấp. Thí sinh có thể truy cập để đăng ký xét tuyển. Đồng thời, các em cũng có thể vào trang web của Tổng cục hoặc trang web của các trường để tìm hiểu ngành nghề và đăng ký xét tuyển trực tuyến. Năm 2020, Tổng cục cũng triển khai quản lý dữ liệu tuyển sinh trực tuyến trên toàn quốc. Các số liệu kết quả tuyển sinh của từng ngành nghề, từng trường nghề, từng địa phương sẽ được cập nhật ở đây để công khai cho tất cả những người quan tâm được biết”, ông Vũ Xuân Hùng chia sẻ.
Mỹ Quyên
Trường nghề gặp khó trong đào tạo trực tuyến
Do dịch Covid-19 khiến các trường nghề gặp khó trong đào tạo nhất là với đặc thù 80% là thực hành.
Việc nghỉ học dài ngày do dịch Covid-19 khiến tất cả các trường học phải tính chuyện dạy học trực tuyến. Đối với các trường nghề, với đặc thù 80% là thực hành thì việc ứng dụng phần mềm học trực tuyến đáp ứng yêu cầu là không dễ dàng. Hiện nay, hầu hết các trường nghề phải sử dụng phần mềm miễn phí sẵn có, chỉ có thể áp dụng học lý thuyết. Làm thế nào để các trường nghề giảng dạy online, đáp ứng được yêu cầu dạy và học.
Cô giáo Võ Thị Hường đang dạy học trực tuyến trên E-Learning.
9h sáng nay, cô Võ Thị Hường, giáo viên bộ môn công nghệ thông tin, Trường Cao đẳng cơ điện Hà Nội chuẩn bị sẵn giáo án cho buổi học online đầu tiên với học sinh. Việc đầu tiên là điểm danh sinh viên vào lớp học, kiểm tra vở ghi bài, giảng bài và tương tác với sinh viên như tại lớp học trực tiếp. Cô Võ Thị Hường cho biết, công nghệ đào tạo trực tuyến E-Learning, giúp giảng viên có thể thiết kế bài giảng tăng tính tương tác dành cho sinh viên.
"Với trường nghề thì chúng ta vẫn có thể thực hiện thực hành. Ví dụ như với khoa học công nghệ thông tin thì chúng tôi vẫn có thể thực hành trên máy và giáo viên sinh viên vẫn có thể thực hiện nguyên tắc và làm bài trên máy và tôi vẫn có thể kiểm tra bài của sinh viên với các nghề liên quan đến thực hiện trực tiếp. Chúng ta vẫn có các thiết kế có thể trực tiếp thực hiện cho giáo viên xem và có thể thực hành. Sinh viên có thể được giao các bài tập khi sinh viên đang ở nhà có thể vẫn có thể thực hiện được", cô Hường cho biết thêm.
Sinh viên có thể tham gia học trực tuyến tại nhà hoặc nơi có mạng internet ổn định.
Mới đây, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội) có công văn hướng dẫn các trường nghề triển khai chương trình đào tạo trực tuyến. Theo đó, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp khuyến khích các trường đầu tư, xây dựng hệ thống đào tạo trực tuyến chuyên nghiệp bao gồm việc học tập trực tuyến, hệ thống quản lý học tập trực tuyến, hệ thống quản lý nội dung học tập bằng các giải pháp công nghệ phục vụ cho cả mục tiêu đào tạo trước mắt và lâu dài.
Tuy nhiên, không phải trường nghề nào cũng có thể xây dựng phần mềm trực tuyến đáp ứng được nhu cầu dạy và học của giáo viên và sinh viên của trường, nhiều trường nghề phải sử dụng phần mềm miễn phí để áp dụng giảng dạy online và gặp nhiều khó khăn bởi không phải sinh viên nào cũng có điều kiện học online và chưa ý thức tự giác khi tham gia học trực tuyến. Nhiều sinh viên ở vùng sâu vùng xa, mạng internet không ổn định, thiết bị học tập như máy tính, điện thoại chưa đáp ứng được yêu cầu.
Ông Phạm Xuân Khánh - Hiệu trưởng Trường cao đẳng nghề công nghệ cao Hà Nội chia sẻ: "Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 như vậy thì nhà trường buộc phải áp dụng hình thức học trực tuyến, mặc dù tương đối khó khăn trong việc kiểm soát chất lượng và kiểm soát công tác tổ chức đào tạo. Hiện tại chúng tôi chưa có công cụ chuyên nghiệp để xây dựng các bài giảng online, chưa có các phòng studio và hệ thống mạng chưa đủ hiện đại. Chúng tôi cũng cần phải xây dựng quy chế, chế độ cho giáo viên về vấn đề công nhận kết quả học tập trực tuyến, trách nhiệm của giáo viên và học sinh, sinh viên, làm thế nào để đảm bảo tiến độ và chất lượng đào tạo".
Sinh viên có thể thực hành trên máy thật khi quay trở lại trường học sau khi hết dịch covid-19.
Có thể thấy, những trường nghề có khả năng đáp ứng yêu cầu đào tạo nghề trực tuyến không nhiều. Ông Đồng Văn Ngọc, Hiệu trưởng Cao đẳng cơ điện Hà Nội cho biết, nhà trường đã có 3 năm nghiên cứu xây dựng hệ thống học trực tuyến E-learning vào giảng dạy và quản trị số trong dạy và học.
Do dịch Covid 19, tiến độ xây dựng được đẩy nhanh hơn và áp dụng ngay khi Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp yêu cầu các trường nghề xây dựng phần mềm dạy và học trực tuyến. Đây là phần mềm dành riêng cho sinh viên trường nghề, không chỉ quản lý, kết nối với cán bộ, giảng viên, học sinh, sinh viên, E-Learning còn kết nối được với giảng viên giỏi trên toàn thế giới, tiếp cận và đào tạo sinh viên ở bất kỳ nơi nào, bất kỳ không gian, thời gian nào.
Phần mềm này là giải pháp công nghệ có tính mở và đang sử dụng thông dụng trên thế giới, được thiết lập như một nhà trường có hệ thống quản trị từ Ban giám hiệu đến các phòng khoa, các thầy, cô giáo đến lớp học và các sinh viên. Tất cả các khâu các chuỗi này được số hóa và quản trị.
Ông Đồng Văn Ngọc nói: "Có thể nói đến giờ phút này, nhà trường đào tạo không biên giới. Đối với đào tạo trực tuyến, trường chúng tôi đào tạo ở 3 nội dung, đó là tất cả các môn học chung như chính trị, pháp luật, những môn học cơ bản của các nghề, tiếng Anh, tin học, chúng tôi áp dụng lý thuyết hoàn toàn học E-learning. Những phần học lý thuyết của những nghề mà 80% là thực hành, 20% là lý thuyết thì lý thuyết đó chúng tôi đào tạo bằng E-learning. Kết thục mùa dịch này, khi sinh viên quay trở lại, chúng tôi sẽ tổ chức kiểm tra, đánh giá, nếu em nào học sót buổi nào, chúng tôi sẽ đào tạo miễn phí".
Quá trình hợp tác xây dựng phần mềm, điều khó nhất đối với trường nghề là xây dựng phần mềm trực tuyến phù hợp với từng bài giảng, số hóa công nghệ những môn thực hành qua thực tế ảo 3D như một hệ thống máy học tập bình thường hình thái mô phỏng, sinh viên có thể thao tác rất chuyên nghiệp về mặt quy trình chọn từng cái cờ lê mỏ lết đúng với kích thước, tiết giảm được thời gian về nguy cơ rủi ro cho sinh viên.
"Cách thực hành thì tùy từng môn, những môn như công nghệ thông tin thì chúng ta có thể đưa lên được bài giảng online được nhưng những môn như công nghệ ô tô thì chúng ta chỉ sử dụng công nghệ hỗ trợ về soạn thảo các bài giảng dạy tương tác 3D, giúp sinh viên mô phỏng toàn bộ quá trình làm việc từ việc họ đấu sai điện bị chập cháy thì cũng có thể thực hiện được nên khi sinh viên chọn không đúng một cờ lê mỏ lết thì không làm được, giúp sinh viên thành thạo về mặt thao tác khi xuống phòng thực hành thì giảm thiểu được rủi ro hỏng máy của phòng thực hành của thầy cô", ông Ngọc cho hay.
Thực tế cho thấy, mỗi trường nghề đều cần có phần mềm học trực tuyến phù hợp với đặc thù riêng của từng trường và không phải trường nào cũng có khả năng xây dựng hệ thống đào tạo trực tuyến chuyên nghiệp. Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cũng đề nghị các trường khẩn trương xây dựng, tổ chức đào tạo trực tuyến với những nội dung, môn học chung; nội dung, môn học lý thuyết bằng việc khai thác, ứng dụng triệt để các chương trình, ứng dụng hiện có trên Internet./.
Kim Thanh
Vượt qua định kiến, trường nghề đào tạo online Trong khi nhiều ý kiến nhận định trường nghề không thể đào tạo trực tuyến vì phải 'cầm tay, chỉ việc' thì trường Cao đẳng (CĐ) Cơ điện Hà Nội đã thực hiện giải pháp này trong mùa dịch Covid-19. Hiệu trưởng Đồng Văn Ngọc khẳng định đào tạo nghề trực tuyến giải quyết được tất cả khâu quản lý đào tạo và...