Trường nghề “lên giá”
Mới là đợt khai giảng đầu tiên nhưng nhiều trường cao đẳng nghề trong cả nước đã tuyển sinh đủ, thậm chí vượt chỉ tiêu thay vì phải tuyển thành 3 – 4 đợt như các năm trước.
Nhờ đầu tư trang thiết bị hiện đại, giáo trình tiếp cận khu vực, nhiều trường nghề cam kết hoàn trả 100% học phí nếu sinh viên không xin được việc làm. Ảnh: NGUYỄN HẢI
Cùng với sự tăng trưởng đáng mừng trong công tác tuyển sinh, 26 trường nghề còn “ghi điểm” thêm trong mùa tuyển sinh năm nay với cam kết trả lại học phí nếu sinh viên không xin được việc làm.
“Hồ sơ nộp vào quá nhiều”
Đây là chia sẻ của lãnh đạo không ít trường cao đẳng nghề đã khai giảng xong đợt 1 và gần như đủ chỉ tiêu tuyển sinh của cả mùa. Đáng nói, so với những năm học trước, nhiều trường mạnh dạn nâng chỉ tiêu của cả bậc cao đẳng, trung cấp và đều sớm “cán đích” con số đã đề ra.
Năm học 2018, Trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội tăng chỉ tiêu tuyển sinh từ 1.200 lên 1.500. Trong đó, hệ cao đẳng chính quy tăng chỉ tiêu từ 900 năm 2017 lên 1.200 năm 2018; hệ trung cấp là 300. Theo ông Đồng Văn Ngọc – Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội, năm nay nhà trường không chờ “vớt” thí sinh không đỗ các trường đại học mà gần như tuyển sinh song song, hồ sơ nộp vào quá nhiều và chắc chắn đủ chỉ tiêu cho dù chỉ tiêu tăng hơn 20% so với năm học trước.
Tại Trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội, với 28 ngành đào tạo và hệ đào tạo linh hoạt, nhà trường cũng nhanh chóng tuyển được đông đảo thí sinh và gần như không phải chờ các trường đại học loại xong mới tuyển. Một trong những thế mạnh của nhà trường là hệ đào tạo rất linh hoạt, tạo điều kiện tối đa cho mọi đối tượng người học: Hệ ngắn hạn dưới 3 tháng, hệ cao đẳng liên thông 1 năm, hệ cao đẳng cấp độ quốc tế 2,5 năm,…
Video đang HOT
Từ ngày 1.1.2017, Bộ LĐTBXH chính thức là cơ quan quản lý nhà nước hệ thống giáo dục nghề nghiệp với gần 2.000 cơ sở. Thời điểm đó, lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp đối diện nhiều khó khăn với sự sa sút trong tuyển sinh, hàng trăm cơ sở dạy nghề trong tình trạng “chết lâm sàng”, sinh viên tốt nghiệp khó tìm việc làm,… Với nhiều nỗ lực của cơ quan chức năng, tính đến hết năm 2017, tuyển sinh học nghề của cả nước là 2.204.400 người, đạt 100,2% so với kế hoạch năm. Hiện, ở không ít trường cao đẳng nghề, số sinh viên nhập học tăng hẳn so với năm trước, thậm chí có trường điểm đầu vào cao hơn nhiều trường đại học.
80% số sinh viên học nghề có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp
Theo Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, năm 2017, với 1.983.960 người tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp nghề thì có 79% số sinh viên cao đẳng ra trường có việc làm, con số này ở bậc trung cấp là 82%. Sự “đắt hàng” của người học nghề đối lập với bức tranh hẩm hiu của các cử nhân hiện nay: Khoảng 200.000 người có trình độ đại học, cao đẳng đang thất nghiệp.
Những năm trước, trên 85% số sinh viên Trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội có việc làm trước khi ra trường, trên 95% số sinh viên có việc làm sau 3 tháng tốt nghiệp với mức lương 5-15 triệu đồng/tháng. Ông Phạm Xuân Khánh – Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội – cho hay, từ năm 2018 nhà trường cam kết 100% sinh viên có việc làm sau 6 tháng.
Chung mục tiêu, năm 2018, Trường Cao đẳng nghề Cơ điện Hà Nội cam kết 100% sinh viên sau khi ra trường 6 tháng có việc làm, lương khởi điểm chương trình đại trà tối thiểu là 5 triệu đồng/người/tháng; lớp chất lượng cao tối thiểu từ 7 triệu đồng/người/tháng. Nếu sinh viên không có việc làm do nhà trường thì nhà trường sẽ hoàn trả 100% học phí.
TS Nguyễn Hồng Minh – Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ LĐTBXH) – cho biết, để nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo, cung ứng nhân lực đáp ứng đòi hỏi nhu cầu thị trường việc làm, thời gian tới cơ quan chức năng sẽ tiến hành sáp nhập, giải thể các cơ sở giáo dục không đáp ứng điều kiện, quy định về đầu tư và hoạt động.
“Từ nay đến cuối năm, Tổng cục sẽ cùng các địa phương tiến hành rà soát, sắp xếp các tổ chức giáo dục nghề nghiệp để năm 2019 trình Chính phủ, theo tinh thần thận trọng, không vội vàng, đảm bảo bước đi vững chắc với mục tiêu đến năm 2021 sẽ giảm 10% các cơ sở công lập. Riêng các trường đào tạo ngành nghề đặc thù sẽ xem xét để tiếp tục hoạt động” – ông Minh nói.
Nỗ lực để có thêm các trường cam kết 100% sinh viên có việc
Trao đổi với PV Báo Lao Động chiều 28.8, TS Nguyễn Hồng Minh – Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp – cho biết, việc 26 trường cam kết trả lại học phí nếu sinh viên không có việc làm là nỗ lực nâng cao chất lượng đào tạo và tạo việc làm cho sinh viên. Tổng cục muốn có thêm nhiều trường như thế và đang nỗ lực làm. Hiện cũng có nhiều trường có cam kết trả lại học phí nhưng không bao phủ hết các ngành, riêng 26 trường này là tương đối tổng thể.
Ông Minh cũng kỳ vọng với những cam kết cụ thể, rõ ràng, chi tiết, nếu làm tốt sẽ tạo điều kiện làm thành bước ngoặt với lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp từ tuyển sinh, giải quyết việc làm cho sinh viên, nâng cao thu nhập.
Trước đó, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cho hay, năm 2018 đặt mục tiêu tuyển sinh GDNN đạt 2.200.000 người, trong đó: Tuyển sinh trình độ cao đẳng và trung cấp là 540.000 HSSV; trình độ cơ cấp và dưới 3 tháng là 1.660.000 người. L.P
QUỲNH CHI
Theo laodong.vn
Đến năm 2020, 70% thanh niên TP.HCM hội nhập với thị trường lao động quốc tế
Ngày 27.8, UBND TP.HCM có kế hoạch triển khai thực hiện nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho thanh niên thành phố giai đoạn 2018 - 2020.
Học viên học nghề sửa chữa điện tử ở Trung tâm dạy nghề Tân Bình (TP.HCM) - ẢNH: T.B
Nội dung thực hiện của kế hoạch sẽ nâng cao công tác tuyển sinh đào tạo đảm bảo quy mô, số lượng và chất lượng tuyển sinh trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp ở các cấp trình độ đào tạo cao đẳng, trung cấp, sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng.
Hằng năm tổ chức tuyển sinh mới trung bình khoảng 461.000 người gồm có 45.000 sinh viên cao đẳng, 36.000 học sinh trung cấp, 380.000 học viên sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng.
Đến năm 2020, TP.HCM đào tạo hơn 1,38 triệu người học, bao gồm 135.000 sinh viên cao đẳng, 108 học sinh trung cấp và hơn 1,1 triệu học viên sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng.
Ngoài ra, cơ quan thực hiện cần nâng cao năng lực ngoại ngữ cho thanh niên trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; điều tra, khảo sát số lượng thanh niên trong lực lượng lao động được giáo dục nghề nghiệp; đầu tư cơ sở vật chất trong lĩnh vực công nghệ thông tin; tư vấn, giới thiệu việc làm và nâng cao kỹ năng mềm cho thanh niên...
Nguồn kinh phí thực hiện các công việc trên sẽ lấy 100% từ ngân sách của thành phố.
Kế hoạch yêu cầu đến năm 2020, 70% thanh niên trong lực lượng lao động được giáo dục nghề nghiệp và kỹ năng nghề nghiệp để thích ứng, hội nhập với thị trường lao động trong nước và quốc tế.
Thực hiện lồng ghép các nội dung của kế hoạch vào chương trình kế hoạch công tác của cơ quan, đơn vị; bố trí ngân sách trong dự toán được giao để thực hiện tốt các nội dung kế hoạch.
Theo thanhnien.vn
Xét tuyển ĐH, CĐ năm 2018: Đảm bảo quyền tự chủ của các trường Mùa tuyển sinh sắp kết thúc, mặc dù năm nay điểm sàn giảm nhưng đánh giá chung lượng tuyển sinh vẫn đảm bảo. Nhiều cơ sở đã đủ nguồn tuyển ngay sau kết thúc nguyện vọng 1. Để có nhìn nhận, đánh giá khách quan về công tác tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2018, ông Trần Anh Tuấn - Phó Vụ trưởng Vụ Giáo...