Trường nghề gặp khó trong đào tạo trực tuyến
Do dịch Covid-19 khiến các trường nghề gặp khó trong đào tạo nhất là với đặc thù 80% là thực hành.
Việc nghỉ học dài ngày do dịch Covid-19 khiến tất cả các trường học phải tính chuyện dạy học trực tuyến. Đối với các trường nghề, với đặc thù 80% là thực hành thì việc ứng dụng phần mềm học trực tuyến đáp ứng yêu cầu là không dễ dàng. Hiện nay, hầu hết các trường nghề phải sử dụng phần mềm miễn phí sẵn có, chỉ có thể áp dụng học lý thuyết. Làm thế nào để các trường nghề giảng dạy online, đáp ứng được yêu cầu dạy và học.
Cô giáo Võ Thị Hường đang dạy học trực tuyến trên E-Learning.
9h sáng nay, cô Võ Thị Hường, giáo viên bộ môn công nghệ thông tin, Trường Cao đẳng cơ điện Hà Nội chuẩn bị sẵn giáo án cho buổi học online đầu tiên với học sinh. Việc đầu tiên là điểm danh sinh viên vào lớp học, kiểm tra vở ghi bài, giảng bài và tương tác với sinh viên như tại lớp học trực tiếp. Cô Võ Thị Hường cho biết, công nghệ đào tạo trực tuyến E-Learning, giúp giảng viên có thể thiết kế bài giảng tăng tính tương tác dành cho sinh viên.
“Với trường nghề thì chúng ta vẫn có thể thực hiện thực hành. Ví dụ như với khoa học công nghệ thông tin thì chúng tôi vẫn có thể thực hành trên máy và giáo viên sinh viên vẫn có thể thực hiện nguyên tắc và làm bài trên máy và tôi vẫn có thể kiểm tra bài của sinh viên với các nghề liên quan đến thực hiện trực tiếp. Chúng ta vẫn có các thiết kế có thể trực tiếp thực hiện cho giáo viên xem và có thể thực hành. Sinh viên có thể được giao các bài tập khi sinh viên đang ở nhà có thể vẫn có thể thực hiện được”, cô Hường cho biết thêm.
Sinh viên có thể tham gia học trực tuyến tại nhà hoặc nơi có mạng internet ổn định.
Mới đây, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội) có công văn hướng dẫn các trường nghề triển khai chương trình đào tạo trực tuyến. Theo đó, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp khuyến khích các trường đầu tư, xây dựng hệ thống đào tạo trực tuyến chuyên nghiệp bao gồm việc học tập trực tuyến, hệ thống quản lý học tập trực tuyến, hệ thống quản lý nội dung học tập bằng các giải pháp công nghệ phục vụ cho cả mục tiêu đào tạo trước mắt và lâu dài.
Tuy nhiên, không phải trường nghề nào cũng có thể xây dựng phần mềm trực tuyến đáp ứng được nhu cầu dạy và học của giáo viên và sinh viên của trường, nhiều trường nghề phải sử dụng phần mềm miễn phí để áp dụng giảng dạy online và gặp nhiều khó khăn bởi không phải sinh viên nào cũng có điều kiện học online và chưa ý thức tự giác khi tham gia học trực tuyến. Nhiều sinh viên ở vùng sâu vùng xa, mạng internet không ổn định, thiết bị học tập như máy tính, điện thoại chưa đáp ứng được yêu cầu.
Ông Phạm Xuân Khánh – Hiệu trưởng Trường cao đẳng nghề công nghệ cao Hà Nội chia sẻ: “Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 như vậy thì nhà trường buộc phải áp dụng hình thức học trực tuyến, mặc dù tương đối khó khăn trong việc kiểm soát chất lượng và kiểm soát công tác tổ chức đào tạo. Hiện tại chúng tôi chưa có công cụ chuyên nghiệp để xây dựng các bài giảng online, chưa có các phòng studio và hệ thống mạng chưa đủ hiện đại. Chúng tôi cũng cần phải xây dựng quy chế, chế độ cho giáo viên về vấn đề công nhận kết quả học tập trực tuyến, trách nhiệm của giáo viên và học sinh, sinh viên, làm thế nào để đảm bảo tiến độ và chất lượng đào tạo”.
Video đang HOT
Sinh viên có thể thực hành trên máy thật khi quay trở lại trường học sau khi hết dịch covid-19.
Có thể thấy, những trường nghề có khả năng đáp ứng yêu cầu đào tạo nghề trực tuyến không nhiều. Ông Đồng Văn Ngọc, Hiệu trưởng Cao đẳng cơ điện Hà Nội cho biết, nhà trường đã có 3 năm nghiên cứu xây dựng hệ thống học trực tuyến E-learning vào giảng dạy và quản trị số trong dạy và học.
Do dịch Covid 19, tiến độ xây dựng được đẩy nhanh hơn và áp dụng ngay khi Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp yêu cầu các trường nghề xây dựng phần mềm dạy và học trực tuyến. Đây là phần mềm dành riêng cho sinh viên trường nghề, không chỉ quản lý, kết nối với cán bộ, giảng viên, học sinh, sinh viên, E-Learning còn kết nối được với giảng viên giỏi trên toàn thế giới, tiếp cận và đào tạo sinh viên ở bất kỳ nơi nào, bất kỳ không gian, thời gian nào.
Phần mềm này là giải pháp công nghệ có tính mở và đang sử dụng thông dụng trên thế giới, được thiết lập như một nhà trường có hệ thống quản trị từ Ban giám hiệu đến các phòng khoa, các thầy, cô giáo đến lớp học và các sinh viên. Tất cả các khâu các chuỗi này được số hóa và quản trị.
Ông Đồng Văn Ngọc nói: “Có thể nói đến giờ phút này, nhà trường đào tạo không biên giới. Đối với đào tạo trực tuyến, trường chúng tôi đào tạo ở 3 nội dung, đó là tất cả các môn học chung như chính trị, pháp luật, những môn học cơ bản của các nghề, tiếng Anh, tin học, chúng tôi áp dụng lý thuyết hoàn toàn học E-learning. Những phần học lý thuyết của những nghề mà 80% là thực hành, 20% là lý thuyết thì lý thuyết đó chúng tôi đào tạo bằng E-learning. Kết thục mùa dịch này, khi sinh viên quay trở lại, chúng tôi sẽ tổ chức kiểm tra, đánh giá, nếu em nào học sót buổi nào, chúng tôi sẽ đào tạo miễn phí”.
Quá trình hợp tác xây dựng phần mềm, điều khó nhất đối với trường nghề là xây dựng phần mềm trực tuyến phù hợp với từng bài giảng, số hóa công nghệ những môn thực hành qua thực tế ảo 3D như một hệ thống máy học tập bình thường hình thái mô phỏng, sinh viên có thể thao tác rất chuyên nghiệp về mặt quy trình chọn từng cái cờ lê mỏ lết đúng với kích thước, tiết giảm được thời gian về nguy cơ rủi ro cho sinh viên.
“Cách thực hành thì tùy từng môn, những môn như công nghệ thông tin thì chúng ta có thể đưa lên được bài giảng online được nhưng những môn như công nghệ ô tô thì chúng ta chỉ sử dụng công nghệ hỗ trợ về soạn thảo các bài giảng dạy tương tác 3D, giúp sinh viên mô phỏng toàn bộ quá trình làm việc từ việc họ đấu sai điện bị chập cháy thì cũng có thể thực hiện được nên khi sinh viên chọn không đúng một cờ lê mỏ lết thì không làm được, giúp sinh viên thành thạo về mặt thao tác khi xuống phòng thực hành thì giảm thiểu được rủi ro hỏng máy của phòng thực hành của thầy cô”, ông Ngọc cho hay.
Thực tế cho thấy, mỗi trường nghề đều cần có phần mềm học trực tuyến phù hợp với đặc thù riêng của từng trường và không phải trường nào cũng có khả năng xây dựng hệ thống đào tạo trực tuyến chuyên nghiệp. Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cũng đề nghị các trường khẩn trương xây dựng, tổ chức đào tạo trực tuyến với những nội dung, môn học chung; nội dung, môn học lý thuyết bằng việc khai thác, ứng dụng triệt để các chương trình, ứng dụng hiện có trên Internet./.
Kim Thanh
Vượt qua định kiến, trường nghề đào tạo online
Trong khi nhiều ý kiến nhận định trường nghề không thể đào tạo trực tuyến vì phải 'cầm tay, chỉ việc' thì trường Cao đẳng (CĐ) Cơ điện Hà Nội đã thực hiện giải pháp này trong mùa dịch Covid-19.
Hiệu trưởng Đồng Văn Ngọc khẳng định đào tạo nghề trực tuyến giải quyết được tất cả khâu quản lý đào tạo và quản trị nội dung dạy học.
Hiệu trưởng Đồng Văn Ngọc
Nhiều nội dung được đào tạo trực tuyến
Ông có thể chia sẻ về việc nhà trường đã đầu tư hạ tầng và nhân lực như thế nào để triển khai đào tạo nghề trực tuyến?
- Trường CĐ Cơ điện Hà Nội đã chuẩn bị đào tạo E-Learning trong 3 năm một cách bài bản và đồng bộ. Thứ nhất, trường chuẩn bị công nghệ để xây dựng hệ thống đào tạo trực tuyến có tính mở và thông dụng trên thế giới. Hệ thống này được thiết lập như một nhà trường có quản trị, số hóa từ Ban giám hiệu đến các phòng khoa tới giảng viên, lớp học và sinh viên (SV). Khi giải quyết được bài toán công nghệ, chúng tôi mời một DN đủ tầm cùng xây dựng hệ thống đào tạo vừa thử nghiệm cho từng hoạt động, đến thời điểm này đã thành công.
Tiếp nữa, để giảng viên làm chủ công nghệ, chúng tôi tổ chức đào tạo những kỹ năng và vận hành quản trị lớp học trực tuyến. Các SV cũng được tập huấn để biết cách học trực tuyến, thảo luận nhóm, làm bài kiểm tra. Trước mỗi buổi học, SV được giáo viên gửi trước tài liệu bản mềm để chuẩn bị các nội dung. Công nghệ lưu trữ và đường truyền phải bảo đảm 1 ngày dạy 3 ca với 90 lớp học. Về dữ liệu, chúng tôi sử dụng công nghệ đám mây (iCloud) và đầu tư máy chủ riêng (server) để quản lý và bảo mật thông tin.
Hiện nay nhà trường triển khai đào tạo trực tuyến ở những nội dung nào?
- Chúng tôi áp dụng đào tạo trực tuyến ở 3 nội dung: Tất cả các môn học chung (Chính trị, Pháp luật...); những môn học cơ bản của các ngành nghề; môn Tiếng Anh, Tin học và lý thuyết chuyên môn của các nội dung học nghề.
Khi hết dịch Covid-19, SV quay trở lại trường, chúng tôi sẽ kiểm tra đánh giá lại trước khi chuyển sang học thực hành và đưa đến DN trải nghiệm. Tuy nhiên, để chuẩn bị cho những nội dung này bảo đảm chất lượng, nhà trường đưa ra các kịch bản tác động của đào tạo nghề trực tuyến có thế mạnh và hạn chế gì để từ đó quản trị.
Bà Võ Thị Hường đang đào tạo trực tuyến. Ảnh: Thủy Trúc
Công nghệ bảo đảm chất lượng đào tạo
Nhiều người rất lo ngại về việc kiểm tra đánh giá đào tạo trực tuyến, có thể xảy ra gian lận, nhà trường sẽ xử lý bằng cách nào?
- Hiện nay hệ thống đào tạo trực tuyến của trường có công nghệ kiểm tra đánh giá SV để đảm bảo chất lượng. Trong một lớp học trực tuyến có phần mềm hỗ trợ giáo viên tổ chức giao lưu với SV, hoạt động nhóm, người học phát biểu như ở lớp học truyền thống. Hệ thống đào tạo này có phần mềm tổ chức thi và đánh giá với đầy đủ các chức năng. Giáo viên đưa những câu hỏi vào ngân hàng đề thi và phần mềm tráo đề.
SV bốc thăm vào đề nào sẽ làm đề ấy, sau đó giáo viên sẽ chấm và tổng hợp như bình thường. Tuy phần mềm đào tạo trực tuyến đảm bảo chất lượng từ khâu điểm danh SV đến đánh giá nhưng khi các em quay trở lại trường, bằng những giải pháp khác nhau, chúng tôi vẫn sẽ kiểm tra lại vòng nữa. Chúng tôi muốn kiểm tra lại kiến thức và bài tập đó có thực chất. Ví dụ như khi SV ngồi trước khuôn hình làm bài kiểm tra nhưng có người nào ngồi sau nhắc mà góc hình không thấy.
Có những khó khăn gì khi học nghề trực tuyến?
- Đào tạo trực tuyến ở trường CĐ Cơ điện Hà Nội về cơ bản giải quyết được tất cả khâu quản lý đào tạo và quản trị những nội dung dạy học lý thuyết. Nguồn tài nguyên của nhà trường sẽ được giàu lên bởi từng ngày các học liệu của giảng viên được số hóa, lưu trữ tại cơ sở dữ liệu.
Đến thời điểm này, đào tạo trực tuyến sẽ đưa trường CĐ Cơ điện Hà Nội thành mô hình trường học không biên giới. Chúng tôi có thể mời giảng viên nước ngoài cùng tham gia giảng dạy trực tuyến môn Tiếng Anh... Công nghệ này cũng giúp giáo viên trong việc tổ chức đào tạo, sản xuất học liệu và cập nhật nâng cao.
Tuy nhiên, nhà trường vẫn quan tâm đến việc làm thế nào để đảm bảo chất lượng cho SV. Đào tạo nghề trực tuyến đòi hỏi nhiều nội dung phải "cầm tay chỉ việc". Và nhiều công đoạn SV phải học thực tập trên chính máy móc và công nghệ mà chúng tôi đang đầu tư tại các phòng học hiện nay.
Xin cảm ơn ông!
"Đào tạo trực tuyến khắc phục được nhiều thứ so với đào tạo trực tiếp. Ví dụ, tương tác với SV thông qua chia sẻ màn hình của giáo viên trong quá trình thực hiện những thao tác trên máy và các em quan sát và làm theo. Giáo viên lấy được quyền chia sẻ màn hình của SV và có thể dễ dàng kiểm tra bài tập khi các em làm... " - Giảng viên Khoa CNTT, trường CĐ Cơ điện Hà Nội
Võ Thị Hường
Trần Oanh
Vì sao giáo dục trực tuyến chưa hiệu quả? Giáo dục trực tuyến đã xuất hiện từ khoảng cuối năm 1999 và rất phổ biến trên thế giới. Tuy nhiên, tại Việt Nam, hình thức đào tạo trực tuyến chưa được sử dụng nhiều, nhất là bậc phổ thông Theo thống kê của Cyber Universities năm 2018, có hơn 80% trường ĐH tại Mỹ sử dụng phương thức đào tạo trực tuyến,...