Trường nghề “đói” thí sinh
Năm nay các trường đua nhau trang bị cơ sở vật chất cũng như đội ngũ giáo viên có trình độ để chờ đón sinh viên; nhiều nhà tuyển dụng “khát” lao động lành nghề nhưng học sinh vẫn thờ ơ với các trường dạy nghề.
Không khác với dự đoán, trước mùa tuyển sinh năm nay, điệp khúc “thừa thầy thiếu thợ” lại tiếp tục được các trường đào tạo nghề, cũng như các doanh nghiệp nhắc đến.
Tuyển 1500, chỉ 40 muốn học
Ông Trần Đại Nghĩa, Cán bộ phòng Tuyển sinh, Trường Cao đẳng nghề Văn Lang cho biết, mỗi năm trường ra chỉ tiêu tuyển sinh khoảng hơn 1000 sinh viên nhưng tình trạng thiếu đầu vào luôn phổ biến.
Mùa tuyển sinh năm nay, trường có chỉ tiêu tuyển 1500 sinh viên, đến thời điểm hiện tại mới có 40 bộ hồ sơ của các em đang học Trung học phổ thông gửi về trường. Với lượng hồ sơ ít ỏi như vậy, trường không thể tuyển được như chỉ tiêu dự kiến.
Cùng chung cảnh ngộ, ông Phạm Nam Hưng, Giám đốc Trung tâm Tư vấn và phát triển tài năng Việt Nam thuộc Cao đẳng nghề Kinh tế – Kỹ thuật Vinatex chia sẻ: “Năm nay, chỉ tiêu tuyển sinh của riêng Trung tâm là 300 hồ sơ nhưng đến nay số lượng hồ sơ chúng tôi nhận được chỉ đếm trên đầu ngón tay. Gần như năm nào, chúng tôi cũng thiếu số lượng chỉ tiêu tuyển sinh”.
Theo ông Nghĩa, hầu hết các trường Cao đẳng, Trung cấp nghề chỉ thu hút được 70% lượng học sinh nộp hồ sơ. Thậm chí, có nhiều trường đến thời điểm bước vào năm học mới nhưng không đủ học sinh để mở lớp.
Video đang HOT
Hiện tại, một số trường đào tạo nghề tại nước ta đang thiếu học viên trầm trọng
Doanh nghiệp “đỏ mắt” tìm lao động
Nhiều năm qua, các trường Cao đẳng, Trung cấp nghề đua nhau mở ra, dùng các chiêu khuyến khích tuyển sinh để có nguồn nhân lực phục vụ việc đào tạo. Người ta cho rằng đây sẽ là nguồn nhân lực có tay nghề phục vụ cho các doanh nghiệp đang trong tình trạng “khát” thợ lành nghề.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, các doanh nghiệp có nhu cầu về nhân lực đang “đỏ mắt” tìm công nhân mà không thấy. Nhiều công ty, doanh nghiệp khi tìm đến trường nghề tuyển thợ đã phải về tay không vì các trường không đáp ứng được nhu cầu này.
Theo ông Đào Duy Kha, Phó Tổng Giám đốc công ty nhựa Việt Nam: “Nhiều công ty thành viên đang có nhu cầu tuyển nhân lực từ các trường đào tạo nghề nhưng báo cáo lên Tổng công ty là thiếu công nhân mà không tuyển ở đâu được. Cứ đến thời điểm giữa, cuối năm học, chúng tôi lại tìm về các trường dạy nghề để tìm công nhân có tay nghề, được đào tạo cơ bản để tuyển dụng nhưng để tìm được số lượng công nhân làm được việc ngay quả khó như mò kim đáy bể”.
Ông Nguyễn Minh Tuân, Giám đốc Công ty quà tặng UvipViet (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết: “Công ty chúng tôi cũng thường xuyên đến các trường Cao đẳng, Trung cấp nghề tuyển nhân sự, nhiều doanh nghiệp cũng có nhu cầu về các thợ giỏi về cơ khí như tiện, hàn…với mức lương 3 – 5 triệu đồng /tháng, tuy nhiên các trường vẫn không thể đáp ứng được công nhân”.
Vì sao trường nghề… “ế”?
Lý giải tình trạng này, ông Phạm Nam Hưng thẳng thắn: “Sở dĩ xảy ra tình trạng đói học sinh vì thực chất Cao đẳng, Trung cấp nghề nói chung vẫn chưa thu hút được sinh viên đăng ký vào. Mang tiếng là Cao đẳng nhưng nặng về chữ “Nghề” hơn nên nhiều học sinh không mặn mà với trường. Theo tôi, trường nào có dính vào chữ “nghề” là học sinh tỏ ra không thích, họ chỉ thích đi tìm những trường cao đẳng chính quy. Thậm chí, học nghề cũng khiến cho nhiều học sinh bị “mặc cảm”. Một vấn đề quan trọng nữa là việc làm khi ra trường rất nan giải. Mặc dù trên danh nghĩa là các doanh nghiệp cần các sinh viên trường nghề tuy nhiên không hẳn như vậy. Việc đào tạo tại các trường nghề nhiều khi không phù hợp với yêu cầu của các doanh nghiệp”.
Còn theo lý giải của ông Trần Đại Nghĩa thì các trường nghề nói riêng, trường Cao đẳng, Đại học nói chung mở ra quá nhiều nên học sinh có nhiều lựa chọn hơn. Trong khi đó, rõ ràng xét về bằng cấp, các trường nghề bất lợi hơn các trường chính quy mà lại đặt ra chỉ tiêu tuyển sinh quá nhiều so với nhu cầu học tập của học sinh.
Ngoài ra, vấn đề chất lượng đào tạo, cơ sở vật chất của nhà trường vẫn chưa đủ tin tưởng để cho các học sinh nộp hồ sơ vào học. “Nhiều học sinh cũng chưa hiểu hết được lợi ích của việc học nghề.
Các em cứ nghĩ rằng nhiều sinh viên trường ĐH-CĐ chính quy còn thất nghiệp huống chi là trường nghề, trong khi nhu cầu nhân lực của các công ty, doanh nghiệp hiện nay là rất lớn, có khi sinh viên trường nghề còn có cơ hội việc làm cao hơn nhiều so với các sinh viên chính quy khác”, ông Nghĩa nói.
Một nguyên nhân khác khiến cho các trường nghề “ế” học sinh, theo ông Vũ Thắng, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Trường Trung cấp kinh tế Kỹ thuật công nghiệp Hà Thái là hiện việc đào tạo nghề chỉ được đến Cao đẳng, bởi theo quy định thì các trường này không được đào tạo liên thông lên Đại học như các trường chính quy.
Nói cách khác, đầu vào của các trường nghề là rất đơn giản, trong khi đó, các trường chính quy lại tổ chức thi, xét tuyển rất công phu. Chính vì vậy, về vấn đề đầu ra, giá trị bằng cấp của trường chính quy chắc chắn hơn hẳn trường nghề.
Theo Người đưa tin
Danh mục mã trường và đơn vị đăng ký dự thi ĐH, CĐ
Hôm nay (11/3), bộ Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố danh mục mã trường THPT, đơn vị đăng ký, mã tỉnh, phân chia khu vực trong kỳ tuyển sinh ĐH, CĐ 2011.
Thí sinh Hà Nội trong kỳ tuyển sinh ĐH năm 2010.
Trên cơ sở báo cáo của các sở giáo dục và đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tập hợp danh mục mã trường THPT, trường nghề và tương đương; danh mục đơn vị đăng ký dự thi năm 2011 để phục vụ công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính qui năm 2011.
Tải danh mục mã trường THPT, trường nghề Tại đây
Tải danh mục mã trường, đơn vị đăng ký dự thi Tại đây
Tải danh mục phân chia khu vực tuyển sinh Tại đây
Tải danh mục mã tỉnh Tại đây
Thủy Nguyên
Theo Bưu Điện Việt Nam
Công nghệ gian lận thi cử ngày càng tinh vi Với những công nghệ này thì những bài thi dù khó đến đâu cũng không vấn đề gì. Những chiếc đồng hồ và những chiếc bút nhìn bên ngoài rất bình thường, nhưng lại có khả năng thu nhận những đoạn tin nhắn nhỏ. Đó có phải là những thiết bị do thám mới nhất? Thật ra đó là những thiết bị gian...