Trường nghề buồn hiu mùa tuyển sinh
Vào mùa tuyển sinh hằng năm, trong khi các trường ĐH hân hoan với một mùa tuyển sinh mới thì cũng là lúc các trường nghề buồn hiu bởi nhiều quy định bất lợi khiến các trường thiệt đơn, thiệt kép.
Thông tư 57 của Bộ GD-ĐT quy định các trường ĐH không đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp (TCCN) được xem là tín hiệu vui cho các trường nghề vì sẽ có một lượng lớn thí sinh không vào TCCN trong các trường ĐH sẽ tính đến phương án học nghề.
Thế nhưng tháng 6/2011, khi Bộ GD-ĐT sửa đổi điều 6 trong Thông tư 57, nêu rõ các trường ĐH không phải ngừng tuyển sinh hệ TCCN ngay năm 2012 mà xây dựng lộ trình giảm dần chỉ tiêu tuyển sinh hệ này (mỗi năm giảm không thấp hơn 20% so với chỉ tiêu năm 2011) để dừng tuyển sinh hệ đào tạo này trước năm 2017 khiến các trường nghề lại rơi vào hụt hẫng.
Bộ GD-ĐT sửa đổi điều 6 trong Thông tư 57 khiến các trường TCCN hụt hẫng – Ảnh minh họa
Theo lãnh đạo một trường nghề, trong khi chờ đến năm 2017 thì các trường ĐH cũng kịp vét hết thí sinh, bằng chứng là nhiều trường ĐH không những không giảm mà còn tăng chỉ tiêu đào tạo hệ TCCN.
Trước thực trạng thừa thầy, thiếu thợ, quy định về phân luồng học sinh sau THCS và THPT cũng được xem là hy vọng cho các trường nghề thì cũng ngay sau đó, Bộ GD-ĐT ra quy định siết chặt liên thông. Lý do bộ đưa ra là để kiểm soát chất lượng đầu vào và giữ vững cấu trúc nguồn nhân lực, tránh tình trạng người học nghề rầm rộ thi liên thông lên ĐH.
Video đang HOT
Thế nhưng, lãnh đạo nhiều trường nghề lại cho rằng quy định này đã dập tắt mong muốn học lên của người học bởi tâm lý thí sinh lâu nay chỉ coi trường nghề là chỗ tạm trú, dù thế nào cũng phải có bằng ĐH. Vì thế, quy định này không giúp các trường nghề mà còn khiến họ tuyển sinh chật vật hơn vì người học thà ở nhà ôn thi cho đến khi đậu ĐH cho bằng được chứ nhất quyết không chịu học nghề.
Theo ông Nguyễn Đắc Hiển, Trưởng Phòng Đào tạo Trường Trung cấp nghề Công nghệ – Kỹ thuật Hùng Vương, vì hầu hết trường nghề đều tổ chức xét tuyển nên các trường trung cấp nghề lại gánh thêm phần thiệt thòi bởi ngoài một số ít đối tượng không đủ điều kiện xét học CĐ thì đều đăng ký xét tuyển vào CĐ nghề, chứ không đời nào chịu vào trung cấp.
Chính vì quy định này, theo nhiều chuyên gia, đã nảy sinh một hệ lụy khác, đó là hầu hết trường trung cấp đều cố “chạy” nâng lên thành trường CĐ dù không đủ chuẩn về cơ sở vật chất. Để cầm cự trong điều kiện tuyển sinh quá khó khăn, ngoài một số ít trường có điều kiện chuyển hướng đào tạo theo chuẩn quốc tế, không ít trường phải cho thuê trang thiết bị, tuyển sinh sơ cấp ngắn hạn khiến các trường nghề xa rời mục tiêu đào tạo chính thống.
Chỉ khi nào Bộ GD-ĐT trả việc đào tạo nghề cho các trường nghề, khi đó các trường mới có thể trụ được.
Theo Đặng Trinh (Người lao động)
Trường nghề lay lắt
Bỏ chi phí lớn để đầu tư trang thiết bị dạy học nhưng khan hiếm người học khiến bức tranh về các trường nghề càng ngày càng ảm đạm
Trong khi một số trường nghề đã bị "thâu tóm" vào các trường ĐH thì cũng còn không ít trường vì không tuyển sinh được nên cầm cự bằng nhiều cách như cho thuê trang thiết bị, tuyển sinh sơ cấp, ngắn hạn... khiến các trường nghề đang xa dần mục tiêu đào tạo chính thống.
Quá nhiều bất lợi
Thông tư 57 của Bộ GD-ĐT quy định các trường ĐH không đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp (TCCN) được xem là tín hiệu vui cho các trường nghề vì sẽ có một lượng lớn thí sinh không vào TCCN trong các trường ĐH sẽ tính đến phương án học nghề. Thế nhưng, tháng 6-2011, khi Bộ GD-ĐT sửa đổi điều 6 trong Thông tư 57 nêu rõ các trường ĐH không phải ngừng tuyển sinh hệ TCCN ngay từ năm 2012 mà xây dựng lộ trình giảm dần chỉ tiêu tuyển sinh hệ này (mỗi năm giảm không thấp hơn 20% so với chỉ tiêu năm 2011) để dừng tuyển sinh hệ đào tạo này trước năm 2017 khiến các trường nghề lại rơi vào hụt hẫng.
Hiện các trường ĐH không những không giảm mà còn tăng chỉ tiêu TCCN. Đơn cử như tại Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, trong khi lẽ ra phải giảm không thấp hơn 20% so với chỉ tiêu TCCN năm 2011 theo yêu cầu của Bộ GD-ĐT thì năm 2012 lại thêm đến 4.000 chỉ tiêu, tăng hơn 45% so với năm trước.
ThS Đỗ Thị Phương Khanh hướng dẫn sinh viên Khoa Cơ khí thực hành trên máy CNC tại Trường Cao đẳng Kỹ thuật Lý Tự Trọng . Ảnh: TẤN THẠNH
Hiệu trưởng một trường nghề tại TPHCM cho biết: "Trong khi chờ đến năm 2017 thì các trường ĐH cũng kịp vét hết thí sinh, nhất là khi dự thảo về đào tạo liên thông mới đây của bộ sẽ siết chặt liên thông thì còn ai dám vào trường nghề".
Vị hiệu trưởng này phân tích: Dự thảo quy định nếu liên thông từ trình độ trung cấp nghề, TCCN lên trình độ CĐ, từ trình độ CĐ nghề, CĐ lên ĐH, thí sinh sẽ phải dự thi tuyển một môn văn hóa theo khối thi của ngành dự định học liên thông trong kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy hằng năm do Bộ GD-ĐT tổ chức và thêm 2 môn cơ sở ngành.
Bộ thừa biết tâm lý lâu nay của người học đều cho rằng trường nghề chỉ là chỗ "tạm trú", dù thế nào cũng phải có bằng ĐH, giờ nếu siết chặt liên thông thì chẳng thà học sinh ở nhà ôn thi ĐH cho đến khi nào đậu mới thôi chứ học nghề làm gì?
Cầm cự
Để duy trì hoạt động, nhiều trường nghề đã tính đến các phương án cầm cự. Trường Trung cấp nghề Lê Thị Riêng thông báo tuyển sinh các khóa sơ cấp nghề với thời gian đào tạo chỉ từ 1-3 tháng, Trường Trung cấp nghề Việt Giao cũng chiêu sinh những khóa nghề ngắn hạn và phối hợp đào tạo theo đặt hàng của các doanh nghiệp. Trường CĐ Kỹ thuật Lý Tự Trọng tuyển sinh đủ hệ TCCN nhưng hệ CĐ nghề thì đến nay vẫn chưa tuyển đủ chỉ tiêu.
Theo hiệu trưởng một trường nghề: "Bất đắc dĩ chúng tôi mới phải làm vậy vì đào tạo sơ cấp, ngắn hạn là chúng tôi xa dần mục tiêu chính thống của trường nghề. Nhưng nếu không cầm cự như vậy thì chúng tôi lấy gì sống khi hằng tháng vẫn phải trả tiền thuê địa điểm, trả lương cho nhân viên. Chúng tôi còn đang tính đến phương án cho thuê thiết bị để nuôi trường, tránh lãng phí".
Ths Ngô Thị Quỳnh Xuân, Hiệu trưởng Trường CĐ nghề Du lịch Sài Gòn, bày tỏ: "Các trường ĐH được đào tạo nghề quá nhiều là nguyên nhân không nhỏ khiến các trường nghề lâm vào thế khó. Xét về Luật Giáo dục thì các trường ĐH đào tạo nghề không sai nhưng đã là nghề thì phải có thực hành, trong khi chương trình dạy nghề ở các trường ĐH chủ yếu dạy lý thuyết. Ngược lại, các trường nghề biết phải đào tạo ra sao để các em có một nghề thuần thục. Về cơ sở vật chất, các trường đã trang bị khá đầy đủ trang thiết bị để học viên thực hành. Mỗi hệ có một mục tiêu đào tạo khác nhau, vì vậy nên trả lại việc đào tạo nghề cho các trường nghề".
TS Đỗ Kỳ Công, Trường CĐ Kỹ thuật Lý Tự Trọng, nhận định: "Việc các trường nghề tuyển sinh khó khăn cũng phản ánh có sự sàng lọc chất lượng giảng dạy ở các trường. Nhiều trường quảng cáo quá mức nhưng chất lượng đào tạo kém, cơ sở vật chất lại đi thuê, không đáp ứng được yêu cầu giảng dạy. Học viên ra trường không kiếm được việc làm. Khi đã bộc lộ những yếu kém và không tạo được uy tín với học viên thì việc khó tuyển sinh là điều dễ hiểu".
Theo người lao động
Rút ngắn thời gian học phổ thông: Bắt đầu từ việc phân luồng Một số chuyên gia cho rằng chương trình giáo dục phổ thông không còn phụ hợp với thực tế, cần phải thay đổi để rút ngắn thời gian học. Tuy nhiên, xét về một góc độ nào đó thì "lộ trình" rút ngắn thời gian học đã được đề cập đến trong việc phân luồng học sinh. Với các quy định hiện nay...