Trường, ngành nào nhiều khả năng trúng tuyển?
Định hướng cho học sinh chọn ngành nghề phù hợp với năng lực bản thân và nhu cầu xã hội là nội dung chính trong buổi tư vấn mùa thi diễn ra tại Trung tâm văn hóa tỉnh Bình Phước sáng 16.2.
Học sinh tỉnh Bình Phước tham gia gian hàng tư vấn của các trường – Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Hơn 1.000 học sinh (HS) từ các trường THPT của Bình Phước đã có mặt để theo dõi chương trình. Toàn thể HS trong tỉnh cũng theo dõi chương trình qua sóng truyền hình trực tiếp của Đài phát thanh – truyền hình tỉnh Bình Phước.
Điểm chuẩn không cao, ngành mới…
Một HS đặt câu hỏi được rất nhiều HS khác đồng tình: “Năm 2014 thi vào trường nào, ngành nào dễ đậu nhất?”. Đây là câu hỏi thường gặp ở các buổi tư vấn và cũng không dễ có câu trả lời cụ thể.
Chương trình Tư vấn mùa thi trân trọng cảm ơn Công ty Vietravel đã hỗ trợ phương tiện vận chuyển cho đoàn tư vấn. Cảm ơn sự hỗ trợ của Tỉnh đoàn Bình Phước, Sở GD-ĐT tỉnh, Công ty máy tính Nguyễn Lâm (Bình Dương), VNPT Bình Phước.
Thạc sĩ Lê Văn Phùng, Trưởng phòng Khảo thí và kiểm định chất lượng Trường ĐH Tài nguyên – Môi trường, cho biết thí sinh nên theo dõi điểm chuẩn các ngành học qua các năm để xem ngành nào có điểm chuẩn vừa với sức học của mình. Một lưu ý là chọn các ngành học mới sẽ dễ trúng tuyển hơn vì ít thí sinh thi và thường điểm chuẩn năm đầu tiên không cao.
Một HS Trường THPT Đồng Xoài thắc mắc về ngành công nghệ kỹ thuật hóa học và cơ hội việc làm. Tiến sĩ Nguyễn Đức Minh, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, cho biết ngành này tuyển khối A, B. Đây là ngành giao thoa giữa một số ngành khác như công nghiệp thực phẩm, sinh học, các ngành kỹ thuật… Sinh viên ra trường có thể làm cán bộ nghiên cứu, cán bộ giảng dạy tại các trường ĐH, CĐ, các công ty chuyển giao công nghệ hóa học, công ty bán thiết bị, máy móc hóa học…
Nhiều HS cũng muốn biết về những chương trình học tập quốc tế nhưng học ở VN cho đỡ tốn kém. Tiến sĩ Nguyễn Văn Chung, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TP.HCM), cho biết HS có thể theo học chương trình do trường cấp bằng, học tại trường, kiểm tra tiếng Anh đầu vào để xếp lớp. Thứ hai là chương trình liên kết 2 năm tại VN và 2 năm tại các trường đối tác ở nước ngoài.
Video đang HOT
Chọn ngành có điều kiện phát triển ở địa phương
Phần lớn các HS tham gia chương trình đều cho biết muốn quay trở lại tỉnh nhà làm việc sau khi học xong ĐH, CĐ.
Trả lời câu hỏi của HS về những ngành học có thể làm việc ở Bình Phước, tiến sĩ Nguyễn Văn Nam, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Lạc Hồng, cho biết những ngành thuộc về nông nghiệp, lâm nghiệp là cần thiết nhất đối với sự phát triển của tỉnh này.
Lê Văn Nguyên, HS Trường THCS Nguyễn Du, nhờ tư vấn: “Học lực của em thi ĐH chỉ được khoảng 14 – 15 điểm nhưng em muốn học xong, ra trường về tỉnh trồng cây cao su. Vậy có trường nào phù hợp?”. Thạc sĩ Vũ Thu Hương, Phó giám đốc Trường ĐH Lâm nghiệp (cơ sở 2), cho biết: “Với mức điểm này, em hoàn toàn có khả năng trúng tuyển vào các ngành học liên quan như trồng trọt, lâm sinh, công nghệ chế biến lâm sản…”.
Một HS đặt câu hỏi qua đường dây nóng của chương trình: “Em muốn về địa phương làm đăng kiểm đường bộ thì nên học trường nào?”. Thạc sĩ Cổ Tấn Anh Vũ, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM, cho biết: “Nếu muốn làm trực tiếp bộ phận đăng kiểm các phương tiện đường bộ, em nên học các ngành liên quan đến cơ khí, cơ điện, để có hiểu biết, kiến thức giám sát, đánh giá đường bộ. Ngoài ra, cũng có thể học các ngành khác như kế toán, văn phòng… vì trong cơ quan đăng kiểm cũng có rất nhiều bộ phận khác cùng làm việc”.
Chọn trường vừa sức
Chiều 15.2, đoàn tư vấn của Báo Thanh Niên đã đến với HS Trường THPT Đồng Phú (huyện Đồng Phú) và Trường THCS-THPT Đồng Tiến (huyện Đồng Tiến) của tỉnh Bình Phước.
Đây là lần đầu tiên có đoàn tư vấn đến Trường THPT Đồng Phú. Ông Nguyễn Văn Phong, Phó hiệu trưởng nhà trường, mong muốn các thầy, cô tư vấn giúp HS chọn trường vừa sức vì đa phần HS của trường có học lực trung bình. Trong số 10 lớp 12, chỉ có 2 lớp có HS có học lực trung bình khá trở lên. Vì vậy, các chuyên gia cũng tập trung giúp HS cách chọn trường phù hợp. Tiến sĩ Nguyễn Văn Nam, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Lạc Hồng, cho biết HS đa phần hỏi về việc thi vào các trường có điểm chuẩn tương đương điểm sàn và bậc CĐ. Đây là sự lựa chọn khôn ngoan, giúp HS tiến gần hơn với mong muốn mình có chỗ học, sau này ra trường kiếm được việc làm và có thu nhập tốt.
Thạc sĩ Nguyễn Phước Hải, Trưởng phòng Đào tạo Trường CĐ Kinh tế TP.HCM, không ngại ngần khuyên HS có học lực trung bình chọn những ngành ít người thi, có điểm chuẩn hằng năm thấp để dễ trúng tuyển. Đại diện các trường công lập như ĐH Tài chính – Marketing, ĐH Kinh tế – Luật, ĐH Giao thông vận tải TP.HCM… chỉ ra những ngành có điểm chuẩn không cao, ít người thi ngay tại trường mình.
Theo TNO
Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội xét tuyển điểm thi đại học và phỏng vấn
Sáng 13.2, Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội đã công bố đề án tuyển sinh riêng.
Theo đó, trường này sẽ thực hiện xét tuyển theo khối thi A, C, D1 của kỳ thi chung do Bộ GD-ĐT tổ chức và phỏng vấn trực tiếp.
Đặc biệt, trường thực hiện sơ tuyển trước khi thí sinh đăng ký dự thi. Các điều kiện sơ tuyển như sau:
Về trình độ văn hóa: Đối với học sinh phổ thông: Đã tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT); trong các năm học THPT phải đạt học lực trung bình trở lên theo kết luận tại học bạ, riêng 3 môn thuộc khối đăng ký dự thi điểm tổng kết các năm phải đạt từ 6,0 trở lên.
Đối với học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh học THPT tại khu vực 1: Đã tốt nghiệp THPT hoặc bổ túc THPT; trong các năm học THPT phải đạt học lực trung bình trở lên theo kết luận tại học bạ, riêng 3 môn thuộc khối đăng ký dự thi điểm tổng kết các năm phải đạt từ 5,0 trở lên.
Về độ tuổi: Đối với học sinh, không quá 20 tuổi; riêng học sinh là người dân tộc thiểu số không quá 22 tuổi (tính đến năm dự thi).
Tiêu chuẩn đạo đức, phẩm chất chính trị:
Về tiêu chuẩn đạo đức: Trong những năm học trung học phổ thông đạt yêu cầu về hạnh kiểm từ loại khá trở lên.
Về phẩm chất chính trị: Là công dân Việt Nam, có lịch sử chính trị rõ ràng, tuyệt đối trung thành với đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, với Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Về tiêu chuẩn sức khỏe: Người dự thi không mắc bệnh kinh niên, mãn tính; không có dị hình, dị dạng; đối với nam về chiều cao từ 1,60 m trở lên, nữ về chiều cao từ 1,55 m trở lên.
Việc tuyển sinh được tiến hành theo hai bước:
Bước 1: Thi tuyên theo phương án thi "ba chung" (chung đợt thi, chung đề thi, chung kết quả để xét tuyển) của Bộ GD-ĐT để lấy thí sinh lọt vào vòng phỏng vấn. Số lượng thí sinh lấy vào vòng phỏng vấn nhiều hơn chỉ tiêu tuyển sinh không quá 30%.
Bước 2: Phỏng vấn trực tiếp để xác định khả năng tư duy, phân tích, lập luận, xử lý tình huống và khả năng giao tiếp. Việc phỏng vấn được tiến hành bởi một hội đồng do Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh thành lập. Câu hỏi phỏng vấn tập trung vào những kiến thức giáo dục công dân đã được học, những câu hỏi về những vấn đề chính trị, thời sự của đất nước, các tình huống ứng xử... Việc chấm điểm phỏng vấn bằng phiếu, thể hiện đầy đủ các tiêu chí và tính điểm cho từng tiêu chí.
Viêc xac đinh thi sinh thuôc diên xet đê tham gia phong vân sau khi co kêt qua thi tuyên sinh phai đam bao cac điêu kiên: Thi sinh co kêt qua điêm thi tuyên sinh trên điêm san do Bô GD-ĐT công bô tương ưng vơi tưng khôi thi va băng hoăc cao hơn điêm ma Hôi đông tuyên sinh Trương Đai hoc Kiêm sat Ha Nôi xac đinh co đu điêu kiên đê tham gia phong vân đôi vơi tưng khôi thi trên cơ sơ cân đôi chi tiêu phân bô cho cac khu vưc, khôi thi va ty lê Nam, Nư (không co môn thi nao bi điêm 0).
Điêm trung tuyên:
Viêc xac đinh điêm trung tuyên trên cơ sở lấy điểm từ cao xuống thấp (thang điểm 10) đến hết chỉ tiêu, đảm bảo tính hợp lý của các khối thi, ty lê Nam, Nư, tỷ lệ chỉ tiêu tuyển sinh phân bổ cho các khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam bộ và chỉ tiêu tuyển sinh của các khu vực khác.
Điểm trúng tuyển là tổng điểm của kết quả thi tuyển sinh đại học chính quy năm 2014 cộng với điểm phỏng vấn trực tiếp, trong đó điểm phỏng vấn trực tiếp chiếm 15%, điểm thi tuyển sinh đại học chính quy năm 2014 chiếm 85%.
Theo TNO
31 trường đại học có đề án tuyển sinh riêng Bộ GD&ĐT đã nhận được đề án thi tuyển sinh riêng của 31 trường, trong đó có 25 trường đạt yêu cầu và 6 trường còn lại cần hoàn thiện thêm. Sáng 10/2, lãnh đạo Bộ GD&ĐT gặp gỡ báo chí để thông tin về tình hình thi, tuyển sinh năm 2014. Thông tin về những thay đổi của kỳ thi đại học,...