Trường “ngàn tỉ” chật vật tìm sinh viên
Trong khi những đề án ngàn tỉ đồng của bậc ĐH còn đang khó khăn trong tuyển sinh, đào tạo thì Bộ GD-ĐT lại tiếp tục đưa ra đề án “ngàn tỉ” khác ở bậc phổ thông.
Đầu tư 400 triệu USD xây dựng 4 trường ĐH đẳng cấp quốc tế, Bộ GD-ĐT nuôi tham vọng sẽ có một mô hình mới chất lượng cao, nhanh đạt tới chuẩn quốc tế. Tuy nhiên, những dự án ngàn tỉ đồng này đang gặp khó khăn trong tuyển chọn sinh viên (SV) giỏi.
Trường quốc tế vẫn khó tuyển sinh
Đến thời điểm này, 2/4 trường ĐH đẳng cấp quốc tế trên đã đi vào hoạt động. Tuy nhiên, nhiều mục tiêu mà các trường này hướng tới đã không thực hiện được, đặc biệt là việc thu hút những SV giỏi, xuất sắc.
Trường ĐH Khoa học và Công nghệ Hà Nội (thành lập theo hiệp định song phương giữa Chính phủ VN và Pháp) đã khai giảng khóa đầu tiên vào giữa tháng 10 vừa qua với không ít khó khăn trong khóa đầu tuyển sinh. Mặc dù thí sinh được nhiều ưu đãi nhưng kết thúc đợt xét tuyển đầu tiên (với mức điểm nhận hồ sơ là 19), sau đó hạ điểm xét tuyển xuống còn 15 nhưng chỉ có… 30 thí sinh đủ điều kiện nhập học.
Trường ĐH Việt Đức (VGU) thành lập tháng 3 – 2008 trên cơ sở hợp tác quốc tế giữa hai chính phủ VN và Đức, với vốn vay 180 triệu USD của WB. Dù được thành lập trước 2 năm nhưng kết thúc mùa tuyển sinh năm nay, trường cũng chỉ tuyển được 39 SV/60 chỉ tiêu, trong đó có chưa tới 20 SV đạt mức điểm 21 trở lên.
Video đang HOT
Trong khi đó, lãnh đạo Bộ GD-ĐT cho biết bộ đang chuẩn bị đề án tiếp tục thành lập 2 trường ĐH trình độ quốc tế tại Đà Nẵng và Cần Thơ với đối tác chiến lược sẽ là ĐH Đà Nẵng và ĐH Cần Thơ, đồng thời sẽ lựa chọn các đối tác nước ngoài từ Mỹ, Nhật, Nga…
Bên cạnh đó, chương trình tiên tiến của Bộ GD-ĐT cũng khó khăn trong việc tuyển sinh. Sau 5 năm, đã chi hơn 850 tỉ đồng nhưng số SV được đào tạo chỉ dừng lại ở con số hơn 2.000, một con số rất thấp.
Những trường được đầu tư hàng ngàn tỉ nhưng có thực sự thu hút sinh viên? (Ảnh minh họa).
Tiền đã được tiêu đúng cách?
Trong khi những đề án ngàn tỉ đồng của bậc ĐH còn đang khó khăn trong tuyển sinh, đào tạo thì Bộ GD-ĐT lại tiếp tục đưa ra đề án “ngàn tỉ” khác ở bậc phổ thông. Đó là đề án phát triển hệ thống trường THPT chuyên giai đoạn 2010 – 2020. Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển cho biết đề án sẽ được đầu tư hơn 2.312 tỉ đồng, trong đó chương trình mục tiêu quốc gia GD-ĐT hơn 1.295 tỉ đồng, vốn ODA khoảng 954 tỉ đồng, ngân sách địa phương khoảng 64 tỉ đồng.
Tuy nhiên, thực tế không phải cứ có nhiều trường, nhiều tiền là có nhiều học sinh chuyên, học sinh giỏi.
Khi đánh giá về thực trạng học sinh giỏi hiện nay, đa số các chuyên gia cho rằng không phải thiếu tiền mà chính cơ chế hiện nay đã không thu hút được học sinh giỏi. Từ khi Bộ GD-ĐT bỏ quy định học sinh đoạt giải quốc gia được tuyển thẳng vào ĐH, CĐ, số học sinh giỏi hằng năm ít đi rõ rệt. Mục tiêu của học sinh hiện nay là học để vào trường ĐH chứ không phải học để thi lấy giải.
Thực tế, nhiều học sinh đoạt giải quốc gia, đủ điều kiện (đạt điểm thi ĐH trên điểm sàn) nhưng không phải trường ĐH nào cũng tiếp nhận. Và vì thế, để thu hút học sinh giỏi vào trường chuyên, bên cạnh việc đầu tư cơ sở vật chất, thu hút giáo viên giỏi, cần có chính sách khuyến khích học sinh.
Tham vọng từ THPT Cũng giống như các đề án của bậc ĐH, đề án phát triển trường chuyên này cũng ôm tham vọng lớn, đó là mỗi tỉnh, TP sẽ có ít nhất một trường THPT chuyên. Đến năm 2015, có 100% trường THPT chuyên đạt chuẩn quốc gia, trong đó có 15 trường trọng điểm chất lượng giáo dục ngang tầm các trường trung học tiên tiến trong khu vực và quốc tế; có ít nhất 50% học sinh được xếp loại học lực giỏi; 70% học sinh giỏi, khá về tin học; 30% học sinh đạt bậc 3 về ngoại ngữ theo tiêu chí do Hiệp hội Các tổ chức khảo thí ngoại ngữ châu Âu ban hành; khoảng 30% học sinh các lớp chuyên đã tốt nghiệp THPT được đào tạo tại các lớp cử nhân tài năng, kỹ sư chất lượng cao…
Theo BĐVN
Học giỏi đâu nhất thiết phải là trường chuyên!
Mấy ngày gần đây, rất nhiều cơ quan thông tấn, báo chí đưa tin về cậu bé Võ Văn Huy, học sinh lớp 12 của Trường THPT Lê Hồng Phong (huyện Tây Hòa, Phú Yên) là một trong 6 học sinh được chọn tham gia đội tuyển quốc gia dự thi Olympic Toán Quốc tế lần thứ 52 tại Hà Lan diễn ra từ ngày 13/7 đến 24/7/2011.
Chuyện học sinh giỏi tham dự một kỳ thi quốc tế cũng không có gì đáng bàn, tuy nhiên trường hợp của Huy lại khác. Lâu nay, nhiều người vẫn nghĩ và thực tế cũng đã cho thấy đa phần học sinh tham dự các cuộc thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế đều thuộc các trường THPT chuyên hay những trường THPT có thương hiệu.
Tuy nhiên, cậu học trò Võ Văn Huy lại không nằm trong quy luật đó, sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo ở thôn Phú Thứ, xã Hòa Bình 2 (huyện Tây Hòa). Thi đậu vào trường THPT chuyên Lương Văn Chánh (Phú Yên) nhưng do điều kiện không cho phép, cậu học trò Huy đành chấp nhận học tại một trường không mấy tên tuổi và thuộc một vùng kinh tế cũng chẳng mấy khá giả.
Mặc dù học trường huyện và hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng Huy luôn cố gắng học tập. Năm học nào cậu học trò Huy cũng đạt học sinh giỏi với điểm trung bình môn trên 9,0 điểm, riêng môn Toán luôn là điểm 10, điều đặc biệt là Huy cũng chẳng có thời gian học thêm ở bất cứ nơi nào. Thế nhưng, cậu học trò huyện lại được vinh dự tham gia vào một cuộc thi Toán tầm cỡ quốc tế như thế vả là một nghị lực phi thường.
Sở dĩ, nhắc đến Võ Văn Huy bởi vì hiện nay, đa phần phụ huynh học sinh, ai cũng muốn con em mình được vào trường chuyên, trường điểm của tỉnh. Nhất là trong các đợt thi chuyển cấp vào lớp 10 hàng năm, nhiều phụ huynh tìm mọi cách nào là bắt ép ôn tập, học thêm nhiều nơi, đủ kiểu chạy trường,... mà quên mất rằng khả năng học tập của các em đâu phải chỉ phụ thuộc vào trường đó mà cái chính là ở bản thân của các em.
Trong hội nghị về công tác tuyển sinh đầu cấp năm học 2011-2012, TS Huỳnh Công Minh, Giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM cũng đã nói rõ, học không phải là đối phó với thi cử mà học là để biết, để làm người. Xuất phát từ nguyện vọng chính đáng này của người dân cũng như dư luận xã hội, nhiều quận, huyện đã tích cực xây dựng trường lớp để thay thế việc thi tuyển vào lớp 10 bằng cách xét tuyển.
Dẫn lời ông Minh và trường hợp của em Võ Văn Huy để thấy rằng, không phải học sinh giỏi nào cũng xuất phát từ các trường THPT chuyên hay các trường công lập nổi tiếng mà yếu tố đầu tiên dẫn đến sự thành công của các em đều phụ thuộc rất nhiều vào bản thân. Vì vậy, việc chạy trường điểm, bắt các em ôn tập, thi cử quá nhiều liệu đã có tác dụng?
Theo Giaoduc.net.vn
Ước muốn là những người thầy đúng nghĩa "Chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm", câu nói này nghe quá quen thuộc trong những năm trước đây. Bây giờ ít người nói vậy vì nó không còn đúng nữa, đơn giản là có "cùng sào" đi nữa thì "chuột" cũng... không vào sư phạm. Lý do thì hầu như ai cũng biết, nhất là "người trong cuộc": 1.Lương thấp: làm...