Trường nâng điểm cao để… khỏi dạy: Nếu học, thí sinh cũng “sống dở chết dở”
Trường CĐ Sư phạm Gia Lai khẳng định nâng điểm để đánh trượt thí sinh là cách tốt nhất, bảo đảm quyền lợi cho thí sinh. Trước đây, trường này cũng từng năn nỉ thí sinh học trường khác vì không thể mở lớp.
Sáng 11-8, tiến sĩ Trịnh Đào Chiến, Hiệu trưởng Trường CĐSP Gia Lai, cho biết qua theo dõi trên hệ thống điện tử đã thấy thí sinh Linh (người Ba Na vùng này không có họ) đã đậu nguyện vọng 3 vào ngành giáo dục tiểu học của trường.
Thí sinh Linh đạt 22,5 điểm (cộng cả điểm ưu tiên) trong kỳ thi THPT quốc gia vừa qua nhưng vẫn trượt nguyện vọng 1 vì Trường CĐSP Gia Lai lấy tới 23 điểm.
Theo tiến sĩ Chiến, qua theo dõi trên hệ thống mạng, Linh đã nộp nguyện vọng 2 ở trường khác, nguyện vọng 3 vào hệ cao đẳng ngành sư phạm giáo dục tiểu học của nhà trường và đã có tên trong danh sách trúng tuyển. Đây là ngành còn “hot” hơn cả sư phạm ngữ văn mà Linh đăng ký nguyện vọng 1.
Nâng điểm cao để đánh trượt thí sinh là cách làm bất đắc dĩ của Trường CĐSP Gia Lai
Video đang HOT
Theo tiến sĩ Chiên, ngành sư phạm ngữ văn mới chỉ tuyển được 1 thí sinh. Nếu không công bố kết quả mà sẽ chờ thêm thời gian để tiếp tục tuyển sinh, trong trường hợp không tuyển được thêm một thi sinh nào thì thi sinh trúng tuyển vào trường trước đó sẽ bị mât hết cơ hôi đăng ký nguyện vọng ở các trường khác. Bên canh đo, vi không đu điêu kiên đê mơ lơp nên thi sinh trung tuyên nay cung phai chơ đơi đê đu ngươi mơi mơ lơp. Như vây se thiêt thoi hơn cho thi sinh.
“Giải pháp của trường có vẻ cứng nhắc, không hay nhưng mà tốt cho thí sinh. Thí sinh biết là rớt nguyện vọng 1 thì sẽ nộp hồ sơ nguyện vọng 2,3 vào trường khác. Còn nếu cứ để nguyên nguyện vọng 1, đến lúc thí sinh đi theo vào trường thì mới “chết dở sống dở” – thầy Chiến nói và cho biết cũng không thể gửi thí sinh đi học các trường khác vì đây là ngành tuyển sinh theo hộ khẩu. Hiện nay, nhiều trường để ở mức 15 điểm, sau này không đủ để mở lớp mới là “giết” thí sinh.
Cách đây 2-3 năm, có 4 thí sinh đậu vào ngành công nghệ thông tin của trường nhưng cuối cùng không đủ thí sinh để mở lớp. Nhà trường đành phải năn nỉ và tư vấn cho các thí sinh này theo học các trường khác nhưng không bằng nguyện vọng của thí sinh mong muốn.
Theo thầy Chiến, Bộ GD-ĐT quy định số lượng tối thiểu là 20 em/lớp. Nhà trường có thể mở “ráng” để dạy 15-18 em/lớp. Tuy nhiên, 2 đến 3 năm sau, một số em thi lại, bỏ học thì không thể đảm bảo được. Nhà trường cũng không thể sắp xếp để chỉ dạy một vài sinh viên trong thời gian 3 năm được.
Cũng theo tiến sĩ Chiến, đây là năm đầu tiên nhà trường gặp phải tình huống này do quy định điểm đầu vào ngành sư phạm của Bộ GD-ĐT phải đạt điểm sàn loại khá. Quy định của Bộ GD-ĐT là đúng nhưng các trường CĐ sẽ thiệt thòi, sẽ tự “tiêu vong” vì không tuyển được thí sinh.
Hoàng Thanh
Theo nld.com.vn
Hà Tĩnh: Lớp học vùng "rốn lũ" 100% đỗ đại học
Lớp 12A1 Trường THPT Cù Huy Cận (huyện Vũ Quang, Hà Tĩnh) có 34 học sinh thì cả 34 em đều đỗ đại học nguyện vọng 1, trong đó nhiều trường thuộc tốp đầu cả nước. Đó là kết quả không quá bất ngờ đối với các thầy cô, bởi các em ở lớp học này đều chăm chỉ, học giỏi.
Trường THPT Cù Huy Cận đóng ở xã Đức Lĩnh, đây được xem như "trường làng" đóng ở vùng rốn lũ của huyện Vũ Quang, mỗi năm nơi đây phải hứng chịu từ 3 đến 4 trận lũ lụt.
Khó khăn, vất vả nhưng thầy trò nơi đây luôn nhận thức rõ điều đó và không ngừng nỗ lực phấn đấu để dạy tốt, học tốt.
Và trong kỳ thi THPT quốc gia vừa qua, lớp học 12A1 của ngôi trường này đã khiến ai cũng phải thán phục bởi cả 34 em đều đậu đại học nguyện vọng 1, trong đó có nhiều trường hàng đầu của cả nước như: ĐH Y Hà Nội, ĐH Bách khoa Hà Nội, Học viện Lục quân 1, Học viện Quân y, ĐH Thương mại Hà Nội, Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh....
Lớp 12A1, trường THPT Cù Huy Cận có 34 học sinh thì cả 34 em đậu đại học
Số em có điểm thi đại học từ 20 điểm trở lên có 23 em. Như em Lê Văn Hưng đạt 24,6 điểm khối A; 25,1 điểm khối B và em đã đậu vào trường ĐH Y Hà Nội; hay em Nguyễn Thanh Tùng đạt 21,4 điểm khối A, 23,15 điểm khối B và đã đỗ Học viện Quân y...
Chia sẻ với PV Dân trí, thầy giáo Nguyễn Thế Anh, giáo viên dạy môn Toán kiêm giáo viên chủ nhiệm lớp 12A1 vui mừng cho biết: "Các em đa phần thi khối A và B. Đây là một trong những lớp học đạt kết quả tốt nhất từ trước đến nay. Ấn tượng của tôi về lớp học này đó là các em đều xuất thân từ nghèo khó, con em nông dân nhưng rất chịu khó, chăm chỉ và giỏi toàn diện, vừa học tập giỏi, các phong trào cũng giỏi".
Thầy Anh chia sẻ thêm: "Ở một ngôi trường miền núi cơ sở vật chất, thiết bị học tập thiếu thốn lại là rốn lũ nên việc dạy cũng như học tập của các em gặp không ít khó khăn. Nhưng điều "khắc chế" lại những cái khó khăn ấy là việc tạo niềm đam mê, hứng thú học tập trong mỗi em học sinh. Khi có đam mê, có hứng thú thì sẽ dễ dàng vượt qua".
Cũng không giấu được niềm hạnh phúc khi những học trò của mình đạt kết quả cao, thầy Hồ Văn Việt, Hiệu phó Trường THPT Cù Huy Cận bày tỏ ngoài việc động viên, hỗ trợ công tác dạy và học thì định hướng, phân luồng cũng giúp các em có những hướng đi đúng đắn.
Xuân Sinh
Theo Dân trí
Gia Lai: Trường cao đẳng tăng điểm chuẩn lên chót vót để thí sinh... không trúng tuyển Mới đây, nhiều thí sinh ngỡ ngàng vì điểm trúng tuyển vào trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai (TP. Pleiku, Gia Lai) đợt 1 cao "ngất ngưởng", có ngành lên đến 23 điểm. Qua tìm hiểu được biết, trường đang rơi vào tình cảnh "thừa thầy, thiếu trò", nhưng buộc phải đưa điểm chuẩn cao chót vót để cho... thí sinh không...