Trường Na Cô Sa nay đã xóa tranh tre, thành trường chuẩn cấp độ 1
Không ai nghĩ, chỉ với vài năm trường Phổ thông bán trú Tiểu học Na Cô Sa từ một ngôi trường 100% tranh tre, nứa lá lại có thể thành trường chuẩn cấp độ 1.
“Nhìn cơ sở vật chất hiện có bây giờ tất cả các thầy cô giáo không ai nghĩ mình có thể vượt qua những ngày như thế”, thầy giáo Nguyễn Văn Quân – Hiệu trưởng trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Na Cô Sa nói với chúng tôi khi bước vào năm học mới 2019 – 2020.
Năm học này, tập thể thầy và trò nhà trường sẽ phấn đấu nhận cờ thi đua của Chính phủ.
Từ những căn phòng lá nứa tạm bợ, trường Na Cô Sa vươn lên thành trường chuẩn cấp độ 1 trong niềm vui hạnh phúc vô bờ của các thầy cô giáo, những người không chỉ đảm bảo học tốt mà còn trực tiếp kiến tạo lên ngôi trường miền biên viễn.
Thành lập từ ngày 01/06/2004 và đến tháng 11 năm 2014 trường tiểu học Na Cô Sa đổi tên thành trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Na Cô Sa.
Trường Na Cô Sa được thành lập trên cơ sở tổng hợp vô vàn khó khăn, thiếu thốn, cơ sở vật chất dường như bằng không (không đường, không chợ, không điện lưới quốc gia và không thông tin), đời sống của bà con dân tộc Mông nơi đây đa phần đói nghèo, với tỷ lệ hộ đói cao trên 90%.
Do giao thông cách trở, Na Cô Sa từng được nhiều người ví là vùng đất biệt lập với các nơi khác.
Ngày đó, con đường từ trung tâm huyện Nậm Pồ đi vào Na Cô Sa chỉ là đường mòn, gồ ghề sỏi đá phải mất 1 ngày đường mới đến nơi.
Cuối năm 2013, 9 bản của xã Na Cô Sa đã được phủ sóng điện thoại và có điện lưới quốc gia, trước đó, các thầy cô giáo như sống trên hoang đảo dù ở đất liền.
Phương tiện liên lạc với gia đình chỉ là thư tay.
Trong thư tay, nói với gia đình, thầy cô nào cũng nói mình sống khỏe, công tác tốt để gia đình yên tâm nhưng thực tế có những lúc cả cô và trò cùng bụng đói lên lớp.
Không những vậy, tình hình an ninh trật tự trên địa bàn còn có một số điểm phức tạp về an ninh chính trị.
Bản Huổi Thủng 2 có tình hình an ninh trật tự nhức nhối, tỷ lệ người mắc tệ nạn xã hội cao, có thời điểm các hộ dân trong bản toàn là hộ đói, bà con chưa chịu khó làm ăn nên đời sống quanh năm cơ cực và nheo nhóc.
Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Na Cô Sa nhận cờ thi đua của Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên nhân ngày khai giảng 5/9/2019. (Ảnh: LC)
Thế nhưng, vượt lên tất cả, sự quyết tâm và đầy trách nhiệm của các thầy cô giáo, sự quan tâm của lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Nậm Pồ, cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, Hôi Cha mẹ học sinh, đến nay hoạt động dạy và học của trường có nhiều chuyển biến tích cực, đạt những kết quả đáng ghi nhận.
Hiện toàn trường có 70 cán bộ công nhân viên, trong đó có 57 giáo viên trực tiếp đứng lớp; 100% giáo viên đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn. 100% giáo viên trong hội đồng sư phạm đều có phẩm chất đạo đức tốt, có tinh thần trách nhiệm cao với học sinh.
Tích cực ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy giúp học sinh dễ dàng tiếp thu kiến thức. Chính vì vậy chất lượng giáo dục của nhà trường ngày càng nâng lên.Đội ngũ giáo viên thường xuyên đẩy mạnh việc cải tiến, đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá trong hoạt động giáo dục.
Video đang HOT
Với những kết quả đã đạt được của thầy và trò trường Phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Na Cô Sa trong thời gian qua, năm học 2018 – 2019 nhà trường đã được công nhân chuẩn mức độ I.
Đây là niềm vinh dự tự hào, sự động viên khích lệ to lớn đối với tập thể sư phạm nhà trường, chính quyền địa phương, phụ huynh và học sinh nhà trường.
Hành trình mà các thầy cô giáo ở Na Cô Sa đã đi qua:
Điểm trường trung tâm của trường Tiểu học Na Cô Sa ngày đầu thành lập
Trời mưa, đường ngày đó là một ác mộng đối với các thầy cô giáo
Những lớp học tạm, nhà tạm được che chắn bằng bạt, vải
Những lớp học ở Na Cô Sa trước kia
Những mái tôn, mái lá tạm làm ám ảnh các thầy cô giáo, học sinh mỗi khi mưa về
Điểm trường Na Cô Sa 1
Thay vì chờ đợi, các thầy cô giáo đã trực tiếp bắt tay vào, chung sức cùng với nhân dân, các cấp, các ngành để kiến tạo, xây dựng cơ sở vật chất
Rời bục giảng, các thầy cô là thợ hồ, thợ nề, thợ trộn vữa….
Trường học biến thành công trường, các cô giáo, thầy giáo không chỉ quen cầm phấn nữa mà là tay xe dùa, tay bay, tay thước
Từ Hiệu trưởng, hiệu phó, ban giám hiệu nhà trường, mỗi người một tay, một chân. (trong ảnh: Hiệu trưởng Nguyễn Văn Quân tham gia lao động, xây dựng điểm trường Na Cô Sa 1)
Cơ sở vật chất khang trang dần được hình thành
Tiếng hò, tiếng hát quên đi mệt nhọc của những ngày lao động xây trường cho em
Na Cô Sa ngày nay đã khang trang, sạch đẹp
Thầy và trò nhà trường hạnh phúc đầu năm học mới
Hạnh phúc đầu năm học mới ở Na Cô Sa
Hạnh phúc đã đến với thầy và trò trường Phổ thông bán trú Tiểu học Na Cô Sa.
Trần Phương
Theo giaoduc.net
Kì diệu ở Si Pa Phìn: Nương lúa, ngô đẩy lùi vườn anh túc
Nhờ tích cực vận động người dân bỏ trồng cây thuốc phiện, tập trung phát triển chăn nuôi, trồng lúa nước..., đến nay xã Si Pa Phìn, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên đã không còn những ruộng hoa anh túc. Những nương lúa, ngô đạt năng suất và chất lượng cao đang mang lại no ấm cho người dân nơi đây.
"3 cùng" với người dân
Trước đây, vùng đất Si Pa Phìn nổi tiếng về trồng cây anh túc và buôn bán ma túy. Do địa hình phức tạp, giáp biên giới, vì thế nhiều người dân nơi đây quen với việc trồng cây thuốc phiện, mua bán "cơm đen".
Nhiều năm sau khi Nhà nước ban hành quyết định cấm tái trồng cây thuốc phiện, người dân vẫn lén lút đi trồng ở những nơi rừng sâu núi thẳm. Để đến triệt phá được những nương thuốc phiện như thế, cán bộ phải đi mất vài ngày, ngủ trên rừng, hay đi trên những mỏm núi đá rất nguy hiểm.
Nhờ phát triển trồng trọt và chăn nuôi theo hướng hàng hóa, nhiều hộ nông dân ở Si Pa Phìn đã có cuộc sống no ấm, vươn lên làm giàu... Ảnh: T.T
Ông Nguyễn Văn Thái - Chủ tịch UBND huyện Nậm Pồ chia sẻ: "Để bà con không tái trồng cây thuốc phiện là rất khó khăn. Do phong tục và nguồn lợi siêu khủng từ nhựa thuốc phiện mang lại, nên trong những năm trước, nhiều hộ vẫn lén lút trồng cây anh túc ở những khu vực giáp biên giới. Huyện phải thành lập những đoàn công tác thực hiện "3 cùng" với nhân dân, vận động bà con từ bỏ trồng cây thuốc phiện, tập trung phát triển chăn nuôi, làm lúa nước".
Theo đó, Trạm Khuyến nông, khuyến lâm huyện thực hiện những mô hình chăn nuôi đem lại hiệu quả kinh tế cao để người dân học tập. Cùng với sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương, những chương trình, dự án của ảng, Nhà nước đã được nhân dân triển khai, mang lại hiệu quả.
Có tiềm năng về đất đai, Si Pa Phìn được huyện quy hoạch là một trong những xã phát triển chăn nuôi trâu, bò, ngựa. Năm 2010, ảng bộ xã Si Pa Phìn đã có nghị quyết chuyên đề lãnh đạo "Phát triển chăn nuôi gia súc" trên địa bàn. Cùng với tăng cường tuyên truyền, vận động bà con phát triển chăn nuôi gia súc tập trung, UBND xã chủ động phối hợp với các cơ quan chuyên môn tổ chức tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi cho người dân. ến nay toàn xã có gần 2,5ha đất trồng cỏ voi, trên 9.000 con trâu, bò.
Tương lai ngày càng tươi sáng
Ông Vàng Văn Lập ở bản Tân Hưng là một trong những hộ người Mông đã tránh xa cây thuốc phiện, lấy nông nghiệp hàng hóa để làm giàu. Hiện ông đang sở hữu đàn trâu, bò trên 50 con, gần 100 con dê, lợn. Bình quân mỗi năm đàn gia súc mang về cho gia đình ông Lập nguồn thu hàng trăm triệu đồng. Ông Lập bảo: "Từ bỏ cây thuốc phiện, giờ đây, số hộ nghèo, cận nghèo của bản chỉ đếm trên đầu ngón tay".
Nhiều hộ trong xã còn mạnh dạn vay vốn đầu tư dịch vụ, như gia đình anh Lò Văn Soạn (bản Chiềng Nưa 1), năm 2006 đã vay vốn mua trâu nái, đồng thời đào ao thả cá. Sau 5 năm, anh mua 1 ôtô tải làm dịch vụ vận chuyển hàng hóa, nông sản cho người dân quanh vùng. ến nay, cuộc sống của gia đình anh đã khá hơn nhiều.
"Trên những mảnh đất từng trồng cây thuốc phiện bây giờ chỉ còn lúa, ngô, cây ăn quả thôi. Có trồng thuốc phiện mãi thì vẫn đói nghèo, tù tội..." - anh Soạn tâm sự.
Ông Nguyễn ức Cam - Bí thư ảng ủy xã Si Pa Phìn phấn khởi nói: Những năm gần đây, đời sống của người dân trên địa bàn thực sự chuyển biến rõ rệt. Trong tổng số hơn 1.000 hộ với trên 90% đồng bào dân tộc thiểu số phân bố tại 16 bản, tỷ lệ hộ nghèo của xã giờ đây chỉ còn 59% theo chuẩn nghèo đa chiều.
Các vấn đề về văn hóa, y tế, giáo dục... cũng được bà con quan tâm hơn; riêng trong năm 2018, xã đã có 13/16 bản đăng ký bản văn hóa; trong đó đề nghị công nhận lại 3 bản, giữ vững danh hiệu 1 bản và có 9 bản công nhận mới.
Những mùa hoa anh túc đã không còn, thay vào đấy là những mùa vàng bội thu, những mô hình trang trại chăn nuôi gia súc cho thu nhập cao. Si Pa Phìn là điểm sáng của tỉnh Điện Biên về xóa bỏ trồng cây thuốc phiện, tập trung phát triển kinh tế theo hướng hàng hóa. Cũng nhờ xóa bỏ cây anh túc, tệ nghiện hút thuốc phiện, tội phạm ma túy hầu như không còn; con trẻ cũng được chăm chút, học hành đầy đủ hơn.
"Tương lai của người Mông ở Si Pa Phìn ngày càng tươi sáng hơn nhờ người lớn đã thay đổi tư duy và con trẻ được đầu tư học hành bài bản" - ông Nguyễn Đức Cam nói vậy.
Theo Danviet
Sớm có giải pháp hỗ trợ hiệu quả đồng bào vùng dân tộc thiểu số Với tỷ lệ gần 82% số dân trong tỉnh, những năm qua, đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Điện Biên được hưởng nhiều chính sách đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước. Do còn chồng chéo, hỗ trợ mang tính dàn trải, định mức quá thấp... cho nên một số chính sách không hiệu quả, cần được tích hợp hoặc thay...