Trương Mỹ Lan tặng thưởng tất cả nhân viên SCB vì “sự cống hiến vất vả”
Ngày 13/3, trong phần thẩm vấn của các luật sư đối với một số bị cáo là cựu lãnh đạo, nhân viên Ngân hàng SCB, nhiều bị cáo khai nhận được bà Trương Mỹ Lan tặng thưởng vì “sự sống hiến vất vả, khổ cực cho ngân hàng” nhiều năm trời.
Luật sư Nguyễn Văn Quynh bào chữa cho bị cáo Trương Khánh Hoàng (cựu Quyền Tổng Giám đốc SCB) hỏi bị cáo Lan về 10 triệu cổ phần (tương đương 100 tỷ đồng theo mệnh giá) mà Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát Trương Mỹ Lan thưởng cho bị cáo Hoàng. Bà Lan cho biết, không chỉ Hoàng được nhận thưởng cổ phiếu mà toàn bộ nhân viên SCB đều được bà Lan thưởng vì thấy họ đã “cống hiến nhiều cho ngân hàng”. Luật sư hỏi bà Lan số tiền đó là của bị cáo hay của SCB? Bà Lan trả lời: “Toàn bộ số tiền là của tôi và không cần chứng minh vì nó rất nhỏ so với tôi”.
Tại tòa, bị cáo Trương Khánh Hoàng cũng xác nhận được bà Lan cho 10 triệu cổ phiếu vào thời điểm nghỉ việc. Lý giải về việc tại sao đã nghỉ việc nhưng vẫn được bà Lan cho cổ phần, bị cáo Hoàng khai lúc SCB có ý định tái cơ cấu lại nên niêm yết cổ phiếu, bị cáo nghỉ thì được thưởng do đã có công sức gắn bó với SCB. Ngoài ra, Trương Khánh Hoàng còn dùng tiền của mình để mua thêm cổ phần SCB, hiện đã bán một phần, còn giữ 9,8 triệu cổ phần. Bị cáo Hoàng xin tòa cho dùng số cổ phần này để khắc phục hậu quả.
Trong vụ án, Trương Khánh Hoàng giúp Trương Mỹ Lan lập khống các hồ sơ vay vốn, rút tiền của ngân hàng SCB, gây thiệt hại hơn 65.000 tỉ đồng.
Bào chữa cho bị cáo Bùi Anh Dũng (cựu Chủ tịch HĐQT Ngân hàng SCB), luật sư Nguyễn Văn Hậu hỏi bị cáo Trương Mỹ Lan lý do bổ nhiệm bị cáo Bùi Anh Dũng làm Chủ tịch HĐQT Ngân hàng SCB? Bị cáo Lan lý giải rằng, thời điểm đó, bị cáo Đinh Văn Thành (cựu Chủ tịch HĐQT SCB, hiện đã bỏ trốn) đưa vợ đi Mỹ chữa bệnh nên có nói với bị cáo Lan là Dũng hiền lành và phù hợp nên anh ấy chọn. Bà Lan nghe thế thì đồng ý.
Các bị cáo trong phiên xét xử ngày 13/3.
Video đang HOT
Về lời khai của bị cáo Bùi Anh Dũng với số tiền 40 tỷ đồng được bà Lan thưởng trong hai dịp Tết 2020 và 2021, luật sư đề nghị bị cáo Trương Mỹ Lan xác nhận đúng không? Bị cáo Trương Mỹ Lan trả lời: “Bị cáo nhớ, vợ con Dũng làm tại Ngân hàng SCB. Lúc đó bị cáo nói với Dũng: “Em là chủ tịch. Chủ tịch mà có phu nhân mà làm ở đây thì kỳ lắm, em cho vợ nghỉ đi, chị sẽ hỗ trợ em. Tôi không nhớ đã cho Dũng 2 tỷ hay 20 tỷ”.
Những người được “nhận thưởng” tiền tỷ trong quá trình làm việc tại SCB đều được xác định đã “có công” giúp sức cho bà Lan chiếm đoạn số tiền rất lớn tại ngân hàng này. Trong đó, Phạm Thu Phong, cựu Trưởng ban Kiểm soát Ngân hàng SCB, khi nghỉ việc cũng được tặng 20 tỷ đồng.
Bà Trương Mỹ Lan thao túng Ngân hàng SCB như thế nào?
Lập hàng nghìn công ty "ma", tạo ra các khoản vay khống, bà Trương Mỹ Lan đã rút của Ngân hàng SCB gần 200 nghìn tỷ đồng.
Thâu tóm toàn bộ Ngân hàng SCB
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (Ngân hàng SCB) được thành lập cuối tháng 11/2011, trên cơ sở hợp nhất 3 ngân hàng gồm: Ngân hàng TMCP Sài Gòn, Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa và Ngân hàng TMCP Đệ Nhất.
Tập đoàn Vạn Thịnh Phát có hơn 1.000 doanh nghiệp gồm các công ty con, công ty thành viên trong và ngoài nước. Để có nguồn vốn lớn phục vụ hoạt động của hệ thống công ty cũng như việc liên tục đầu tư, mua các dự án bất động sản, bà Trương Mỹ Lan đã tìm cách thâu tóm, chi phối, điều hành toàn bộ các hoạt động của Ngân hàng SCB, trong đó có hoạt động cho vay.
Từ trước thời điểm hợp nhất các ngân hàng trên, bà Lan đã sở hữu phần lớn cổ phần của Ngân hàng TMCP Sài Gòn, Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa và Ngân hàng TMCP Đệ Nhất.
Sau khi hợp nhất, bà Lan nhờ 73 cổ đông đứng tên sở hữu hơn 85,6% cổ phần của Ngân hàng SCB, đồng thời tiếp tục mua và để cá nhân khác đứng tên cổ phần Ngân hàng SCB để tăng tỷ lệ sở hữu cổ phần tại ngân hàng này lên hơn 91,5%.
Bà Trương Mỹ Lan cùng cháu gái là Trương Huệ Vân và các đồng phạm (từ trái qua phải)
Để nắm quyền chi phối, điều hành toàn bộ hoạt động của Ngân hàng SCB, bà Lan đã tuyển chọn, đưa người thân tín, có trình độ trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, nghe theo chỉ đạo của Lan vào các vị trí lãnh đạo chủ chốt như HĐQT, Ban Tổng giám đốc, Giám đốc các chi nhánh lớn, Trưởng Ban kiểm soát và trả mức lương cao từ 200 - 500 triệu đồng/tháng, tặng, thưởng tiền, cổ phần SCB.
Bằng thủ đoạn trên, bà Lan đã sử dụng Ngân hàng SCB như một công cụ tài chính, huy động tiền gửi và vốn từ các nguồn khác, sau đó chỉ đạo rút tiền bằng cách tạo lập các khoản vay khống, phục vụ cho mục đích cá nhân.
Chiêu trò rút tiền ngân hàng
Để rút được tiền từ Ngân hàng SCB, bà Lan đã điều hành, chỉ đạo các cá nhân thân tín tổ chức thành lập nhiều bộ phận, đơn vị, công ty; thuê và sử dụng hàng nghìn cá nhân, câu kết chặt chẽ với nhau, thông đồng với các công ty thẩm định giá, triển khai rút tiền từ SCB.
Theo kết quả điều tra, có 875 khách hàng gồm 440 cá nhân, 435 pháp nhân đứng tên 1.284 khoản vay, được bà Trương Mỹ Lan chỉ đạo thuộc cấp thuê hoặc nhờ người đứng tên.
Ngoài việc tạo lập các công ty "ma" đứng tên hồ sơ vay vốn, bà Lan còn câu kết và chỉ đạo các đối tượng là chủ sở hữu, đại diện theo pháp luật hoặc được giao quản lý các công ty thực tế có hoạt động kinh doanh như Công ty Lavifood, Công ty CP Đầu tư Times Square, Công ty CP Dầu khí Đông Phương, Công ty Tường Việt để các công ty này đứng tên vay vốn hoặc tạo lập thêm nhiều công ty "ma", tạo lập hồ sơ, phương án vay vốn khống, rút tiền của ngân hàng.
Mỗi khi cần rút tiền của Ngân hàng SCB, bà Lan chỉ đạo Trương Khánh Hoàng (quyền Tổng giám đốc Ngân hàng SCB), Trần Thị Mỹ Dung (nguyên Phó Tổng giám đốc Ngân hàng SCB) phối hợp, cấu kết với Nguyễn Phương Anh (nguyên Phó Tổng giám đốc Công ty Sài Gòn Peninsula) và một số lãnh đạo của SCB và các công ty con của Vạn Thịnh Phát, tạo lập hồ sơ, phương án vay vốn khống để hợp thức; đưa các cá nhân được thuê ra đứng tên khoản vay, đứng tên tài sản, đại diện công ty "ma" đến ký vào hồ sơ vay vốn khống, hồ sơ thế chấp, hầu hết là ký vào các tờ giấy trắng đã được đánh dấu sẵn vị trí cần ký.
Các đại diện pháp nhân và cá nhân đứng tên khoản vay đều không được thụ hưởng và sử dụng tiền, không biết mình vay và nợ SCB số tiền đặc biệt lớn.
Hầu hết các khoản vay của bà Lan và Tập đoàn Vạn Thịnh Phát được giải ngân trước và thực hiện hợp thức sau. Trên hồ sơ các khoản vay thể hiện thời điểm giải ngân cùng thời điểm ký hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp, nhưng thực tế việc rút tiền tại Ngân hàng SCB đã được thực hiện trước khi hợp đồng tín dụng, thủ tục thế chấp tài sản được hoàn thiện, hợp thức.
Để hợp thức hồ sơ, rút được tiền tại Ngân hàng SCB, bà Lan và các đồng phạm đã dùng nhiều tài sản chưa đủ điều kiện pháp lý, nâng khống giá để đưa vào làm tài sản bảo đảm cho các khoản vay.
Khi cần rút các tài sản có pháp lý, có giá trị để bán hoặc sử dụng cho các mục đích khác, bà Lan chỉ đạo các đồng phạm thực hiện việc hoán đổi, rút các tài sản đảm bảo có giá trị
Quyền Tổng Giám đốc trẻ tuổi được bà Trương Mỹ Lan trả lương, thưởng "khủng", cho cổ phần trị giá cực lớn Biết các khoản vay của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đều trái quy định của pháp luật nhưng do được trả lương, thưởng và cho tiền, cổ phần có giá trị rất lớn nên Trương Khánh Hoàng đã thực hiện hành vi sai phạm, giúp bà Trương Mỹ Lan rút tiền của Ngân hàng SCB. Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) Tối cao...