Trường MN Phong Châu: điểm sáng xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm
Những năm qua, được sự quan tâm của cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương cùng các bậc phụ huynh học sinh, sự đoàn kết, nỗ lực của cán bộ, giáo viên, nhân viên trường Mầm non Phong Châu, TX Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ đã thực hiện tốt việc “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”, giúp trẻ phát triển toàn diện về cả thể chất, trí tuệ và nhân cách.
Đến với trường MN Phong Châu các bé được chăm sóc, nuôi dưỡng tận tình, chu đáo.
Cô giáo Lê Thị Bích Thuỷ – Hiệu trưởng trường Mầm non Phong Châu , phường Phong Châu, TX Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ chia sẻ: để thực hiện tốt việc “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”, nhà trường đã tiến hành nhiều giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy, chú trọng công tác bồi dưỡng chuyên đề cho giáo viên, phân công giáo viên đứng lớp phù hợp với năng lực, trình độ chuyên môn, phát huy tính điển hình, ham học hỏi, tổ chức dạy theo tổ nhóm, tổ chức các lớp tập huấn, thao giảng, dự giờ, cho giáo viên đăng ký tiết dạy tốt để học hỏi, rút kinh nghiệm trong công tác giảng dạy.
Thực hiện đổi mới hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ; nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ từ 24 tháng tuổi đến 5 tuổi nhà trường luôn chú trọng công tác huy động trẻ em ra lớp, tổ chức giáo dục hòa nhập cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em khuyết tật. 100% các cháu được ăn bán trú đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo chế độ dinh dưỡng, cân đối định lượng các chất đúng quy định.
Tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà truờng.
Bên cạnh đó, nhà trường huy động xã hội hóa giáo dục, đóng góp ủng hộ của các bậc phụ huynh, các ban ngành và các nhà hảo tâm để xây dựng, trang trí môi trường trong và ngoài lớp học, làm đồ dùng, đồ chơi, tôn tạo sân vườn… tạo cảnh quan môi trường sư phạm nhà trường: Sáng – Xanh – Sạch – Đẹp, để trẻ có các góc học tập, vui chơi trong và ngoài lớp được khang trang, sạch đẹp.
Đặc biệt, chú trọng đến vấn đề chăm sóc nuôi dưỡng trẻ mầm non vì ở lứa tuổi này trẻ còn nhỏ cần được cung cấp đầy đủ về cả chất và lượng để phát triển; nhưng do trẻ còn quá nhỏ nên gần như phụ thuộc hoàn toàn vào sự chăm sóc của cô giáo. Vì vậy nhà trường rất chú trọng vào việc tuyển chọn giáo viên phụ trách lớp. Các cô ngoài việc có trình độ chuyên môn nghiệp vụ ra thì điều quan trọng hơn cả là lòng yêu thương trẻ, sự cẩn thận, chu đáo, quan tâm đến từng cá nhân trẻ.
Hoạt động góc học tập trong lớp của trẻ.
Video đang HOT
Ngoài việc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ mầm non thì các giáo viên nhà trường còn định hướng, giúp đỡ trẻ hoàn thiện các kỹ năng biết chăm sóc bản thân như: biết ăn uống sạch sẽ, gọn gàng không để rơi vãi khi ăn, không nói chuyện khi đang ăn, biết rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, đi vệ sinh đúng nơi quy định… Trẻ có hiểu biết về một số loại dinh dưỡng có lợi cho sức khoẻ, phân biệt được thực phẩm nhóm cung cấp đạm, tinh bột, đường…
Lồng ghép tích hợp các nội dung giáo dục văn hóa truyền thống, tạo cơ hội cho trẻ chủ động tham gia các hoạt động vui chơi, khám phá, trải nghiệm theo phương châm “Học mà chơi, chơi mà học”; áp dụng đa dạng các hình thức và phương pháp chăm sóc, giáo dục trẻ “Lấy trẻ làm trung tâm” tích hợp giáo dục đạo đức, hình thành và phát triển kỹ năng sống hợp với độ tuổi của trẻ.
Cảnh quan môi trường sư phạm nhà trường Sáng – Xanh – Sạch – Đẹp.
Năm học 2019 – 2020 nhà trường có 9 nhóm lớp; trong đó: 1 nhóm trẻ, 8 lớp mẫu giáo. Cơ sở vật chất nhà trường đầy đủ, sạch đẹp đáp ứng cho 100% các cháu được sinh hoạt bán trú tại trường, đảm bảo được yêu cầu của chương trình giáo dục mầm non. Đội ngũ cán bộ giáo viên (CBGV) luôn đoàn kết có ý thức trách nhiệm cao trong công việc được giao, có ý thức phấn đấu vươn lên; 100% CBGV và nhân viên đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn.
Ban giám hiệu nhà trường luôn đoàn kết, thống nhất. Mỗi CBGV nhân viên có phẩm chất đạo đức, lối sống tốt, trong sạch, lành mạnh, luôn nêu cao tinh thần tự giác, gương mẫu, tận tâm, trách nhiệm trong công tác chăm sóc – giáo dục trẻ; quán triệt sâu sắc và thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”; thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
Các bé vui nhộn múa hát và vui chơi các hoạt động ngoại khoá.
Kết quả năm học 2018 – 2019, 100% cán bộ quản lý, giáo viên hoàn thành tốt và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Nhà trường có tỉ lệ trẻ ăn bán trú tại trường đạt 100%, trong quá trình chăm sóc nuôi dưỡng luôn đảm bảo đủ về số lượng và chất lượng đảm bảo 100% trẻ được theo dõi trên biểu đồ tăng trưởng. Theo đó, trẻ phát triển bình thường là 299/309 trẻ đạt 96,72%; tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng ở thể nhẹ cân 1/309 trẻ chiếm 0,33%; trẻ béo phì 9/309 trẻ chiếm 2,9%; không có trẻ thấp còi. Tỷ lệ bé chuyên cần đạt 96,4%, bé chăm ngoan 97,8%; chất lượng học sinh cuối năm đạt 97%.
Tại hội thi Phòng chống bạo lực trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầm non cấp thị xã Phú Thọ đạt giải Nhất; được Sở GD&ĐT tỉnh Phú Thọ khen thưởng tập thể có thành tích xuất sắc tại Hội thi “Phòng, chốngbạo lực trẻ trong các cơ sở Giáo dục mầm non” năm học 2018 – 2019. Hội thi giáo viên làm đồ dùng đồ chơi tự tạo cấp trường đạt giải: 3 Nhất, 3 Nhì, 3 Ba. Thi giáo viên dạy giỏi cấp trường đạt giải: 2 Nhất, 2 Nhì, 10 Ba, 4 khuyến khích. Điểm tiêu chí thi đua (do phòng GD&ĐT TX Phú Thọ chấm) xếp thứ 1/11 trường Mầm non toàn thị xã.
Tiết mục nghệ thuật do cô giáo biểu diễn.
Với những cố gắng và kết quả đạt được năm học 2018 – 2019 trường Mầm non Phong Châu được: Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ khen tặng danh hiệu Tập thể Lao động xuất sắc; 1 cán bộ quản lý được Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ tặng Bằng khen; 2 CBGV đạt danh hiệu Chiến sỹ thi đua cơ sở; 18 CBGV đạt danh hiệu Lao động Tiên Tiến; 1 GV được Chủ tịch UBND TX Phú Thọ tặng giấy khen.
Hiệu trưởng nhà trường Lê Thị Bích Thủy nhấn mạnh: thời gian tới, trường Mầm non Phong Châu tiếp tục triển khai thực hiện tốt chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”: Xây dựng và sử dụng hiệu quả môi trường giáo dục, tổ chức hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ, đánh giá sự phát triển của trẻ; phối hợp với cha mẹ học sinh theo các tiêu chí trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm.. để nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dường và giáo dục trẻ. Triển khai thực hiện việc cho trẻ làm quen với tiếng Anh đối với các độ tuổi: 3 tuổi, 4 tuổi, 5 tuổi.
Góc hoạt động bên ngoài lớp học.
Chú trọng trong việc làm đồ dùng đồ chơi tự tạo của giáo viên: khuyến khích, động viên CBGV sáng tạo trong việc tự làm đồ dùng, đồ chơi để nâng cao chất lượng giáo dục trẻ. Việc tự làm đồ dùng, đồ chơi cần đảm bảo an toàn, hiệu quả, tránh hình thức, tăng cường sự tham gia của trẻ trong quá trình làm đồ dùng đồ chơi. Duy trì tốt các tiêu chí trường đạt Chuẩn Quốc gia mức độ 2.
Khu vườn trải nghiệm của bé.
Theo thoidai
Hai cô giáo Nghệ An được tôn vinh nhà giáo tiêu biểu toàn quốc
Đây là hoạt động thường niên được Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng Công đoàn Giáo dục Việt Nam tổ chức nhiều năm nay, nhằm tôn vinh những nhà giáo có nhiều thành tích xuất sắc thực hiện phong trào thi đua "đổi mới và sáng tạo trong dạy và học".
Năm 2019 này, cả nước có 183 nhà giáo được vinh danh, trong đó có 128 giáo viên đến từ các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông và 55 thầy cô đến từ các trường đại học, cao đẳng trong toàn quốc.
Cô giáo Nguyễn Thị Thanh Hà cùng các học trò. Ảnh: Mỹ Hà.
Tại Nghệ An, qua bình xét có 2 giáo viên vinh dự được khen thưởng lần này, đó là cô giáo Nguyễn Thị Thanh Hà - giáo viên Trường THPT chuyên Phan Bội Châu. Đây cũng là giáo viên có nhiều đổi mới, sáng tạo trong dạy học, nhiều năm liền xếp loại Giáo viên xuất sắc, Chiến sỹ thi đua cấp cơ sở, cấp tỉnh.
Trong 5 năm trở lại đây, cô giáo Nguyễn Thị Thanh Hà cũng liên tục có sáng kiến kinh nghiệm, trong đó có 1 sáng kiến kinh nghiệm cấp tỉnh. Năm học 2018 - 2019, cô giáo Nguyễn Thị Thanh Hà đã bồi dưỡng 5/5 học sinh đoạt giải HSG quốc gia, trong đó có 01 giải Nhất, 01 giải Nhì, 03 giải Ba; có 02 học sinh dự thi chọn đổi tuyển Sinh học dự thi học sinh giỏi Quốc tế, trong đó có em Dương Tùng Lâm đoạt Huy chương Đồng Olympic Sinh học quốc tế. Đây cũng là tấm Huy chương Đồng đầu tiên của Nghệ An ở cuộc thi danh giá này.
Người thứ 2 là cô giáo Nguyễn Thị Kim Anh - Hiệu trưởng Trường Tiểu học 1 Châu Khê, huyện Con Cuông. Đây là cô giáo đã từng hai lần đạt danh hiệu Giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh và một lần đạt Cán bộ quản lý tiểu học giỏi cấp bộ, được Sở GD&ĐT khen thưởng "Quỹ phát triển tài năng giáo dục lần thứ 14".
Hai đại diện của Nghệ An (ngoài cùng bên phải) tại lễ tuyên dương Nhà giáo tiêu biểu năm 2019. Ảnh: NVCC
Cô giáo Nguyễn Thị Kim Anh cũng đã 2 lần được Sở GD&ĐT khen thưởng điển hình tiến tiến trong phong trào thi đua yêu nước; Sở GD&ĐT khen thưởng cán bộ nữ Giỏi việc nước, đảm việc nhà. Năm 2017, cô giáo Nguyễn Thị Kim Anh được phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú.
Mỹ Hà
Theo baonghean
Bộ GD-ĐT gặp mặt 63 thầy cô giảng dạy cho học sinh người dân tộc thiểu số Chiều 15/11, Bộ GD-ĐT đã tổ chức gặp mặt 63 thầy giáo, cô giáo đang trực tiếp giảng dạy cho học sinh là người dân tộc thiểu số được vinh danh trong chương trình Chia sẻ cùng thầy cô năm 2019. Chương trình Chia sẻ cùng thầy cô năm 2019 tuyên dương 63 thầy giáo, cô giáo đang trực tiếp giảng dạy cho...