Trường mẫu giáo 7 tỷ đồng bỏ hoang
Khánh thành cách đây hai năm, trường mẫu giáo dành cho con em công nhân ở Điện Bàn (Quảng Nam) vẫn chưa hoạt động.
Nằm trong khu thiết chế công đoàn thuộc quyền quản lý của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, năm 2014 trường mẫu giáo phục vụ con em công nhân khu công nghiệp Điện Nam – Điện Ngọc (xã Điện Nam Trung, thị xã Điện Bàn, Quảng Nam) được khởi công xây dựng giai đoạn một với hai phòng học.
Sau hai năm, trường mầm non của khu công nghiệp Điện Nam – Điện Ngọc vẫn bỏ hoang. Ảnh: Đắc Thành.
Kinh phí đầu tư 1,2 tỷ đồng từ nguồn tài trợ của Quỹ Tấm lòng vàng và nguồn tài chính của Công đoàn liên đoàn lao động tỉnh Quảng Nam. Hai phòng học này hoàn thành ngay trong năm, nhưng không hoạt động.
Tháng 5/2017, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam tiếp tục đầu tư 6,1 tỷ đồng, xây dựng giai đoạn hai, với năm phòng học, một bếp ăn, hai phòng hiệu bộ và các hạng mục phụ trợ. Nguồn kinh phí được doanh nghiệp hỗ trợ và liên đoàn tỉnh đóng góp.
Cuối năm 2017, ngôi trường được khánh thành hứa hẹn giải quyết nhu cầu gửi con của hàng chục nghìn lao động đang làm việc tại khu công nghiệp. Tuy nhiên, sau hai năm ngôi trường vẫn bị bỏ hoang. Khuôn viên sân trường, cỏ cây mọc um tùm. Những ổ khóa đã hoen gỉ, cửa kính có chỗ bị vỡ.
Các dãy phòng đóng kín cửa, bụi bấm bám vào. Ảnh: Đắc Thành.
Chị Trần Thị Huệ, công nhân Khu công nghiệp Điện Nam – Điện Ngọc chia sẻ, vợ chồng đều làm công nhân thu nhập hơn 7 triệu đồng một tháng. Chị có con đầu 3 tuổi, con thứ hai 15 tháng tuổi đều phải gửi nhà trẻ tư hết 2,5 triệu đồng, vì thế kinh tế gia đình rất khó khăn.
“Lúc khánh thành trường mẫu giáo, tôi rất vui vì được gửi con ở một ngôi trường chất lượng, mức học phí thấp hơn trường tư thục, nhưng rồi chờ mãi không thấy trường hoạt động”, nữ công nhân nói.
Ông Lưu Văn Thương, Phó chủ tịch Liên đoàn lao động tỉnh Quảng Nam cho biết, trường chưa khai thác được vì mới đầu tư phòng ốc, cơ sở bên ngoài, chưa có trang thiết bị bên trong để dạy và học. Đồ vui chơi giải trí không có và phương án quản lý chưa được phê duyệt nên không thể vận hành.
Video đang HOT
Dây điện bị hư hỏng. Ảnh: Đắc Thành.
Tổng liên đoàn lao động Việt Nam đã giao cho Liên đoàn lao động tỉnh đề xuất phương án quản lý. Đơn vị đã làm đề án cho doanh nghiệp, cá nhân đấu thầu và gửi đến cấp trên. Trong đó đơn vị trúng thầu phải ưu tiên tuyển con em công nhân, đoàn viên công đoàn và có mức hỗ trợ học phí thích hợp. Cá nhân, tổ chức trúng thầu được quyền tuyển sinh ngoài đối tượng quy định, khi thiếu chỉ tiêu.
“Chúng tôi đang chờ phê duyệt chủ trương từ Tổng liên đoàn và mong sớm được đồng ý để kêu gọi đấu thầu, đón trẻ vào học năm 2019-2020″, ông Thương nói.
Đắc Thành
Theo VNE
So sánh việc học mẫu giáo ở các nước
Trường mẫu giáo ngoài trời ngày càng phổ biến ở Đức và Canada, khuyến khích trẻ tương tác với thiên nhiên, bất kể điều kiện thời tiết.
Trung Quốc
Giống như ở Mỹ, trường mẫu giáo ở Trung Quốc kết hợp giữa chăm sóc và giáo dục trẻ em. Trường dành cho trẻ em dưới sáu tuổi, dạy đọc và viết tiếng Trung, giới thiệu những con số và khái niệm cơ bản về Toán học.
Một nội dung quan trọng trong chương trình giảng dạy là ca hát và nhảy múa. Do đó, trẻ được khuyến khích luyện tập và tham gia các buổi biểu diễn văn nghệ. Giáo dục thể chất cũng được chú trọng nên trường học bố trí rất nhiều thời gian trên sân chơi cho trẻ.
Pháp
Trường mẫu giáo ở Pháp được gọi là école maternelle và dành cho trẻ em từ ba đến năm tuổi. Tại école motherselle, học sinh được dạy đọc và viết, đồng thời bắt đầu bài học về các con số. Một trong những mục tiêu chính của trường mẫu giáo là giúp trẻ hòa nhập với xã hội. Tất cả trẻ tham gia vẽ, làm đồ thủ công, chơi trò chơi và ca hát mỗi ngày. Những bé ít tuổi được ngủ thêm một giấc ngắn vào buổi chiều.
Một trong những trường mẫu giáo nổi tiếng nhất ở Pháp là Crèche de la Girafe, nơi có con hươu cao cổ khổng lồ "đâm thủng" lớp học.
Trường mẫu giáo Crèche de la Girafe. Ảnh: Getty
Đức
Hơn 80% trẻ em Đức đi học mẫu giáo, bởi cha mẹ nhận được trợ cấp tiền mặt để nuôi con. Cụ thể, với mỗi đứa trẻ, phụ huynh sẽ nhận được khoảng 200 USD mỗi tháng. Khoản tiền này được gọi là kindergeld (tiền của trẻ em). Nhiều gia đình sử dụng để mua đồ dùng học tập và cho con học mẫu giáo. Tuy vậy, ở đất nước này, việc đăng ký vào trường mẫu giáo khá cạnh tranh, khiến nhiều em được xếp vào danh sách chờ. Các trường nổi tiếng nhất thường dạy cả tiếng Đức và tiếng Anh.
Rất nhiều trường mẫu giáo cung cấp chương trình đặc biệt ở ngoài trời. Ví dụ, Robin Hood Waldkindkindergarten là "trường mẫu giáo trong rừng" nổi tiếng, sử dụng công viên và khu rừng làm lớp học, bất kể thời tiết đẹp hay xấu.
Canada
Lớp mẫu giáo ngoài trời ở Canada. Ảnh: Getty
Tương tự ở Đức, một số trường mẫu giáo của Canada ưu tiên các hoạt động ngoài trời. Đây là phong trào đang phát triển trong nước, dù kiểu trường truyền thống vẫn chiếm đa số. Nhiều người tin rằng thời gian nghỉ giải lao từ 20 đến 30 phút không đủ để trẻ khám phá cuộc sống xung quanh. Thay vào đó, nhiều giáo viên cho phép trẻ dành cả ngày ở bên ngoài.
Chẳng hạn, ở trường Equinox (Toronto), học sinh tương tác với thiên nhiên hàng ngày. Thông qua cách kể chuyện và dạy về thế giới tự nhiên, trẻ tiếp thu kiến thức phù hợp lứa tuổi theo cách khác biệt.
Nhật Bản
Mặc dù trường mẫu giáo không thuộc chương trình bắt buộc, Nhật Bản vẫn sở hữu những ngôi trường hấp dẫn dành cho trẻ nhỏ. Trong số đó, trường mẫu giáo Fuji ở Tokyo nổi tiếng thế giới với thiết kế độc đáo. Mái của tòa nhà hình tròn trông khá giống đường đua, học sinh được thoải mái chạy nhảy trên đó. Từ mái nhà, các em có thể trượt xuống tầng trệt, nơi có không gian mở để chơi đùa, hoặc thậm chí trèo cây để vào bên trong lớp học.
Một phần thiết kế độc đáo của trường mẫu giáo Fuji. Ảnh: Tezuka Architects
Một trường mẫu giáo khác xuất hiện nhiều trên các phương tiện truyền thông là Buddy Sports ở khu Setagaya, Tokyo, hoạt động theo phong cách trại huấn luyện quân sự. Do giáo dục thể chất được ưu tiên hàng đầu, mọi học sinh phải bắt đầu ngày mới bằng cách chạy gần hai dặm. Phương châm của trường là "cố gắng hết sức", nhưng khi thấy một học sinh khóc khi tập luyện, giáo viên sẽ yêu cầu em dừng lại để nghỉ ngơi.
Vương quốc Anh
Ở Vương quốc Anh, trường mẫu giáo được gọi là "playgroup". Chúng thường do địa phương cấp vốn và điều hành, nhưng phải đáp ứng các tiêu chuẩn của Ủy ban Y tế và Dịch vụ xã hội. Ví dụ, tỷ lệ giáo viên trên học sinh là 1:8 và mỗi ngày học kéo dài khoảng bốn giờ.
Một trường mẫu giáo ở London có tên Sunshine Playgroup cung cấp nhiều môn học đa dạng như nấu ăn, kịch, tiếng Pháp và thậm chí là yoga.
Châu Phi
Nhiều trẻ em ở lục địa đen không được tiếp cận với nền giáo dục tốt. Do đó, tổ chức phi lợi nhuận Làng trẻ em SOS đã xây dựng các trường mẫu giáo miễn phí ở nhiều nước trong khu vực, nhằm giúp trẻ có môi trường học và chơi cùng bạn bè. Tổ chức này cũng chuyên cung cấp nhà ở cho trẻ mồ côi hoặc bị bỏ rơi.
Các trường học miễn phí tuyển dụng giáo viên được đào tạo chuyên sâu, sử dụng phương pháp Montessori, khuyến khích học sinh tự do khám phá khả năng sáng tạo và phát triển thể chất theo bất kỳ cách nào các em lựa chọn.
Thùy Linh
Theo Insider
"Khát" trường học cho con em công nhân Nhu cầu gửi con đi học lớn hơn so với khả năng đáp ứng của cơ sở vật chất (CSVC) nên việc tìm trường công cho con của công nhân lao động gặp rất nhiều khó khăn. Trong khi đó các nhóm trẻ cả cấp phép và tự phát theo hộ gia đình lại linh hoạt giờ giấc nhận trông giữ trẻ, giá...