Trường mầm non “vùng sâu, vùng xa” thực hiện lấy trẻ làm trung tâm
Được coi là trường “vùng sâu, vùng xa” của huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định, Trường MN Nam Hải đã tích cực đổi thay để thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng Trường MN lấy trẻ làm trung tâm.
Hoạt động ngoài trời của HS 5 tuổi Trường MN Nam Hải
Tạo nền tảng cở sở tốt
Nam Hải là xã thuần nông của huyện Nam Trực, đời người dân chủ yếu dựa vào cây lúa. Nhà giáo Đoàn Quang Vụ – Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Nam Trực, chia sẻ: Trường MN Nam Hải là một trong những điểm sáng của GDMN Nam Trực. Thực hiện nhiệm vụ xây trường MN lấy trẻ làm trung tâm, Nam Hải đã được Huyện ủy, Ủy ban và Phòng GD quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất đội ngũ. Đặc biệt năm 2017, Trường đã làm tốt công tác xã hội hóa GD khi vận động người dân hiến hớn 4.000m2 để xây trường mới.
Cô giáo Nguyễn Thị Hạ, Hiệu trưởng Trường MN Nam Hải, cho biết: Hằng năm ban giám hiệu nhà trường đã tích cực tham mưu với lãnh đạo địa phương về đầu tư xây dựng CSVC các phòng học, năm 2016 – 2017 làm mái che đồ dùng đồ chơi cho trẻ.
Riêng trong năm học 2017-2018 địa phương đã tập trung xây dựng khu tập trung dồn 2 khu lẻ, mở rộng khuôn viên và xây dựng hai dãy nhà 2 tầng gồm 10 phòng học và các phòng chức năng đạt chuẩn; làm sân vườn tổng số tiền gần 8 tỷ đồng, trong đó xã hội hóa là 125.000.000đ.
Năm học 2018- 2019 xây hòn non bộ, khu chơi với cát và nước, cấy cỏ nhật khu vườn cho trẻ chơi, làm bổ sung vườn cổ tích, cấy thêm cây xanh…
Năm học 2019- 2020 nhà trường kết hợp với phụ huynh làm tốt công tác xã hội hóa GD vận động tài trợ, đóng góp hỗ trợ kinh phí đã xây dựng được khu vui chơi trải nghiệm cho trẻ, vẽ các mảng tường và cổng, cải tạo khu vườn cổ tích với tổng số tiền 97.700.000đ nhằm đảm bảo nhu cầu cho trẻ vui chơi, học tập cho trẻ…
Chú trọng bồi dưỡng đội ngũ
Video đang HOT
Cô giáo Nguyễn Thị Hạ chia sẻ: “Có được cơ sở vật chất tốt đáp ứng nuôi dạy, chúng tôi cũng tập trung bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ”.
Để “Xây dựng trường MN lấy trẻ làm trung tâm”, trường đã tổ chức bồi dưỡng tập huấn lý thuyết cho giáo viên; kiểm tra dự giờ chuyên đề; chấm môi trường trong ngoài lớp hàng tháng. Xây dựng tiêu chí đánh giá môi trường trong lớp và ngoài lớp, tiến hành đánh giá kết quả thực hiện tiêu chí. Phân công TTCM GV giỏi dạy thực hành chuyên đề “Xây dựng trường MN lấy trẻ làm trung tâm”; Tổ chức họp tổ chuyên môn đánh giá việc áp dụng chuyên đề của giáo viên trong tổ.
Sau mỗi đợt tập huấn nhà trường tiến hành đánh giá kết quả đạt được rút ra được những nội dung chưa đạt và có kế hoạch bồi dưỡng tháng tiếp theo. Nhà trường và giáo viên xây dựng kế hoạch cụ thể theo từng tháng cho trẻ thực hành các hoạt động trải nghiệm. Đảm bảo 100/% CBGV tham gia đầy đủ các hội thảo các đợt tập huấn cho phòng tổ chức. Trường cũng tổ chức tập huấn chuyên đề theo từng năm học và bố trí cho tất cả CBGV tham dự đầy đủ.
Qua thực hiện chuyên đề giáo viên đã có nhiều đổi mới sáng tạo về phương pháp tổ chức cho trẻ các hoạt chăm sóc và giáo dục trẻ, qua các hoạt động hàng ngày, các hoạt động lễ hội, tham quan, trẻ được khám phá thực hành trải nghiệm một cách say sưa hứng thú trong các hoạt động. GV biết phối hợp các phương pháp hợp lý, luôn hướng dẫn, gợi mở, khuyến khích trẻ trong mọi hoạt động tạo cho cơ hội cho trẻ được trải nghiệm khám phá và trình bày ý tưởng của mình thông qua các hoạt động.
Đa số giáo viên biết sử dụng các phương pháp, hình thức, sử dụng các trò chơi, đồ dùng đồ chơi phù hợp, đúng lúc để kích thích sự tìm tòi khám phá của trẻ, chú ý đến cá nhân khác biệt để làm thay đổi và cá thể hóa đối với những trẻ thiếu hụt và có những trẻ khó khăn giáo viên động viên quan tâm trẻ nhiều hơn. GV luôn chú trọng các hoạt động chủ đạo của từng lứa tuổi, tạo ra các cơ hội cho trẻ hoạt động tích cực phù hợp với nhu cầu, hứng thú của trẻ và sự phát triển của từng cá nhân trẻ.
Đặc biệt, các cô đã biết tận dụng tạo cơ hội cho trẻ được bộc lộ hết khả năng của riêng mình vào các hoạt động một cách hứng thú, tổ chức, điều khiển, hỗ trợ đúng lúc, không làm thay trẻ. Khuyến khích tương tác giữa trẻ với trẻ. Các cô cũng linh hoạt, biết tạo cơ hội ngay cho trẻ được khám phá, trải nghiệm, tìm hiểu khi có sự kiện, đối tượng bất ngờ gây hứng thú trong quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục. Trẻ được tham gia trải nghiệm các hoạt động trong trường như tham gia vào các ngày lễ hội; tết trung thu; ngày hội ẩm thực; ngày hội thể thao; tuần lễ sức khỏe.
Nhìn chung trẻ đã có nhiều chuyển biến rất rõ nét cụ thể: 90- 95% trẻ đến trường có kỹ năng giao tiếp với cô giáo, ông bà, bố mẹ, người lớn và bạn bè. Trẻ được trực tiếp trải nghiệm khám phá tìm tòi, biết quan sát và lắng nghe, biết đặt câu hỏi, biết suy nghĩ, liên tưởng phù hợp khả năng của trẻ làm trẻ thích thú, mạnh dạn, tự tin, tự mình khám phá, tự mình tham gia thực hành theo ý tưởng của trẻ đủ cả 5 lĩnh vực phát triển. Trẻ ngày càng hứng thú, tích cực tham gia các hoạt động, các kỹ năng học tập cần thiết được rèn luyện thường xuyên tạo nền tảng tốt khi trẻ bước vào lớp 1. – Cô giáo Nguyễn Thị Hạ, Hiệu trưởng nhà trường.
Thông tư 26 'cởi trói' cho học sinh và giáo viên
Những quy định từ Thông tư 26 sẽ thay đổi phương pháp, cách học của học sinh, từ đó giúp các em phát triển năng lực, phẩm chất qua các hoạt động trải nghiệm, dự án, làm việc nhóm.
Bộ GD&ĐT vừa ban hành Thông tư 26 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh (HS) THCS và HS THPT ban hành kèm theo Thông tư 58 của bộ trưởng Bộ GD&ĐT.
Theo đó, việc kiểm tra, đánh giá thường xuyên được thực hiện theo hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến thông qua hỏi đáp, thuyết trình, thực hành, thí nghiệm, sản phẩm học tập.
Kiểm tra, đánh giá định kỳ, gồm kiểm tra giữa kỳ và kiểm tra, đánh giá cuối kỳ, được thực hiện thông qua bài kiểm tra (trên giấy hoặc trên máy tính), bài thực hành, dự án học tập.
Đ ánh giá qua thuyết trình, làm dự án
"Việc đa dạng hình thức đánh giá phù hợp với tình hình giáo dục hiện nay. Phương pháp đổi mới giáo dục là đánh giá về năng lực của HS. Do đó, nếu chỉ kiểm tra đơn thuần theo phương pháp truyền thống trên giấy thì không thể hiện đầy đủ trình độ của các em" - thầy Phan Thành Vinh, giáo viên (GV) Trường THCS Phan Tây Hồ, quận Gò Vấp, nói.
Đối với môn tiếng Anh, ngoài việc kiểm tra bằng giấy, trên lớp thầy cũng thường phân công cho HS thuyết trình về các chủ đề liên quan đến bài học trong sách. Việc kiểm tra trên giấy chỉ kiểm tra được từ vựng, kỹ năng viết của các em. Thế nhưng qua thuyết trình, GV sẽ biết được kỹ năng nghe, nói của từng em. Tất cả hoạt động này đều được lấy điểm.
Cùng quan điểm, cô Nguyễn Thị Liên Châu, GV Trường THCS Tùng Thiện Vương, quận 8, cho rằng đối với môn hóa, ngoài việc kiểm tra giấy cô cũng thường cho HS thực hành theo nhóm để lấy điểm. Việc làm này sẽ khiến các em nhớ bài rất lâu và rèn luyện được ý thức làm việc tập thể.
"Điều này sẽ giảm được việc GV phải chấm bài giấy do số lượng bài kiểm tra giảm. Hơn nữa, HS được đánh giá bằng nhiều cách, có cơ hội lấy điểm tốt hơn và thể hiện được năng lực của bản thân" - cô Liên Châu bày tỏ.
Cô Võ Thị Kim Hiệp, GV Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, quận 1, khẳng định: "Thông tư 26 đã "cởi trói" cho HS và GV. Nó cho thấy sự đồng bộ giữa việc đổi mới phương pháp dạy học với kiểm tra, đánh giá. Tùy theo khối lớp, GV sẽ có cách đánh giá phù hợp tùy theo môn học như thuyết trình, làm dự án, sản phẩm. Điều này sẽ giúp HS có nhiều cơ hội trải nghiệm và sáng tạo, đồng thời GV cũng năng động, cũng có góc nhìn và cách đánh giá đa chiều về HS hơn.
Học sinh Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa trong một tiết học môn địa lý. Ảnh: KIM HIỆP
Giáo viên, học sinh phải đổi mới
Muốn đa dạng hóa hình thức đánh giá, theo thầy Vinh, trước hết GV cần phải đổi mới phương pháp dạy và hình thức tổ chức lớp học. Từ đó, GV mới có thể suy nghĩ nhiều hình thức khác nhau để đánh giá HS. Ví dụ như thay vì kiểm tra giấy, GV có thể tổ chức các trò chơi liên quan đến bài học, từ đó đánh giá năng lực của mỗi em. HS cần phải chủ động nhiều hơn trong học tập. Chỉ có như vậy các em mới có thể bắt nhịp với các hình thức kiểm tra mới từ GV.
Trong khi đó, cô Kim Hiệp cho rằng muốn thực hiện được điều này cần có một lộ trình. Nếu GV muốn đánh giá HS thông qua những hình thức mới thay cho bài kiểm tra giấy như tìm tài liệu bổ trợ, bài tính tích hợp thì trong quá trình dạy GV cần phải cho các em làm quen để có sự trải nghiệm và thích nghi. Nếu HS thích ứng với phương pháp học tập nào thì GV đánh giá theo phương pháp đó.
Ông Nguyễn Xuân Đắc, Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Gia Thiều, quận Tân Bình, cho hay hiện nhà trường đã thông báo cho HS và phụ huynh nắm rõ sự thay đổi trong cách kiểm tra, đánh giá.
"Thực tế, trước khi có Thông tư 26, TP.HCM đã đổi mới kiểm tra, đánh giá theo từng bộ môn, linh động giao cho GV xây dựng chương trình dạy học theo chủ đề, dự án. Từ đó sẽ đánh giá HS qua dự án hoặc thuyết trình tùy theo nội dung.
Với Thông tư 26 đã quy định cụ thể hơn, có cơ sở chính xác cũng như hành lang pháp lý để thực hiện. Việc đa dạng trong hình thức đánh giá đòi hỏi GV, HS và ban giám hiệu nhà trường phải thay đổi. Khi thay đổi cách kiểm tra, đánh giá, HS sẽ không còn phải học theo kiểu nhồi nhét, học thuộc lòng. Nhưng bù lại, cha mẹ và HS phải thay đổi cách học để có thể bắt kịp và thích nghi với hình thức mới" - hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Gia Thiều khẳng định.
Tuy nhiên, thầy Đỗ Duy Nam, GV địa lý Trường THCS Phú Thọ, quận 11, cho hay việc đánh giá HS qua hoạt động tập thể cũng gặp khó vì trình độ HS và mức độ chăm chỉ của từng HS khác nhau.
"Tôi đang hướng dẫn HS thực hiện dự án tìm hiểu di sản Việt Nam, thế nhưng có nhóm đã bắt đầu thực hiện, có nhóm vẫn chưa. Trong nhóm thực hiện, có em tham gia, có em không làm gì. Vì thế, GV phải theo sát mới có thể đánh giá được một cách công bằng và khách quan nhất" - thầy Nam chia sẻ thêm.
Học sinh giỏi chỉ cần một trong ba môn 8 điểm
Loại giỏi, nếu có đủ các tiêu chuẩn sau đây:
a) Điểm trung bình các môn học từ 8 điểm trở lên, trong đó điểm trung bình của một trong ba môn toán, ngữ văn, ngoại ngữ từ 8 trở lên; riêng đối với HS lớp chuyên của trường THPT chuyên phải thêm điều kiện điểm trung bình môn chuyên từ 8 trở lên;
b) Không có môn học nào điểm trung bình dưới 6,5;
c) Các môn học đánh giá bằng nhận xét đạt loại Đ.
Tương tự, việc xếp loại khá, trung bình, điểm trung bình vẫn theo thông tư cũ nhưng Thông tư 26 đã nới rộng hơn khi đưa thêm môn ngoại ngữ và chỉ cần một trong ba môn đạt chuẩn là đạt.
Chỉ 44,4% trẻ mầm non ở nơi có khu công nghiệp được học trường công Vấn đề thiếu trường lớp, thiếu giáo viên rõ rệt ở một số vùng miền, chênh lệch về chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non là những vấn đề được thảo luận tại hội nghị triển khai năm học bậc giáo dục mầm non do Bộ GD-ĐT tổ chức ngày 29-9. Ông Nguyễn Bá Minh - vụ trưởng Vụ Giáo dục...