Trường mầm non tập trung xây dựng môi trường an toàn, thân thiện
Chiều 18-1, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức hội nghị sơ kết học kỳ I năm học 2020-2021 cấp học mầm non thành phố Hà Nội.
Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Nguyễn Quang Tuấn phát biểu tại hội nghị.
Tính đến hết học kỳ I năm học 2020-2021, quy mô giáo dục mầm non thành phố Hà Nội có 1.145 trường mầm non và 2.732 nhóm, lớp mẫu giáo tư thục. Tổng số trẻ được huy động ra lớp là hơn 525.000 trẻ.
Toàn thành phố có 98,9% số trẻ độ tuổi nhà trẻ được ăn bán trú tại trường; tỷ lệ ăn bán trú của trẻ lứa tuổi mẫu giáo đạt 99,6%. Các cơ sở giáo dục mầm non đã thực hiện nghiêm túc việc thường xuyên kiểm tra, rà soát, phát hiện các nguy cơ gây mất an toàn cho trẻ và kịp thời khắc phục.
Tổng số cán bộ quản lý, giáo viên mầm non của toàn thành phố là gần 73.000 người, trong đó có hơn 51.500 giáo viên. Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo cao đẳng sư phạm mầm non trở lên đạt 72,4%.
Ý kiến tham luận của một số phòng giáo dục và đào tạo, cơ sở giáo dục mầm non tại hội nghị đã làm rõ thêm những kết quả đạt được trong học kỳ I năm học 2020-2021, đồng thời cũng chỉ ra một số nội dung còn tồn tại như: Một số trường học ở một số quận, huyện có tỷ lệ trẻ/lớp cao hơn quy định của Điều lệ trường học; công tác đầu tư xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia ở một số đơn vị còn hạn chế…
Về nhiệm vụ học kỳ II năm học 2020-2021, bên cạnh việc tiếp tục phát huy kết quả đạt được, khắc phục những mặt còn tồn tại, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Nguyễn Quang Tuấn đề nghị cấp học mầm non tiếp tục thực hiện tốt chủ đề trọng tâm của thành phố là “Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển”, thực hiện hiệu quả chủ đề của cấp học là “Xây dựng trường, lớp mầm non hạnh phúc”.
Video đang HOT
Các cấp quản lý cần nghiêm túc có giải pháp khắc phục những vấn đề còn tồn tại, đề xuất các giải pháp đổi mới quản lý hiệu quả, phù hợp tình hình thực tế tại địa bàn và bảo đảm phương châm “kỷ cương” trong thực hiện nhiệm vụ.
Điệp khúc thừa trường, thiếu giáo viên ở bậc mầm non
Sau 10 năm thực hiện phổ cập giáo dục mầm non (GDMN) cho trẻ 5 tuổi, số lượng trường học mầm non tăng lên đáng kể, tuy nhiên tình trạng thiếu giáo viên mầm non (GVMN) vẫn là bài toán khó giải ở không ít nơi.
Một lớp học mẫu giáo tại Bình Dương. Ảnh: C.Chương
Thiếu trên 45.000 giáo viên
Theo số liệu tổng hợp của Vụ GDMN (Bộ GD&ĐT), năm học 2019 - 2020, cả nước thiếu hơn 45.000 GVMN theo định mức tại các cơ sở GDMN công lập. Đây là số lượng còn thiếu sau khi đã được bổ sung trên 20.000 biên chế GV trong năm học 2019 - 2020.
Trong báo cáo tổng kết công tác GDMN, nhiều sở GD&ĐT cho biết đang gặp khó khăn trong tuyển dụng GVMN do bị tác động của quy định về tinh giản biên chế. Đồng thời một số quy định về đất đai dành cho GD cũng làm hạn chế việc tư nhân mở trường MN ngoài công lập.
Theo bà Tôn Thị Ngọc Hạnh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông, bên cạnh những thành tựu phổ cập GDMN cho trẻ em 5 tuổi, Đắk Nông vẫn gặp một số khó khăn như tỷ lệ GV/lớp vẫn còn thấp.
"Tình trạng thiếu GV là vấn đề tồn tại lớn nhất của tỉnh trong phát triển GDMN. Tỷ lệ trẻ 5 tuổi đến lớp bảo đảm 99,2%. Nhưng trẻ ở độ tuổi nhà trẻ còn thấp do không đáp ứng yêu cầu về phòng học và GV" - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông chia sẻ.
Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông, một trong những nguyên nhân thiếu GVMN của địa phương là do số trẻ ngày càng tăng, trong khi phải cắt giảm hằng năm 20% biên chế từ nguồn giáo dục. Đồng thời, cơ chế không cho hợp đồng từ nguồn kinh phí xã hội hóa.
Tương tự, tỉnh Bình Phước hiện còn thiếu hơn 500 GVMN, trong khi biên chế giao chỉ còn tuyển được 100 GVMN. Ông Hồ Hải Thạch - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Bình Phước cho hay: Sau 10 năm thực hiện công tác phổ cập GDMN đạt được những thành tựu nhất định. Tất cả phường, xã đều có ít nhất 1 trường mầm non, có nơi 2, 3 trường. Bên cạnh các trường công lập, cơ sở giáo dục ngoài công lập cũng đang phát triển.
Tuy nhiên, theo đại diện Sở GD&ĐT Bình Phước, thiếu GV là tình trạng mà tỉnh đang tìm cách tháo gỡ. Nhiều địa phương có hiện tượng dư phòng học nhưng không tuyển được GV.
Cùng tình trạng tương tự, bà Nguyễn Thị Ngọc Ái - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Phú Yên cho hay: Thiếu GV là rào cản lớn nhất trong việc triển khai thực hiện phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi.
"Nhiều trường không tuyển được GV. Do đó, tỷ lệ GV trên lớp đối với trẻ mầm non 5 tuổi rất thấp, có lớp chỉ có một cô. Như vậy, không bảo đảm điều kiện về đội ngũ theo quy định", bà Ái nói.
Trước tình hình trên, Sở GD&ĐT Phú Yên tích cực tham mưu với UBND tỉnh, Ban chỉ đạo về công tác phổ cập giáo dục - xóa mù chữ tỉnh tiếp tục ban hành đầy đủ, kịp thời hệ thống văn bản chỉ đạo, trong đó quan tâm đến chỉ tiêu, định mức biên chế GV. Mặt khác, sở cũng khuyến khích các tập thể, cá nhân có đầy đủ điều kiện về cơ sở vật chất và GV để mở các trường mầm non tư thục.
Ông Hồ Hải Thạch - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Bình Phước, phát biểu tại Hội nghị về GDMN. Ảnh: C.Chương
Cho phép hợp đồng giáo viên ngoài chỉ tiêu
Theo bà Tôn Thị Ngọc Hạnh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông, để giảm bớt áp lực về biên chế cho GD nói chung và GDMN nói riêng trong điều kiện hiện tại, việc bổ sung biên chế hàng năm không những không thực hiện được, mà còn phải cắt giảm, do đó cần có cơ chế chuyển trường công lập ở vùng có điều kiện sang hình thức bán công, được tự chủ một phần hoặc toàn bộ kinh phí để hợp đồng GV, chỉ ưu tiên GV biên chế cho vùng khó khăn.
"Với tỉnh khó khăn, việc phát triển trường ngoài công lập cần có cơ chế hỗ trợ đặc thù để thu hút các nhà đầu tư. Hiện có Nghị định 105, tuy nhiên Bộ GD&ĐT cần có hướng dẫn cụ thể để các địa phương triển khai thực hiện..." - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông chia sẻ.
Ông Phạm Ngọc Hải - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Tây Ninh cho biết: Tỉnh đã dư phòng học nhưng tỷ lệ huy động trẻ ra lớp còn thấp, chỉ đáp ứng cho trẻ 5 tuổi. Đồng thời, Tây Ninh còn thiếu hơn 500 giáo viên, trong khi biên chế được giao sắp hết. Sở GD&ĐT tỉnh đã xây dựng 3 nghị quyết lấy ý kiến rộng rãi để trình Hội đồng nhân dân vào tháng 12 tới. Trong đó, có vấn đề xã hội hóa để thu hút nguồn lực, chi trả cho GV.
Ở góc độ đơn vị quản lý Nhà nước về GDMN, ông Nguyễn Bá Minh - Vụ trưởng Vụ GDMN (Bộ GD&ĐT) cho rằng: Nếu trông chờ vào biên chế, không có địa phương nào tuyển dụng đủ GV. Hơn nữa, quy định cũng không cho phép hợp đồng lao động chuyên môn. Đồng thời, ông Nguyễn Bá Minh cho hay, trước những khó khăn về GVMN tại các địa phương, Bộ GD&ĐT đang phối hợp với Bộ Nội vụ thực hiện, đề xuất giải pháp xã hội hóa buổi học thứ hai để bố trí đủ GV.
Cũng theo Vụ trưởng Vụ GDMN, thêm tổng biên chế đã có cần ưu tiên cho các vùng khó khăn. Bởi các địa phương này không kêu gọi được xã hội hóa. Đồng thời, ưu tiên cho đối tượng phổ cập 5 tuổi. Tổng biên chế còn lại ở vùng thuận lợi, Bộ có hướng đề xuất với Chính phủ cho hợp đồng GV ngoài chỉ tiêu biên chế đã được phê duyệt. Mục đích bố trí đủ GV theo định mức để bảo đảm chất lượng và an toàn cho trẻ.
Cần có chính sách cho hợp đồng lao động GVMN ngoài chỉ tiêu được giao từ nguồn kinh phí địa phương, đáp ứng yêu cầu cho con em đến trường. - Ông Hồ Hải Thạch
Trường mầm non trong khu phố cổ Hà thành đạt chuẩn Quốc gia Sáng nay 18/1, Trường Mầm non Tuổi Thơ tổ chức lễ đón nhận Bằng công nhận Trường Mầm non Tuổi Thơ đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1. Trường Mẫu giáo Tuổi Thơ đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 Trong không khí cả nước thi đua lập thành tích chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII và kỷ niệm...