Trường mầm non Nhật Bản vật lộn dạy giáo dục giới tính cho trẻ
Các trường mầm non đang gặp khó khăn trong việc dạy trẻ về bản dạng giới ( gender identity), sau khi một bé trai 6 tuổi bị bắt nạt vì mặc đồ con gái.
Bé trai nhập học trường mầm non ở thành phố Otsu, tỉnh Shiga, hồi tháng 4/2019. Bố mẹ cậu sau đó biết chuyện con bị các bạn cùng lớp trêu là ẻo lả, ái nam ái nữ, và được cho xem mẩu giấy viết tay với những thông điệp lộn xộn “buồn vì không được chào đón”, “bị đánh”, “tránh ra”.
Tìm đến chính quyền địa phương để tham vấn, bố mẹ cậu nhận được câu trả lời “bắt nạt không liên quan trong trường hợp này”. Trước đó, luật ngăn chặn tình trạng bắt nạt ở trường học ra đời nhưng chủ yếu hướng tới học sinh tiểu học trở lên.
Học sinh một trường mầm non ở thành phố Koriyama, tỉnh Fukushima, Nhật Bản, trong giờ ra chơi. Ảnh: Reuters.
Sau nhiều lần phụ huynh gửi đơn khiếu nại, tháng 11/2020, thành phố Otsu thừa nhận bắt nạt xảy ra tại trường mẫu giáo và xin lỗi vì đã “phản hồi chưa hợp lý”. Tuy nhiên, cậu bé vẫn không muốn đến trường suốt hơn một năm qua.
Trường mầm non, nơi cậu bé 6 tuổi học, đã cố gắng dạy trẻ các vấn đề về bản dạng giới (là giới tính tự xác định của một người) và yêu cầu các em “coi trọng những cảm xúc của bạn bè”. Tuy nhiên, việc này vẫn không làm giảm tình trạng chế nhạo, trêu ghẹo.
Video đang HOT
Luật có hiệu lực năm 2013, được ban hành sau vụ một học sinh trung học ở Otsu tự tử năm 2011 do bị bắt nạt ở trường. Điều luật không áp dụng đối tượng mầm non, nhưng “bắt nạt có thể xảy ra ở lứa tuổi rất nhỏ”, theo Toshiyuki Kasugai, giáo sư Đại học Ritsumeikan, kiêm chủ tịch một ủy ban do chính quyền thành phố Otsu thành lập nhằm bảo vệ trẻ khỏi bị bắt nạt, cho biết.
Giáo sư Kasugai cho rằng vì lý do đó, trường mầm non nên quan tâm tới các vấn đề mà nhóm thiểu số tính dục (chỉ những người có bản dạng, xu hướng tính dục hay hoạt động tình dục không tương đồng với đa số mọi người trong xã hội xung quanh họ) đang đối mặt, dựa vào các quy định của luật. Khi hiểu biết về các nhóm thiểu số tính dục, gồm đồng tính nữ, đồng tính nam, song tính và chuyển giới tăng lên, phụ huynh sẽ trở nên chấp nhận hơn.
Hơn một nửa số người có rối loạn bản dạng giới (gender identity disorder) “bắt đầu cảm thấy không thoải mái với giới tính của mình trước khi vào tiểu học”, Mikiya Nakatsuka, giáo sư Đại học Okayama, cho hay.
Giáo sư Nakatsuka khuyến khích sự linh động trong việc dạy trẻ mầm non về các vấn đề bản dạng giới. “Dạy cho trẻ ở độ tuổi càng nhỏ càng tốt. Việc này sẽ hiệu quả hơn khi sử dụng sách có hình ảnh minh họa hoặc cho trẻ gặp gỡ những người trưởng thành thuộc nhóm thiểu số tính dục”, giáo sư Nakatsuka nói.
Mika Yakushi, một người chuyển giới, đại diện cho ReBit, tổ chức phi lợi nhuận ủng hộ các nhóm thiểu số tính dục, chỉ ra rằng trẻ mầm non gặp các vấn đề giới tính nhận thấy khó khăn trong việc bày tỏ cảm xúc với người khác.
“Nếu một cậu bé nói muốn mặc váy ngắn, người lớn nên lắng nghe và cho phép em được là chính mình. Tuy nhiên, việc tự nhận thức về bản dạng giới có thể thay đổi nên quan trọng là quan sát hành vi của trẻ mà không quy kết chúng như một thiểu số tính dục”, Mika Yakushi giải thích.
Mẫu giáo, mầm non tại Nhật Bản cân nhắc cách giáo dục giới tính cho trẻ em
Các trường mẫu giáo, mầm non tại Nhật Bản đang gặp khó khăn trong việc dạy trẻ em về vấn đề nhận dạng giới tính. Thách thức được đặt ra sau khi một cậu bé 6 tuổi đã bỏ học vì bị bạn bè bắt nạt do mặc quần áo của bé gái.
Bố mẹ phát hiện ra những bất thường của cậu bé tại trường học qua những nét chữ nghuệch ngoạc. Ảnh: Kyodo
Theo hãng thông tấn Kyodo, cậu bé học tại một trường mầm non công ở Otsu, tỉnh Shiga từ tháng 4/2019. Sau này, bố mẹ cậu bé phát hiện con mình thường xuyên bị bạn cùng lớp trêu chọc chế nhạo do cậu bé mặc quần áo của con gái. Trong một bức thư với những nét chữ nghuệch ngoạc mà bố mẹ xem được, cậu bé đã viết những cụm từ tiêu cực như "bị tẩy chay", "bị đánh", "tránh ra"...
Tuy nhiên, khi bố mẹ cậu bé đặt vấn đề này với chính quyền địa phương, họ được thông báo rằng "trường hợp này không được xếp vào hành vi bắt nạt" vì luật ngăn chặn bạo lực học đường chỉ áp dụng từ học sinh tiểu học trở lên.
Sau khi cha mẹ cậu bé liên tục gửi đơn khiếu nại để giải quyết sự việc, đến tháng 11/2020, chính quyền thành phố mới thừa nhận hành vi bắt nạt tại trong trường mầm non và xin lỗi vì đã "phản ứng không phù hợp đối với vấn đề". Mặc dù vậy song trong gần một năm rưỡi, những ám ảnh tâm lý đã khiến cậu bé không muốn đến trường.
Luật ngăn chặn bạo lực học đường tại Nhật Bản có hiệu lực từ năm 2013. Luật này được ban hành sau vụ tự tử của một nam sinh trung học năm thứ hai bị bắt nạt tại một trường ở Otsu vào năm 2011.
Giáo sư Toshiyuki Kasugai làm việc tại Đại học Ritsumeikan đồng thời là chủ tịch một ủy ban do chính quyền Otsu thành lập để bảo vệ trẻ em khỏi bị bắt nạt cho biết mặc dù luật không áp dụng cho học sinh mẫu giáo song rõ ràng hành vi bắt nạt có thể biểu hiện ngay từ lứa tuổi còn rất nhỏ.
Chính vì lý do trên, các trường mẫu giáo và nhà trẻ nên tìm ra phương pháp giáo dục học sinh lứa tuổi mầm non về các vấn đề liên quan đến nhận dạng giới tính hay cộng đồng thiểu số khác biệt về giới tính.
Khi sự hiểu biết trong xã hội ngày càng tăng về các nhóm thiểu số giới tính, chẳng hạn như đồng tính nữ, đồng tính nam, song tính và chuyển giới thì các bậc cha mẹ cũng dần trở nên chấp nhận hơn.
Trường mầm non mà cậu bé bị bắt nạt trên theo học cho biết đã tìm cách dạy học sinh về các vấn đề nhận dạng giới và yêu cầu chúng "coi trọng tình cảm của bạn bè". Tuy nhiên, những tiết học này nhưng vẫn không thể ngăn nhưng lời chế nhạo xuất hiện.
Giáo sư Mikiya Nakatsuka tại Đại học Okayama là người đứng đầu Hiệp hội Rối loạn nhận dạng giới, cho biết hơn một nửa số người mắc chứng rối loạn nhận dạng giới tính "bắt đầu cảm thấy không thoải mái về giới tính của mình trước khi bước vào cấp tiểu học".
Giáo sư Nakatsuka khuyến khích các trường mẫu giáo, mầm non linh hoạt trong việc dạy trẻ về các vấn đề nhận dạng giới tính. "Chúng ta phải giảng dạy cho trẻ về vấn đề này càng sớm càng tốt. Sử dụng những thứ như sách tranh hoặc để trẻ em gặp gỡ người lớn trong giới sẽ có hiệu quả", Giáo sư Nakatsuka gợi ý.
Mika Yakushi - một người chuyển giới và là đại diện của ReBit, tổ chức phi lợi nhuận hỗ trợ cộng đồng LGBT - chỉ ra những trẻ mẫu giáo gặp vấn đề về giới có thể gặp khó khăn khi bày tỏ cảm xúc với người khác. "Nếu một cậu bé nói muốn mặc váy, người lớn nên lắng nghe và để cậu ấy là chính mình. Nhưng vì sự tự nhận thức về bản dạng giới có thể thay đổi, điều quan trọng là cần quan sát hành vi của đứa trẻ", Mika cho hay.
Hàn Quốc tái khẳng định không có mối liên hệ trực tiếp giữa vaccine phòng cúm với các ca tử vong Ngày 29/10, giới chức y tế Hàn Quốc cho biết không tìm thấy mối liên hệ trực tiếp nào giữa vaccine phòng cúm với các trường hợp tử vong sau khi tiêm, đồng thời khuyến khích người dân tiêm vaccine này trước khi mùa Đông đến trong bối cảnh dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 vẫn diễn biến khó lường. Tiêm phòng...