Trường Mầm non Lê Duẩn: Điểm sáng giáo dục mầm non trong thời kỳ đổi mới
Xuất phát điểm là một trường đặc biệt khó khăn, từ cơ sở vật chất đến đội ngũ giáo viên, nhưng với nhiều nỗ lực Trường mầm non Lê Duẩn (xã Cẩm Duệ, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã từng bước vươn lên, trở thành một điểm sáng giáo dục trong thời kỳ đổi mới.
Trường mầm non Lê Duẩn điểm sáng giáo dục trong thời kỳ đổi mới
Ngay từ khi bước vào năm học mới, Trường mầm non Lê Duẩn đã thực hiện tốt các cuộc vận động do Bộ phát động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” nhận được sự hưởng ứng từ tập thể giáo viên.
Kết quả thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” Trường đạt thành tích: Tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên trường đều có hành vi ứng xử phù hợp, thân thiện. Yêu thương, tôn trọng trẻ, đối xử công bằng với trẻ, phát huy được tính tích cực ở trẻ.
Nhiều giải pháp để đổi mới giáo dục mầm non, đổi mới về công tác quản lý, đổi mới trong giáo dục, chăm sóc trẻ, tích cực xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm.
Tiếp tục tập trung nguồn lực, tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị cho các nhóm lớp nhằm đảm bảo vững chắc phổ cập giáo dục mầm non. Chỉ đạo, cập nhật số liệu, thực hiện báo cáo, khai thác dữ liệu phổ cập giáo dục mầm non trên hệ thống thông tin điện tử quản lý phổ cập giáo dục, xóa mù chữ theo phân cấp quản lý một cách hiệu quả.
Dù còn nhiều khó khăn về cơ sở vật chất nhưng cán bộ, giáo viên nhà trường luôn có nhiều sáng kiến để thi đua dạy tốt
Từ những hành động cụ thể đó, chất lượng giáo dục, chăm sóc trẻ của nhà trường đã đạt được những thành công đáng khích lệ. Như đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần cho trẻ, nêu các giải pháp, nêu tên một số trường hợp tiêu biểu…
Video đang HOT
Thường xuyên theo dõi sức khỏe của trẻ qua biểu đồ phát triển và khám sức khỏe định kỳ cho trẻ. Phát hiện trẻ bị suy dinh dưỡng hay bị bệnh thì trường trực tiếp trao đổi với phụ huynh để kịp thời nâng cao sức khỏe, điều trị nhanh, phòng bệnh cho trẻ. Năm học 2019-2020, trường đã đảm bảo cho 306/306 trẻ được uống Vitamin A, thuốc tẩy giun, tiêm vác xin đúng quy định. Phun thuốc diệt muỗi, côn trùng định kỳ đảm bảo vệ sinh môi trường…
Phối hợp với phụ huynh hỗ trợ kinh phí mua sắm đủ đồ dùng bán trú, bữa ăn phụ hay đồ vệ sinh. Phối hợp với Trạm y tế xã khám sức khỏe định kỳ cho trẻ 2 lần/năm. Công tác tổ chức bán trú, trường chú trọng chỉ đạo việc xây dựng chế độ ăn theo quy định.
Thực hiện tốt các giải pháp thực hiện phòng chống, phục hồi suy dinh dưỡng cho trẻ, kết hợp với phụ huynh xây dựng thực đơn phù hợp cho trẻ ở từng độ tuổi, từng giai đoạn phát triển của trẻ.
Trong vấn đề đổi mới chăm sóc giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục mầm non trường đã chú trọng gắn với thực tiễn địa phương mình cho phù hợp. Tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn sử dụng bộ chuẩn phát triển cho trẻ. Triển khai nhân rộng chuyên đề “Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non”.
Chất lượng giáo dục ngày càng đi lên
Xây dựng và triển khai chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”. Tăng cường phổ biến kiến thức chăm sóc, giáo dục trẻ tại gia đình và cộng đồng. Phối hợp liên ngành y tế, phụ nữ…trong việc phổ biến kiến thức cách chăm sóc, giáo dục trẻ…
Đến nay 10/10 nhóm lớp đã xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện tốt các nội dung xây dựng lớp học xanh, sạch, đẹp, an toàn và thân thiện. Giáo viên biết vận dụng phương pháp dạy học linh hoạt, sáng tạo trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Thường xuyên quan tâm đến rèn luyện đạo đức, giáo dục kỹ năng sống phù hợp cho trẻ mầm non, lồng ghép các làn điệu dân ca, ví dặm, tổ chức các trò chơi dân gian tập thể vui tươi, lành mạnh.
Cô giáo Nguyễn Thị Thu Hà cho biết “Do là xã nghèo, nhân dân chủ yếu làm nông nên điều kiện chăm sóc cho trẻ không được như các địa phương khác. Thấu hiểu vấn đề đó, nhà trường đã chủ động cùng với Hội phụ huynh vận động các mạnh thường quân, các doanh nghiệp trên địa bàn hỗ trợ phần nào để chăm lo cho các cháu, nhất là các cháu thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo. Như dịp Tết trung thu, trường đã vận động được số tiền và quà trị giá 18 triệu đồng để tặng cho các cháu. Hay vận động các tổ chức từ thiện chung tay chăm sóc cho trẻ có hoàn cảnh khó khăn”.
Đây là việc làm ý nghĩa, vượt khó nhằm động viên kịp thời các cháu cũng như các gia đình yên tâm đưa các cháu đến trường. Trong phong trào thi đua “quản lý tốt, giáo viên tốt”, đã nổi lên những tấm gương điển hình như cô Dương Thị Diệp, Nguyễn Thị Cẩm Hoa, Dương Thị Minh Châu, Phạm Thị Dung… góp phần đưa nhà trường nói chung và chất lượng dạy, chăm sóc trẻ ngày càng tiến bộ hơn.
Dù còn nhiều khó khăn, thách thức nhưng với quyết tâm của các cán bộ, giáo viên, nhân viên, sự đổi mới sáng tạo Trường mầm non Lê Duẩn đã gặt hái những “quả ngọt”, trở thành điểm sáng nơi vùng quê nghèo miền Trung.
Tuấn Anh
Bảo đảm tính khoa học, khả thi khi tích hợp giữa chương trình giáo dục Việt Nam với nước ngoài
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư số 04/2020/TT-BGDĐT quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ngày 6/6/2018 của Chính phủ về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục.
Trong đó, quy định chi tiết việc tích hợp chương trình giáo dục của Việt Nam với chương trình giáo dục của nước ngoài; nội dung giáo dục, đào tạo bắt buộc đối với người học là công dân Việt Nam học tập trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, đại học có vốn đầu tư nước ngoài.
Tích hợp chương trình giáo dục phù hợp điều kiện Việt Nam
Chương trình dạy học trên truyền hình cho học sinh. Ảnh minh họa: Thanh Tùng/TTXVN
Thông tư quy định nguyên tắc tích hợp chương trình giáo dục phải bảo đảm tính khoa học, hợp lý, khả thi và phù hợp điều kiện thực hiện tại Việt Nam. Nội dung, thời lượng chương trình giáo dục tích hợp phải phù hợp tâm sinh lý lứa tuổi học sinh, thuần phong mỹ tục và truyền thống của Việt Nam; không có định kiến xã hội về giới, sắc tộc, tôn giáo, địa vị xã hội.
Chương trình giáo dục tích hợp phải có định hướng về phương pháp, hình thức giáo duc và đánh giá kết quả giáo dục, làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường. Đồng thời, phải có quy định điều kiện thực hiện, bao gồm: tổ chức và quản lý thực hiện chương trình; đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên; cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục.
Đối với giáo dục mầm non, chương trình giáo dục tích hợp phải được xây dựng trên cơ sở chương trình giáo duc mầm non của Việt Nam, bổ sung các lĩnh vực phát triển, nội dung, hoạt động giáo dục của chương trình giáo dục mầm non nước ngoài mà chương trình của Việt Nam không có; tích hợp các lĩnh vực phát triển có trong cả hai chương trình để bảo đảm mục tiêu của chương trình giáo dục Việt Nam và chương trình giáo dục của nước ngoài.
Đối với giáo dục phổ thông, chương trình giáo dục tích hợp cũng phải được xây dựng trên cơ sở chương trình giáo dục phổ thông của Việt Nam, bổ sung các môn học, hoạt động giáo dục của chương trình giáo dục phổ thông nước ngoài mà chương trình của Việt Nam không có; tích hợp các môn học có trong cả hai chương trình.
Các nội dung giáo dục bắt buộc
Thông tư lần này cũng quy định nội dung giáo dục bắt buộc đối với người học là công dân Việt Nam học tập trong các cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông có vốn đầu tư nước ngoài.
Theo đó, người học là công dân Việt Nam học tập chương trình giáo dục nước ngoài trong cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông có vốn đầu tư nước ngoài phải học nội dung giáo dục phát triển ngôn ngữ tiếng Việt, chương trình Tiếng Việt, chương trình Việt Nam học.
Học sinh mầm non phải được học tập nội dung giáo dục phát triển ngôn ngữ tiếng Việt nhằm giúp các cháu hình thành vốn từ vựng và có khả năng sử dụng tiếng Việt phù hợp với lứa tuổi, có khả năng lắng nghe, nói, sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp hàng ngày và làm quen với việc đọc và viết bằng tiếng Việt. Thời lượng không ít hơn 2 lần/tuần, mỗi lần từ 25-35 phút.
Học sinh tiểu học phải được học nội dung chương trình tiếng Việt và chương trình Việt Nam học. Nội dung chương trình tiếng Việt giúp học sinh hình thành và phát triển vốn từ vựng và các kĩ năng sử dụng tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp phù hợp với lứa tuổi; cung cấp cho học sinh những kiến thức ban đầu về tiếng Việt, văn hóa và con người Việt Nam. Thời lượng không ít hơn 140 phút/tuần, học ở tất cả các khối lớp tiểu học.
Nội dung chương trình Việt Nam học giúp học sinh hiểu biết cơ bản về các sự kiện, nhân vật lịch sử tiêu biểu và những truyền thống, phong tục, tập quán Việt Nam; hiểu biết đơn giản về vị trí địa lý, lãnh thổ, lãnh hải.... của Việt Nam, qua đó giúp học sinh hình thành tình yêu quê hương, đất nước và lòng tự hào dân tộc. Thời lượng không ít hơn 70 phút/tuân, học từ lớp 4 đến hết lớp 5.
Học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông phải được học tập nội dung chương trình Việt Nam học nhằm cung cấp kiến thức phổ thông, cơ bản, hiện đại, có tính hệ thống về lịch sử, địa lí, văn hóa, truyền thống, phong tục, tập quán của Việt Nam. Thời lượng không ít hơn 90 phút/tuần.
Việc tổ chức dạy học đối với các nội dung giáo dục bắt buộc phải bảo đảm giáo viên là người Việt Nam, đủ tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật Việt Nam. Ngôn ngữ dạy học là tiếng Việt.
Thông tư cũng quy định công dân Việt Nam học chương trình đào tạo được cấp bằng của cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam phải học các môn học bắt buộc theo quy định chung đối với các cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam.
Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 5/5/2020.
TTXVN/Báo Tin tức
Hoàn thành tuyển sinh lớp 10 trước ngày 15/8 Bộ GD-ĐT vừa có quyết định điều chỉnh khung kế hoạch thời gian năm học 2019-2020 lần 2 đối với giáo dục mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên vì đợt nghỉ chống Covid-19. Theo đó, một số mốc thời gian năm học đã được thay đổi như: Hoàn thành chương trình giáo dục học kỳ II trước ngày 11/7 và...