Trường lớn níu chân thí sinh
Bằng nhiều cách giữ chân, thí sinh có điểm cao sẽ có nhiều lựa chọn hơn với các trường ĐH tốp trên.
Điểm trúng tuyển của các trường tốp trên năm nay tăng hơn năm trước, đồng nghĩa với nhiều thí sinh (TS) phải rời cuộc đua để đăng ký xét tuyển nguyện vọng bổ sung vào trường khác. Tuy nhiên, nhiều trường không muốn “chia tay” TS, tạo cơ hội để những TS có điểm thi cao được ở lại trường. Tiến sĩ Lê Thị Thu Thủy, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Ngoại thương, nói: “Một ngành lấy 26 điểm, TS 25,5 điểm phải rớt, trong khi các ngành khác chỉ cần 24 điểm là đỗ. Các em rất giỏi nhưng vì chọn ngành có TS giỏi hơn. Không thể để các em phải thiệt thòi vì điểm cao phải trượt ĐH”.
Đủ cách giành TS giỏi
Từ ngày 22 đến 24-8, TS khối A có điểm từ 24 và khối A1-D1 từ 22,5 điểm trở lên chưa trúng tuyển chuyên ngành đăng ký dự thi nhưng cao hơn điểm trúng tuyển của các chuyên ngành còn chỉ tiêu tại Trường ĐH Ngoại thương có thể đăng ký xét chuyển chuyên ngành. Trường còn 540 chỉ tiêu với những ngành “hot” như thương mại quốc tế, kế toán, luật thương mại quốc tế, tiếng Nhật thương mại, thương mại điện tử, kinh doanh quốc tế…
Trong khi đó, Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM) đã tạo cơ hội ngay từ ngày TS đến trường làm thủ tục dự thi. Tại phòng thi, TS được đăng ký thêm nguyện vọng chuyển ngành, để khi không trúng tuyển ngành đăng ký ban đầu vẫn có cơ hội vào ngành yêu thích thứ hai. Chính vì vậy, sau khi công bố điểm trúng tuyển, trường đã tuyển được thêm 567 TS vào bảy ngành với điểm từ 18 đến 19 mà không phải xét tuyển nguyện vọng bổ sung. Tiến sĩ Nguyễn Thanh Nam, Trưởng phòng Đào tạo, cho biết: “Trường không phải mất thời gian chờ đợi xét tuyển nguyện vọng, TS lại có cơ hội chọn học ngành mình yêu thích ngay từ đầu chứ không phải chọn một ngành cho có chỗ học, chọn ngành mà mình chưa yêu thích”.
Ngay từ ngày 10/8, TS đã đến Trường ĐH Kỹ thuật Công nghệ TP.HCM để nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển nguyện vọng bổ sung. Ảnh: QUỐC DŨNG
GS-Tiến sĩ Nguyễn Quang Dong, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, cho biết: “Những TS không đủ điểm vào các ngành có điểm trúng tuyển 21-24,5 điểm sẽ không bị rớt oan, vì trường có ấn định mức điểm sàn chung vào trường là 20″. Theo đó, những TS không đủ điểm vào ngành đăng ký ban đầu nhưng đủ điểm sàn chung toàn trường sẽ được gửi giấy báo trúng tuyển và sau khi nhập học, TS được đăng ký vào ngành còn chỉ tiêu. “TS không muốn học thì trường vẫn cấp giấy chứng nhận kết quả thi để TS nộp hồ sơ xét tuyển sang trường khác” – ông Dong nói.
Trường tốp giữa cũng không bỏ TS
Video đang HOT
Trường ĐH Luật TP.HCM dù tuyển thêm 50 chỉ tiêu ngành luật với điểm nhận hồ sơ khối A-A1 từ 18 điểm, khối C từ 19,5, khối D1-D3 từ 18,5 điểm trở lên nhưng ThS Lê Văn Hiển, Phó Trưởng phòng Đào tạo, cho biết: “TS không đủ điểm vào chuyên ngành luật thương mại đều được chuyển vào các chuyên ngành luật còn lại như dân sự, quốc tế, hình sự, hành chính nếu đạt điểm trúng tuyển của ngành luật”.
Năm nay, hai trường thành viên ĐH Đà Nẵng là Trường ĐH Bách khoa, Trường ĐH Kinh tế lấy điểm trúng tuyển vào trường rồi mới lấy điểm theo ngành, trong khi các trường thành viên còn lại lấy điểm trúng tuyển theo ngành. Như vậy, những TS rớt ngành đăng ký dự thi nhưng vẫn đậu nếu đạt điểm trúng tuyển vào trường. Trong giấy báo nhập học sẽ hướng dẫn TS đăng ký lại ngành khi nhập học.
Tuy thông báo xét tuyển nguyện vọng bổ sung từ 15,5 đến 20 điểm cho 18 ngành, chuyên ngành nhưng Trường ĐH Điện lực cũng tận dụng tối đa những TS đã dự thi vào trường nhưng chưa trúng tuyển. Trên giấy báo nhập học dành cho các TS diện này có ghi rõ những chuyên ngành TS được chuyển, TS tự đánh dấu vào chuyên ngành mình chọn trước khi nhập học.
Trường ĐH Sài Gòn cũng tự chuyển ngành cho những TS không đủ điểm vào ngành dự thi sang ngành khác. Hầu hết đây là những ngành gần với ngành dự thi ban đầu của TS. Chẳng hạn, không trúng tuyển ngành sư phạm toán được chuyển sang ngành toán ứng dụng, sư phạm tiếng Anh sang ngôn ngữ Anh, sư phạm vật lý sang công nghệ kỹ thuật điện tử-truyền thông…
Trừ các ngành sư phạm, kỹ thuật hạt nhân và luật thì 22 ngành còn lại của Trường ĐH Đà Lạt đều có điểm trúng tuyển bằng điểm sàn của Bộ GD&ĐT. Không để những TS rớt ngành kỹ thuật hạt nhân (16,5 điểm), trường chuyển TS có điểm 13-16 của ngành này sang ngành vật lý học còn TS thi ngành luật học có điểm 15 được tuyển vào ngành lịch sử, cùng ngành luật nếu đạt 14,5 điểm thì được chuyển vào ngành Việt Nam học.
Câu kéo TS bằng học bổng Để hút TS, các trường ĐH ngoài công lập lại dùng “chiêu” học bổng giá trị lớn, “nằm mơ” cũng khó đạt được. Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn cấp 80 suất học bổng toàn phần trong bốn năm trị giá khoảng 168-193 triệu đồng, với điều kiện “không tưởng”: có điểm thi ĐH ít nhất là 26 (không cộng ưu tiên khu vực và đối tượng), có chứng chỉ TOEFL 61 iBT của ETS – Mỹ không quá hai năm, có điểm trung bình ba năm THPT đạt từ 9,5 trở lên! Không chịu thua kém, Trường ĐH Tân Tạo (Long An) có học phí 3.000 USD/năm dành đến 500 suất học bổng toàn phần (năm thứ nhất) cho sinh viên trúng tuyển vào trường. Học bổng bao gồm: học phí, chi phí ký túc xá, ăn uống và chăm sóc sức khỏe. Tuy nhiên, điều kiện mà trường này đưa ra là: có điểm thi ĐH năm 2012 trên điểm sàn 4 điểm, có điểm trung bình ba năm THPT từ 7.0 trở lên khi hội đủ hai điều kiện trên, TS còn phải phỏng vấn trực tiếp từ trường. Còn Trường ĐH Kinh tế-Tài chính TP.HCM sẽ trao học bổng toàn phần trị giá khoảng 360 triệu đồng cho TS dự thi vào trường có điểm thi ĐH từ 21 điểm trở lên và mỗi năm học đạt điểm trung bình các môn học từ 7 điểm trở lên. Học bổng khác trị giá 290 triệu đồng sẽ được trao cho các TS xét tuyển vào trường với điểm từ 21 trở lên học bổng trị giá 30-50 triệu đồng dành cho TS có điểm 18-20…
Theo pháp luật Tp.HCM
Nhiều phương án xét tuyển bổ sung
Hầu hết các trường tốp trên đều dự kiến không xét tuyển nguyện vọng (NV) bổ sung. Trong khi các trường tốp giữa cho biết sẽ dành chỉ tiêu xét tuyển thêm để chọn được thí sinh điểm cao.
Như mọi năm, các trường đào tạo ngành kinh tế có tiếng như Trường ĐH Ngoại thương, Học viện Tài chính, ĐH Kinh tế TP.HCM... đều không tuyển NV 2, 3 (nay là các NV bổ sung).
Thí sinh nộp đơn chấm phúc khảo bài thi tại phòng đào tạo Trường ĐH Luật TP.HCM - Ảnh: NHƯ HÙNG
Kinh tế: chọn thí sinh điểm cao
ĐH Thương mại là trường đào tạo nhóm ngành kinh tế thường xuyên tuyển sinh NV2 ở các năm trước chính là "đích nhắm" của nhiều thí sinh, dù đạt điểm cao nhưng chưa đủ để vào Trường ĐH Ngoại thương, Học viện Tài chính... Năm 2012, Bộ GD-ĐT cho phép các trường xét tuyển đến hết ngày 30-11, nên nhà trường không vội vã xét tuyển NV bổ sung mà sẽ thông báo việc xét tuyển NV bổ sung sau khi gọi nhập học trúng tuyển NV1.
Đừng quá lo lắng Theo một cán bộ chuyên về công tác tuyển sinh của Bộ GD-ĐT, năm 2012 bộ cho phép thí sinh được xét tuyển nhiều trường, các trường được xét tuyển nhiều đợt, kéo dài đến hết tháng 11 nên thí sinh bình tĩnh trước khi đăng ký xét tuyển nguyện vọng bổ sung. Cán bộ trên khuyên: "Các em có thể chọn được nhiều trường cùng lúc, nhưng không phải cứ nộp xong là ung dung ngồi chờ gọi trúng tuyển. Đối với một số trường ngại "ảo" yêu cầu thí sinh nộp phiếu báo điểm gốc, thí sinh chỉ có hai lựa chọn thì cần theo dõi sát sao biến động về danh sách nộp hồ sơ xét tuyển với chỉ tiêu xem mình đứng ở vị trí nào. Nếu thấy cơ hội không cao thì tốt nhất nên rút hồ sơ, phiếu báo điểm để nộp trường khác. Các trường sẽ có trách nhiệm cho thí sinh được rút hồ sơ ngay khi các em muốn".
Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM cũng đã công bố dự kiến điểm chuẩn các ngành đều tăng từ 1-2 điểm so với năm 2011. Đồng thời trường dự kiến xét tuyển bổ sung 35 chỉ tiêu cho ngành hệ thống thông tin quản lý với điểm sàn xét tuyển 16 và 100 chỉ tiêu cho ngành tài chính - ngân hàng (bậc CĐ) với điểm sàn xét tuyển 14,5.
Trường ĐH Tài chính - marketing dự kiến tiếp tục xét tuyển NV2 ở hai ngành bất động sản và hệ thống thông tin quản lý với 50-60 chỉ tiêu/ngành. Điểm sàn nhận hồ sơ xét tuyển NV2 của trường: 15-16 điểm trở lên.
Phương án tuyển dự kiến của các trường này cho thấy "cửa" cho thí sinh đăng ký xét tuyển các NV bổ sung vào khối các trường chuyên ngành kinh tế sẽ không còn rộng mở. Thí sinh cũng có khá ít lựa chọn.
Trong khi đó, tại các trường ĐH đa ngành dự kiến có nhiều chỉ tiêu hơn cho NV bổ sung. Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM là một trong số các trường có nhiều chỉ tiêu xét tuyển NV bổ sung, đặc biệt ở nhóm ngành kinh tế. Ông Phạm Thái Sơn - phó trưởng phòng đào tạo nhà trường - cho biết dự kiến trường sẽ xét tuyển 1.300 chỉ tiêu NV bổ sung tất cả các ngành bậc ĐH. Trong đó các ngành quản trị kinh doanh, tài chính - ngân hàng, kế toán với 150 chỉ tiêu/ngành.
PGS.TS Nguyễn Đức Minh - trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM - cho biết trường dự kiến xét tuyển NV2 tất cả các ngành. "Tuy nhiên, năm nay trường không dành quá nhiều chỉ tiêu xét tuyển ở nhóm ngành kinh tế. Ở nhóm ngành này chúng tôi mong muốn chọn được những thí sinh có điểm cao ở trường tốp trên" - ông Minh nói.
Rộng cửa nhóm ngành kỹ thuật, xã hội
Theo ông Đặng Quyết Thắng - phòng đào tạo Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật Nam Định, đến thời điểm này trường xác định sẽ xét tuyển NV bổ sung đến 70% chỉ tiêu. Năm 2012, trường có 900 chỉ tiêu đào tạo ĐH. Thí sinh chỉ cần đạt điểm sàn trở lên là có thể đăng ký xét tuyển vào trường.
Các trường thành viên ĐHQG TP.HCM dự kiến cũng dành một số chỉ tiêu để xét tuyển bổ sung vào những ngành có điểm chuẩn NV1 thấp. Trong đó, Trường ĐH Khoa học tự nhiên dự kiến dành khoảng 200 chỉ tiêu NV2 bậc ĐH ở các ngành khoa học vật liệu, vật lý, hải dương học... Tuy nhiên, trường chỉ xét tuyển thí sinh dự thi khối A. Điểm sàn xét tuyển NV2 của trường có thể cao hơn điểm chuẩn NV1 từ 1 điểm trở lên. Bên cạnh đó, trường dành 700 chỉ tiêu bậc CĐ ngành công nghệ thông tin.
Trường ĐH Công nghệ thông tin đã công bố điểm chuẩn dự kiến NV1 là 20 (môn toán hệ số 2). Trường sẽ xét tuyển NV2 hơn 200 chỉ tiêu tất cả các ngành. Năm nay trường sẽ nhân đôi hệ số môn toán nên thí sinh có điểm toán cao sẽ rất lợi thế. Trường ĐH Bách khoa cũng đã thông báo xét tuyển 150 chỉ tiêu bậc CĐ ngành bảo dưỡng công nghiệp.
Mặt bằng điểm thi năm nay của Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐHQG TP.HCM) dự kiến điểm trúng tuyển ngành du lịch, quan hệ quốc tế, báo chí tăng hơn năm trước. Tuy nhiên, nhiều ngành khác như thư viện, lưu trữ học, nhân học, lịch sử, triết học, xã hội học... điểm chuẩn có thể tương đương hoặc giảm nhẹ so với năm 2011. Nhiều khả năng các ngành này sẽ được xét tuyển NV tiếp theo mới đủ chỉ tiêu.
Bà Nguyễn Việt Hương - trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Văn hóa Hà Nội - cho hay nếu chọn phương án xét tuyển điểm chuẩn theo từng ngành mà không áp dụng việc xét tuyển vào trường thì dự kiến Trường ĐH Văn hóa sẽ tiếp tục xét tuyển NV2 ở một số ngành như bảo tàng học, thông tin học, khoa học thư viện...
Trong khi đó, ThS Nguyễn Thanh Tùng - quyền trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Văn hóa TP.HCM - cho biết nếu tính theo điểm sàn của Bộ GD-ĐT như năm trước, dự kiến điểm chuẩn nhiều ngành của trường bằng điểm sàn. Trường sẽ xét tuyển thêm 300-400 chỉ tiêu cho một số ngành ở NV2 còn thiếu chỉ tiêu: thư viện, di sản văn hóa, văn hóa học, văn hóa dân tộc thiểu số, quản lý văn hóa... Bên cạnh đó, trường cũng sẽ tuyển 430 chỉ tiêu CĐ ở NV2.
Theo tuổi trẻ
Xét tuyển ĐH: Rộng cửa, nhiều cơ hội Nhiều trường đại học, cao đẳng vẫn canh cánh nỗi lo "đói" thí sinh. Trong khi cánh cửa giảng đường rộng hơn, tránh tình trạng thí sinh điểm cao vẫn trượt. Hiện tại đã có hơn 250 trường công bố điểm thi, không cần đợi Bộ công bố điểm sàn nhiều trường đã lên phương án tuyển xét tuyển sớm. Năm nay, theo...