Trường lập tổ dã chiến, đường dây nóng hỗ trợ học online
Một số trường học ở Hà Nội đã thành lập tổ công tác giúp giáo viên, phụ huynh làm quen và sử dụng các phần mềm trực tuyến.
Dạy online được các giáo viên trường THCS Thanh Xuân Trung, Hà Nội, đánh giá vất vả hơn giảng trên lớp. Nhưng đây là những tiết học cần thiết cho cô trò trong điều kiện dịch Covid-19 phức tạp.
Từ ngày 18/2, cô Trịnh Hồng Vân – Hiệu trưởng trường THCS Thanh Xuân Trung – đã cho áp dụng phương pháp học trực tuyến với mong muốn học sinh ở nhà vẫn đảm bảo kiến thức, cũng như giao lưu với thầy cô, bạn bè.
Cô Trịnh Hồng Vân triển khai mô hình dạy học online đến cán bộ, nhân viên của trường. Ảnh: NTCC.
Cần sự thay đổi của giáo viên
“Làm một chiếc điện thoại bằng cốc giấy”, “Làm thế nào để quả trứng có thể chìm, nổi, lơ lửng” hay “Cái bát nổi hay chìm trong nước”, không ít người bất ngờ khi đó lại là chủ đề của lớp học online tại trường THCS Thanh Xuân Trung.
Trong một tiết dạy Toán, cô giáo Đoàn Thu Huyền tổ chức trò chơi “Ai nhanh hơn” để lồng ghép ý nghĩa của số nguyên âm trong thực tế, từ đó tìm ra đáp án có tên gọi virus Corona. Như vậy, học sinh không chỉ học khoa học, mà còn vận dụng kiến thức xã hội vào thực tiễn.
Cô giáo Đỗ Thu Hiền lại đưa học trò đến những “chuyến du lịch đặc biệt” với vùng đất Cà Mau mênh mông, đắm chìm trong sắc xanh của đất trời, cây lá. Trong bài học “Hãy thuyết minh về ngôi trường – tổ ấm yêu thương thứ hai của em”, nhiều học sinh xúc động khi thấy cảnh lớp học, sân trường THCS Thanh Xuân Trung.
Để triển khai những lớp học online mang lại kiết thức, cảm xúc thực này, trường đã xây dựng thời khóa biểu giống như khi học chính thức, mỗi tiết 30-35 phút. Học sinh lớp 9 tăng cường học trực tuyến qua Đài Phát thanh Truyền hình Hà Nội và ôn thi cuối cấp.
Chia sẻ về việc học trực tuyến, cô Hồng Vân nói: “Cả một tổ dã chiến được thành lập giúp giáo viên, phụ huynh làm quen và sử dụng các phần mềm trực tuyến”.
Video đang HOT
Xây dựng được lớp học trực tuyến thực sự không dễ, lớp học đông, không phải giáo viên, phụ huynh nào cũng giỏi công nghệ. Nhiều thầy cô 50 tuổi lần đầu thực hành các ứng dụng dạy học qua mạng.
Tại trường Marie Curie, Hà Nội, giáo viên cố gắng tổ chức lớp học vui nhộn, nhằm tăng hứng thú cho học sinh. Ví dụ, trong tiết học Ngữ văn, cô Hoàng Hoa sử dụng ưu thế của thiết bị âm thanh để truyền tải ngữ điệu, sắc thái truyền cảm đối với phân môn “Đọc – hiểu văn bản”.
Với phân môn “Tiếng Việt”, sau phần lý thuyết, cô dành thời gian cho học sinh luyện tập, thực hành thông qua trò chơi. Ở trò chơi “Ai nhanh nhất?”, các bạn sẽ đưa ra đáp án vào ô “chat trong cuộc họp”. Bạn nào trả lời đúng và nhanh nhất sẽ được trao thưởng.
Giáo viên trường Marie Curie, Hà Nội, soạn bài giảng trực tuyến. Ảnh: NTCC.
Tăng cường giám sát gia đình
Cô Trịnh Hồng Vân cho rằng tổ chức dạy học trực tuyến không phải chỉ truyền đạt kiến thức cho học sinh mà phụ huynh cũng tham gia giám sát.
Sau một tháng triển khai, lớp học có những quy tắc nhất định: Kiểm soát sĩ số, chỉ được bật âm thanh khi giơ tay phát biểu, tư thế ngồi đến tác phong học của học sinh phải nghiêm túc. Ngoài ra, việc giám sát từng ngày, tiết học của gia đình rất quan trọng.
Giáo viên cần kịp thời động viên những học sinh tích cực, tạo hứng khởi cho các em. Sau mỗi tiết học, giáo viên dành thời gian 10-15 phút để giao lưu, hỏi thăm học trò. Các tiết học của trường hiện có 95% số học sinh tham gia.
Tâm huyết của giáo viên được bù đắp bằng sự ủng hộ của gia đình. Nhiều phụ huynh chia sẻ trong nhóm lớp lời động viên thầy cô: “Cảm ơn thầy cô rất nhiều đã vất vả vì các con”, “Nghỉ dài ngày, con nhớ thầy cô và các bạn nhiều, con rất vui khi được học trực tuyến”…
Thầy Đức Vượng, Trưởng bộ môn Tin học, trường Marie Curie, cho hay trường đã thiết lập đường dây nóng để sẵn sàng tư vấn, trả lời những khúc mắc của các thầy cô, học sinh và cha mẹ khi làm quen ứng dụng.
Hà Anh, nữ sinh lớp 12 ở Hà Nội, thông tin kỳ thi THPT quốc gia sắp đến gần, em nhận được sự hỗ trợ học tập nhiệt tình của thầy cô. Trong tiết học, các thầy cô giảng bài, đồng thời chia sẻ nội dung trên slide rồi đặt câu hỏi cho học sinh trả lời. Nội dung thầy cô đưa ra dễ hiểu. Khi kết thúc giờ học, học sinh chụp vở ghi bài giảng hôm đó rồi gửi giáo viên.
“Mỗi giờ học, các thầy cô đều cố gắng tương tác, khen ngợi những bạn hăng hái và khích lệ, động viên những bạn hơi trầm, ít tương tác” – Hà Anh tâm sự.
Lúng túng học trực tuyến mùa dịch Covid-19
Sau hai tuần cho con học online của trung tâm ngoại ngữ, chị Trân rút lui. Suốt 45 phút của tiết học, chị thấy cảnh học sinh nói chuyện, sinh hoạt nhốn nháo, giáo viên lo điều chỉnh nhiều hơn là học.
Vừa học vừa ăn, vừa mắng con
Sau thời gian nghỉ dài tránh dịch bệnh Covid-19, mới đây, trung tâm ngoại ngữ nơi con trai 6 tuổi của chị Bùi Ngọc Trân, ở Bình Thạnh, TPHCM theo học lâu nay thông báo sẽ tổ chức học trực tuyến tuần hai tiết, mỗi tiết 45 phút có phụ huynh kèm. Dù chưa thấy trung tâm nói về học phí, chị Trân vẫn muốn cho con thử.
Lớp khoảng 8 học sinh, học qua ứng dụng Zoom. Buổi đầu, các bạn nhỏ lâu ngày gặp bạn, mừng rỡ gọi toáng tên nhau, át hết tiếng giáo viên. Suốt buổi học, tiếng giảng bài, học bài không nghe được bao nhiêu mà chủ yếu nghe tiếng phụ huynh, tiếng các hoạt động sinh hoạt xung quanh học sinh...
Phụ huynh ngồi kèm con, liên tục nhắc con ngồi xuống, trả lời đi, nói rõ vào.. Khi trẻ nằm dài ra ghế, uể oải, phụ huynh lại thốc con dậy, quát mắng. Chưa kể, khi đang học, có em kêu con đau bụng quá, con đói, con khát nước... Có phụ huynh đưa đồ ăn ra đút cho con, trẻ vừa học, vừa ăn.
Tâm lý ai cũng nghĩ bên kia không nghe mình nói rõ, nên mỗi khi trả lời hay phát biểu đều cố dùng hết âm lượng làm tiết học trở nên ầm ĩ, lộn xộn. Có ông bố, nhắc con tập trung học, trả lời thầy nhưng con không để ý, liền quát: "Không học hành gì nữa!" rồi đóng máy cái rụp.
"Học với giáo viên nước ngoài, nhưng một lúc, trợ giảng tiếng Việt lại lại phải lên hình, đề nghị học sinh, thật ra là đề nghị cả phụ huynh, im lặng, giữ trật tự. Rồi có lúc, làm bài tập nhưng màn hình mờ, các con không nhìn rõ hình, rõ chữ nên giáo viên tự hỏi và tự trả lời", chị Trân cho hay.
Sau vài tiết, thấy việc học không hiệu quả, chị Trân thông báo ngưng học, lớp chỉ còn lại vài em. Theo chị, những người tham gia đều chưa được hướng dẫn, chưa có khả năng tổ chức học online. Trẻ hầu hết bị cha mẹ ép học, ép ngồi vào bàn chứ không hề hiểu về nguyên tắc học.
Con gái đầu của chị, học lớp 7, ban đầu giáo viên một số bộ môn cũng tổ chức học online. Nhưng sau đó, cũng tạm ngưng.
Giáo viên tìm tòi, học trò chưa quen
Mới đây, cô Trần Thúy An, hiệu trưởng Trường THCS Minh Đức, Q.1, TPHCM đã gửi đến học sinh những chia sẻ khi tham gia học trực tuyến.
Nhiều thầy cô lớn tuổi đã "vượt lên chính mình", mày mò học hỏi kỹ thuật sử dụng các phần mềm dạy học trực tuyến từ những đồng nghiệp trẻ, soạn giáo án mới, mong có được tiết dạy tốt nhất dành cho học sinh, để có thể tổ chức các lớp học trực tuyến. Sau một thời gian sàng lọc, các thầy cô ở trường đã lựa chọn 2 ứng dụng là MS Teams và Zoom.
Theo cô An, bên cạnh mặt tích cực, hạn chế có thể thấy là nhu cầu của học sinh tham gia lớp quá đông, nhiều em chưa quen với cách học trực tuyến, còn lúng túng trong các thao tác kỹ thuật. Có học sinh ý thức chưa tốt, còn chơi game trong giờ học và nói chuyện riêng...
Trường đã tách lớp lớp, để nhiều học sinh được tham gia lớp học hơn, kiến thức phù hợp với trình độ hơn. Cô hiệu trưởng mong muốn học sinh thực hiện tốt nội quy lớp học, tắt mic khi không sử dụng, thầy cô gọi phát biểu thì lên tiếng phát biểu, chỗ nào chưa hiểu cần mạnh dạn hỏi lại thầy cô.
Hiện nay, nhiều trường ở TPHCM chưa triển khai đồng loạt dạy học trực tuyến do việc học này đòi hỏi nhiều điều kiện về công nghệ lẫn kỹ năng, trong khi thầy trò chưa được làm quen, hướng dẫn. Chủ yếu nhiều trường dừng lại ở mức khuyến khích giáo viên nào có điều kiện thì thực hiện. Một số giáo viên thực hiện được một thời gian lại ngưng do gặp không ít trục trặc trong quá trình thực hiện.
Như Trường THPT Bùi Thị Xuân, chỉ một số giáo viên thực hiện, còn lại học sinh nhận bài tập qua phần mềm ôn tập, kết hợp thêm các nguồn tài liệu do giáo viên hướng dẫn để tự ôn tập tại nhà.
Đảm bảo cho học sinh không có điều kiện học trực tuyến
Trong hướng dẫn thực hiện hoạt động dạy học trong giai đoạn ảnh hưởng của dịch Covid-19, ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó giám đốc Sở GD&ĐT TP HCM, yêu cầu các trường cần xây dựng chủ đề dạy học trực tuyến qua mạng để hỗ trợ học sinh học tập tại nhà. Các chủ đề cần được xây dựng và quản lý chặt chẽ theo đúng quy định và lợi ích chung của người học. Nhà trường xây dựng các phương án hợp lý cho tất cả học sinh, đảm bảo mọi học sinh đều được tham gia học tập, đảm bảo tính công bằng, nhân văn trong giáo dục. Trong quá trình triển khai thực hiện, cần tham khảo, sử dụng các nguồn học liệu tin cậy, chuẩn xác để tổ chức dạy học và hướng dẫn học sinh học tập.
Đặc biệt, ông Hiếu nhấn mạnh, khi học sinh đi học trở lại, nhà trường xây dựng kế hoạch, giải pháp tổ chức rà soát, đánh giá kết quả học tập qua internet, trên truyền hình. Từ đó, hướng dẫn giáo viên rà soát, tinh giản nội dung dạy học và điều chỉnh kế hoạch dạy học theo hướng kế thừa những nội dung kiến thức đã học qua internet, trên truyền hình nhằm tối ưu thời gian và nội dung kiến thức cần tiếp tục dạy học trong chương trình theo quy định.
Nhà trường có trách nhiệm thực hiện các giải pháp nhằm đảm bảo cho các đối tượng học sinh không có điều kiện tham gia học tập trực tuyến được bổ sung các nội dung kiến thức mà nhà trường đã thực hiện trong thời gian nhà trường thực hiện dạy học trực tuyến.
Lê Đăng Đạt
Dạy trực tuyến cần phải có chuẩn mực Nhiều chuyên gia cho rằng việc thiếu chuẩn mực trong các tiết học trực tuyến sẽ làm giảm hiệu quả của một phương thức dạy học hiện đại, ưu việt. Giáo viên tại TP.HCM thực hiện một buổi học trực tuyến - Ảnh: Đăng Nguyên Theo tiến sĩ văn học Trịnh Thu Tuyết, nguyên giáo viên (GV) ngữ văn, Trường THPT Chu Văn...