Trường Kim Liên gây bất ngờ với loạt HS thành đạt
Ông Phạm Nhật Vượng – tỷ phú Việt Nam đầu tiên được tạp chí Forbes vinh danh là một trong những học sinh thành đạt của THPT Kim Liên.
Có thể nói, trường THPT Kim Liên hiện là một trong những trường cấp 3 hot nhất tại Hà Nội. Số học sinh, giáo viên có thành tích cao của trường luôn dẫn đầu thành phố.
Mới đây, website của trường công bố bảng danh sách “Một số gương mặt cựu học sinh tiêu biểu trong công tác của trường THPT Kim Liên” khiến người xem không khỏi bất ngờ. Bởi sau 40 năm kể từ ngày thành lập (năm 1974), đến nay ngôi trường này đã đào tạo những người thành đạt nổi tiếng.
Dưới đây là một số gương mặt tiêu biểu nằm trong bảng vàng của trường THPT Kim Liên (Hà Nội):
Ông Phạm Ngọc Chu – học sinh khóa 3 (1976-1979):
Phạm Ngọc Chu được biết đến như ủy viên Ban chấp hành ủy ban Olympic quốc gia Hungari, chủ tịch Hội doanh nghiệp Việt Nam – Hunggari. Đồng thời, ông còn là tổng giám đốc công ty Limexport – một tập đoàn siêu thị lớn.
Phạm Ngọc Chu từng trở về Việt Nam nhân dịp Bộ Ngoại giao mở diễn đàn về hợp tác xuất khẩu giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp Việt kiều. Theo đó, ông đã có những đóng góp rất thẳng thắn, hữu ích trước thực trạng hàng Việt đang “lép vế” ở trời Âu.
Ông Phạm Ngọc Chu. Ảnh: website trường THPT Kim Liên.
Ông Nguyễn Chí Linh – học sinh khóa 4 (1977-1980):
Nguyễn Chí Linh hiện là tổng giám đốc công ty TNHH Nhật Linh – LiOA. LiOA có thể nói là nhà sản xuất các thiết bị điện hàng đầu của Việt Nam. Đặc biệt, sản phẩm ổn áp mang thương hiệu LiOA, không những đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu sang nhiều quốc gia trên thế giới.
Sinh ra trong gia đình có bố mẹ đều là giáo sư, song Nguyễn Chí Linh vẫn quyết làm công nhân và tiết kiệm tiền ra nước ngoài học hỏi, tham khảo các dây chuyền công nghệ sản xuất của Nga, Trung Quốc, Đức…
Năm 1998, ông đã dũng cảm bỏ ra hơn 10 triệu USD xây dựng nhà xưởng dây cáp điện. Hiện đây là nhà máy sản xuất cáp điện lớn nhất Việt Nam.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Chí Linh. Ảnh: lioavn.net.
Bà Nguyễn Tú Anh – học sinh khóa 6 (1979-1982), lớp trưởng lớp A:
Nguyễn Tú Anh hiện là tổng giám đốc công ty cổ phần Dịch vụ thẻ Smartlink. Cùng với ông Hoàng Sơn – giám đốc công ty Viễn Thông Viettel (Viettel Telecom), bà Tú Anh từng là 2 đại diện Việt Nam duy nhất thuộc top 20 người có ảnh hưởng tới ngành công nghiệp thanh toán của khu vực Đông Dương do Total Payments Asia công bố tại Danh sách bình chọn vào ngày 6/5/2013.
Công ty CP Dịch vụ thẻ Smartlink do cựu học sinh trường THPT Kim Liên sáng lập được biết đến như đơn vị đang quản trị, vận hành hệ thống kết nối của 51 ngân hàng, định chế tài chính, hàng không, viễn thông và bảo hiểm được bình chọn.
Smartlink đã kết nối liên thông hơn 16.000 máy ATM, 77.000 điểm chấp nhận thẻ (POS) và chấp nhận thanh toán cho gần 40 triệu chủ thẻ nội địa của các ngân hàng trong nước và nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.
Bà Nguyễn Tú Anh. Ảnh: Smartlink.com.vn
Ông Phạm Nhật Vượng – học sinh khóa 9 (1982-1985):
Phạm Nhật Vượng – chủ tịch Hội đồng quản trị tập đoàn Vingroup được xem là tỷ phú đô la Mỹ đầu tiên trên sàn chứng khoán Việt Nam kể từ ngày 7/3/2011, với giá trị tổng tài sản lên đến khoảng 21.200 tỷ đồng Việt Nam (tương đương 1 tỷ USD tại thời điểm đó).
Ông được tạp chí Forbes vinh danh vào năm 2013 ở vị trí 974 thế giới với tổng tài sản 1,5 tỷ USD và đến tháng 3/2014 là 1,6 tỷ USD. Ông cũng là tỷ phú Việt Nam đầu tiên lọt vào danh sách tỷ phú thế giới của Forbes, đồng thời có trong top 20 gương mặt mới nổi bật của Forbes năm 2013.
Ông Phạm Nhật Vượng. Ảnh: Tuấn Mark.
Ông Phạm Nhật Vũ – học sinh khóa 12 (1985-1988):
Phạm Nhật Vũ là chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn An Viên (AVG), tập trung đầu tư vào khoáng sản và truyền thông. AVG có nhiều công ty con, trong đó phải kể đến như công ty cổ phần Nghe nhìn toàn cầu, công ty cổ phần Truyền thông và Viễn thông An Viên, công ty cổ phần An Minh, công ty cổ phần Truyền thông tri thức…
Ngày 11/11/2010, truyền hình An Viên bắt đầu phát sóng thử nghiệm và 1 năm sau đó khai thác thương mại. Ông Vũ được công chúng biết đến nhiều hơn khi mua độc quyền bản quyền truyền hình giải bóng đá V-League 20 năm.
Trong danh sách những người giàu nhất Việt Nam trên sàn chứng khoán không có tên ông Phạm Nhật Vũ. Tuy nhiên, giới kinh doanh địa ốc, khoáng sản và truyền thông chắc chắn không có ai không biết đến ông Vũ.
Ông Phạm Nhật Vũ. Ảnh: Dân Việt.
Ông Đinh Ngọc Hải – học sinh khóa 16 (1989-1992):
Sau khi tốt nghiệp trường THPT Kim Liên, Đinh Ngọc Hải là sinh viên ĐH Bách Khoa Hà Nội và lấy bằng thạc sĩ, tiến sĩ ngành công nghệ môi trường tại Nhật Bản.
Năm 2006, ông Hải thành lập công ty Asia New Power tai Tokyo (Nhật Bản) – hoạt động trong lĩnh vực năng ượng mặt trời. Năm 2014, ông lại tiếp tục thành lập công ty Quốc tế Việt Nam – Nhật Bản, hoạt động trong lĩnh vực tư vấn, đầu tư, thương mại giữa Nhật Bản và Việt Nam.
Hiện Đinh Ngọc Hải còn giữ chức chủ tịch Hội doanh nghiệp Việt Nam tại Nhật Bản và thường xuyên tổ chức nhiều buổi toạ đàm về kinh tế ở cả hai nước.
Ông Đinh Ngọc Hải. Ảnh: Vtv4.vn
Nguyễn Thị Việt Thanh – học sinh khóa 21 (1994-1997):
Nguyễn Thị Việt Thanh được biết đến như người sáng lập và giám đốc điều hành Anphabe.com – mạng cộng đồng nghề nghiệp cấp quản lý lớn nhất Việt Nam (với hơn 110.000 thành viên).
Bắt đầu sự nghiệp thành công ở nhiều vị trí marketing quốc tế và ngành nhân sự, Việt Thanh hiện còn là chuyên gia tư vấn chiến lược thương hiệu nhà tuyển dụng hiếm hoi với vai trò đối tác chiến lược cho nhiều công ty hàng đầu tại Việt Nam và châu Á.
Đồng thời, chị cũng thường xuyên dẫn chương trình truyền hình, làm chuyên gia huấn luyện, diễn giả và người điều phối cho các chương trình doanh nhân uy tín.
Nguyễn Thị Việt Thanh. Ảnh: blog.anphabe.com.
Theo Zing
Gửi tặng các em một mùa học vấn
Rất nhiều gia đình nghèo đang lo lắng cho con em mình trước thềm năm học mới. Nhà ở thành thị có nỗi lo riêng, nhà ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa có nỗi lo riêng. Đặc biệt là những vùng thực sự nghèo.
Thôn Thành Công, xã Lũng Cao, huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) là một "địa chỉ đỏ" như vậy. Cả thôn có hơn 70 hộ dân thì đã có 55 hộ nghèo, 19 hộ cận nghèo, thiếu thốn đủ mọi bề. Cho đến tận năm 2014 này, thôn Thành Công vẫn chưa có điện, và nếu không có gì thay đổi thì các em nhỏ vẫn phải đến trường trên con đường vượt núi, bùn ngập đến đầu gối.
Trung tuần tháng 8 này, đoàn cựu học sinh trường THPT Lam Sơn niên khóa 1991 - 1995 đã mang một số lượng lớn sách vở, dụng cụ học tập, áo ấm, cặp sách... đến với Thành Công. Do đường lầy lội không thể vào đến tận bản để trao quà, mọi người đã phải dựng phông bạt ở điểm cuối cùng có thể, nhằm gửi đến gia đình các em những đồ dùng thiết yếu trong học tập nói riêng và trong cuộc sống nói chung.
Ông Lê Anh Xuân - Chủ tịch BLL cựu học sinh kiêm Chủ tịch Quỹ Trái tim Lam Sơn cho biết rằng, người xưa đã có câu "Ấu bất học, lão hà vi" (Tuổi nhỏ mà không học hành thì về già biết làm gì?), mà cuộc sống lại đặt các em nhỏ Thành Công vào một nơi gian khó, nên mong sao các em chăm chỉ học hành để thay đổi cuộc đời mình. Đó là điều ý nghĩa nhất mà mọi thành viên Lam Sơn có thể làm được cho các em trước thềm năm học mới.
Một vị phụ huynh vội vã dắt dê về nhà để đến dự buổi trao quà
Tại nơi đây và các vùng quê nghèo của tổ quốc, trẻ em có thể có quần áo nhưng giày dép là vật dụng xa xỉ, chúng có thể làm mất cái áo, cái quần nhưng đôi dép là thứ rất quý giá. Vứt quần áo trên cầu nhưng vẫn mang đôi dép nhảy sông.
Trái tim Lam Sơn.
Các em học sinh và phụ huynh đón nhận những phần quà từ các tấm lòng thiện nguyện.
Theo Laodong