Trường không thu học phí nếu sinh viên thất nghiệp
Sinh viên tốt nghiệp trường đào tạo kỹ sư phần mềm ở Mỹ sẽ không phải trả học phí nếu họ không tìm được việc làm. Tuy nhiên, trường hợp này rất hiếm.
Học viện App là cơ sở đào tạo kỹ sư phần mềm thông qua khóa đào tạo cường độ lớn kéo dài 12 tuần theo hình thức “hoãn” học phí.
Sinh viên phải đặt cọc một khoản tiền để đảm bảo họ muốn học tập một cách nghiêm túc. Trường sẽ trả lại số tiền này khi họ tốt nghiệp. Đổi lại, sinh viên trả cho trường số tiền tương đương 22% thu nhập của mình trong năm đầu ra trường.
“Phương pháp này cho phép chúng tôi đào tạo nhiều người hơn. Cả trường lẫn sinh viên đều không thiệt thòi”, ông Kush Patel – CEO của Học viện App – giải thích.
Song hành cùng rủi ro
Đương nhiên, hình thức hoãn học phí tồn tại rủi ro. Dù vậy, ông Patel cho rằng trường hoạt động rất hiệu quả vì hầu hết sinh viên thường nhận mức lương từ 85.000 USD đến 110.000 USD.
Ông cho biết thêm 70% kỹ sư tốt nghiệp từ App kiếm được việc làm trong vòng 3 tháng sau khi tốt nghiệp. 98% cựu sinh viên được tuyển dụng trong vòng một năm.
Sinh viên sẽ không phải trả học phí nếu họ không kiếm được việc làm sau khi tốt nghiệp. Ảnh: App Academy.
Nếu sinh viên thất nghiệp, Học viện App sẽ không thu học phí của họ.
Tuy nhiên, thách thức lớn nhất của trường là việc thu học phí không đồng nhất giữa các sinh viên theo một chương trình đào tạo bị coi là trái pháp luật ở bang New York và California – khu vực hoạt động của App.
Theo CEO Patel, học viện đang đàm phán với các nhà chức trách khi mô hình hoãn học phí được đưa ra xem xét ở cả hai bang. Không chỉ đối với học viện App, mô hình này cũng gây tranh cãi ở nhiều trường đại học.
Đại học Purdue (bang Indiana) từng triển khai chương trình “Back a Boiler” cho năm học 2016-2017. Theo đó, trường cho sinh viên năm 3 và 4 hoãn đóng học phí nếu họ chấp nhận trả khoản tiền với tỷ lệ nhất định so với mức lương đạt được trong vòng 10 năm.
Video đang HOT
Bản “Thỏa thuận chia sẻ lợi nhuận” có hai luồng ý kiến trái chiều. Những người ủng hộ coi đây là biện pháp tốt nhằm giải quyết vấn đề nợ sinh viên. Phe phản đối lại chỉ trích các điều khoản tạo ra quá nhiều sự ràng buộc đối với người học.
Dù dư luận vẫn còn nhiều băn khoăn về hình thức hoãn học phí, ông Patel cho rằng ở Học viện App, mô hình này rất quan trọng đối với những sinh viên không đủ khả năng tài chính. Khoảng 80% kỹ sư tốt nghiệp từ App cho biết họ vốn không đủ tiền để theo học trường khác.
“Chính sách hoãn học phí có ý nghĩa lớn với tôi. Nó đã hoàn toàn thay đổi cuộc đời tôi”, Bethany Hylan – cựu sinh viên học viện – nói.
Nhờ có thể “vay” quá trình học tập tại đây, cô kiếm được công việc tử tế, đủ để trả nợ sinh viên cùng khoản học phí do App ứng trước.
Tỷ lệ trúng tuyển 3%
Không chỉ Bethany mà rất nhiều sinh viên có hoàn cảnh tương tự đã nhận sự trợ giúp từ App. Ông Patel và nhà đồng sáng lập Ned Ruggeri đã mở Học viện App với ý tưởng đào tạo người mới từ đầu.
Họ không tìm kiếm học viên đã học qua chương trình khoa học máy tính hay có kinh nghiệm làm việc ở lĩnh vực này. Thay vào đó, họ cần những người có ý thức tự học tốt.
Trong 9 tuần đầu tiên của khóa học tại App, sinh viên bắt đầu với các chương trình máy tính cơ bản và nhanh chóng học các kỹ năng cần thiết để thiết kế website cũng như phát triển ứng dụng hoàn chỉnh.
Trong 3 tuần còn lại, họ tập trung tìm việc. Sinh viên học tiếp các chương trình lập trình và được đào tạo các kỹ năng cần thiết như cách viết hồ sơ, đơn xin việc, kỹ năng trả lời phỏng vấn, thỏa thuận lương, thưởng.
Mỗi năm, Học viện App tiếp nhận khoảng 20.000 hồ sơ ứng tuyển nhưng chỉ nhận khoảng 3% trong số đó.
Ông Patel cho biết hình thức hoãn học phí thu hút số lượng lớn người ứng tuyển. Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng đào tạo, trường phải tiến hành sàng lọc cẩn thận.
Theo Zing
Công bố tỷ lệ sinh viên có việc làm: Ai kiểm chứng?
Quy chế tuyển sinh đại học mà Bộ GD&ĐT vừa công bố đưa ra hai chỉ số bắt buộc phải công khai trong mùa tuyển sinh 2018.
Đó là tổng chi phí để đào tạo một sinh viên/năm và tỷ lệ sinh viên chính quy có việc làm sau 12 tháng kể từ khi tốt nghiệp của 2 khóa gần nhất. Trong bối cảnh hiện nay của Việt Nam, việc này liệu có khả thi?
Khó thực hiện
Theo TS Phạm Thị Ly, chuyên gia về giáo dục đại học (ĐH), trước hết, cần ghi nhận nỗ lực của Bộ GD&ĐT trong việc tăng cường trách nhiệm giải trình và minh bạch thông tin ở cấp trường, là điều giới học thuật đã nhiều lần kêu gọi trước đây.
Tuy vậy, TS Ly cho rằng có vài vấn đề cần làm rõ đối với các chỉ số trên. Thứ nhất, chi phí đào tạo sinh viên được định nghĩa là bao gồm những khoản gì và không bao gồm khoản gì, ai kiểm chứng tính xác thực của những thông tin này?
Thứ hai, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm được thu thập bằng phương pháp nào, "có việc làm" được định nghĩa cụ thể ra sao, ai là người thu thập và ai kiểm chứng?
PGS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, cho rằng việc khảo sát bây giờ chỉ cần quan tâm mục đích có việc làm hay không, vì cơ cấu ngành nghề thay đổi nhanh chóng, liên tục. Tất cả kiến thức sau vài năm sẽ lạc hậu nên không nhất thiết phải làm đúng ngành.
"Hiện tại ở Mỹ, gần như 60% phải chuyển đổi công việc sau khi ra trường. Không ai nói trước điều gì. Trường định mở một số ngành để đón đầu hiệp định TPP (Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình dương) nhưng khi Tổng thống Donald Trump mới lên quyết định rút Mỹ khỏi TPP thì dừng lại hết, nên khó nói trước được hết", ông Dũng cho hay.
Trong khi đó, từ năm 2009, Bộ GD&ĐT đã yêu cầu các trường ĐH phải thực hiện 3 công khai (chất lượng đào tạo, cơ sở vật chất và đội ngũ giảng viên, thu chi tài chính).
Trên website của mình, các trường đều công bố 3 chỉ số này. Tuy nhiên, theo PGS.TS Đỗ Văn Dũng, dù công bố 3 công khai, nhiều trường đưa lên số liệu "ma", không ai kiểm chứng được. Chính vì vậy, Bộ GD&ĐT yêu cầu các trường công bố thêm 2 chỉ số nữa, theo TS Phạm Thị Ly, là rất khó khả thi.
Sinh viên trường Đại học Thương mại. Ảnh: Hồng Vĩnh/Tiền Phong.
"E là yêu cầu này khó thực hiện được với những thông tin đáng tin cậy, vì hiện chưa có cơ chế nào kiểm chứng. Nếu những thông tin trên không thể kiểm chứng, có khi nó còn tạo ra tác dụng ngược", TS Phạm Thị Ly nói.
Trong khi đó, một chuyên gia giáo dục khác khẳng định mục tiêu trước mắt của các trường ĐH hiện nay, kể cả trường công lẫn tư, trường top trên và phía dưới vẫn là tìm mọi cách để thu hút được thí sinh có năng lực đến với mình. Vì vậy, sẽ rất khó để có thể yêu cầu các trường "nói thật". Bởi với quy định học phí như hiện nay, các trường phải dựa vào số lượng sinh viên để có nguồn thu.
Cần cơ quan giám sát độc lập
Chia sẻ về chủ trương này của Bộ GD&ĐT, PGS.TS Đỗ Văn Dũng cho rằng việc phải công bố tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp là điều mà xã hội và sinh viên quan tâm sau khi ra trường. Do đó, các trường phải có nghĩa vụ công bố chỉ số này để người học biết.
Tuy nhiên, PGS cho biết từ kinh nghiệm của trường, công tác điều tra không thể dựa vào doanh nghiệp mà dựa vào hội cựu sinh viên.
"Trường có thành lập hội cựu sinh viên và chủ yếu điều tra khi sinh viên về nhận bằng sau 3 tháng tốt nghiệp hoặc gửi qua kênh email. Một năm, trường có một ngày hội cựu sinh viên trước lễ 20/11. Đây là dịp để trưởng khảo sát tỷ lệ có việc làm của người học", ông Dũng cho hay.
Mặc dù vậy, theo PGS Dũng, không nên để các trường ĐH tự điều tra, khảo sát mà phải có cơ quan độc lập vừa làm công việc dự báo nguồn nhân lực, vừa khảo sát thực trạng tỷ lệ sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp.
"Còn bây giờ, có trường ĐH tư thục hô 100% sinh viên của trường tốt nghiệp có việc làm thì tôi không tin", ông Dũng nói.
PGS cũng khẳng định công tác dự báo của chúng ta còn kém. Phương pháp thống kê cũng rất quan trọng. Ví dụ, có trường ĐH chỉ minh chứng những sinh viên có việc làm, còn những người chưa có việc thì không đưa vào khảo sát.
TS Phạm Thị Ly cho hay những biện pháp "quản lý" dựa trên nguyên tắc áp đặt thay vì nhằm vào động lực nội tại của các trường, đều sẽ nảy sinh cách làm đối phó.
Đã có câu nói phổ biến ở các trường: "Bộ có chính sách, ta có đối sách". "Đối sách" ở đây tức là cách thức đối phó. Tất cả những chính sách chưa hợp lý đều chứa sẵn các khe hở để lách.
Theo TS Ly, vấn đề là tư duy làm chính sách. Cho đến nay, những người làm chính sách mới chỉ chú trọng tới mối quan hệ hai chiều "cơ quan quản lý - đối tượng bị quản lý" tức bộ/cơ quan chủ quản và các trường, mà ít khi nghĩ tới vai trò của bên thứ ba. Đó là các tổ chức kiểm định độc lập (xin nhấn mạnh hai chữ độc lập), các tổ chức xã hội nghề nghiệp, cũng như giảng viên/nhân viên/sinh viên của trường.
"Trách nhiệm giải trình có thể được áp đặt từ trên xuống bằng các chỉ thị, mệnh lệnh, quy định, nhưng nếu việc bảo đảm cho trách nhiệm giải trình được thực hiện chỉ dựa trên những cơ chế áp đặt ấy mà không có sự tham gia của các tổ chức, cơ quan, cá nhân có lợi ích liên quan và có khả năng chất vấn nhà trường, thì cũng khó mà có thực chất", TS Phạm Thị Ly khẳng định.
Thứ nhất là chi phí đào tạo sinh viên được định nghĩa là bao gồm những khoản gì và không bao gồm khoản gì, ai kiểm chứng tính xác thực của những thông tin này?
Thứ hai, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm được thu thập bằng phương pháp nào, "có việc làm" được định nghĩa cụ thể ra sao, ai là người thu thập và ai kiểm chứng?
Theo Nghiêm Huê / Tiền Phong
Thoát cảnh thất nghiệp, sinh viên phải làm gì? "Giỏi thực hành, sinh viên sẽ có cơ hội tìm kiếm việc làm tốt hơn và chủ động tách mình ra khỏi nhóm 20.000 người thất nghiệp", trưởng nhóm ĐH Giao thông Vận tải cho hay. Vừa qua, Bộ GD&ĐT tổ chức lễ trao giải Sinh viên nghiên cứu khoa học năm 2016 tại Đại học Giao thông Vận tải, Hà Nội. Năm...