Trường hợp thứ 4 tử vong nghi do bệnh dại ở Đắk Lắk
Sáng 28/11, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk cho biết, trên địa bàn tỉnh vừa ghi nhận thêm 1 trường hợp bệnh nhân tử vong nghi do bệnh dại.
Tiêm phòng cho đàn chó góp phần ngăn chặn bệnh dại lây lan trong cộng đồng.
Bệnh nhân là Y.L.B sinh năm 1991, trú tại xã Hòa Thắng, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Theo người nhà bệnh nhân, khoảng 3 tháng trước, bệnh nhân bị chó nhà nuôi cắn vào cổ tay trái, có xử lý vết cắn và đi khâu 3 mũi nhưng không đi tiêm vaccine phòng bệnh dại. Đến ngày 23/11, bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng sợ nước, sợ gió.
Video đang HOT
Ngày 25/11, người nhà đưa bệnh nhân nhập Bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên khám và điều trị với chẩn đoán: Theo dõi bệnh dại lên cơn. Ngày 26/11, gia đình xin cho bệnh nhân về nhà. Ngày 27/11, bệnh nhân tử vong tại nhà.
Như vậy, từ đầu năm 2023 đến nay, đây là trường hợp thứ 4 tử vong nghi do bệnh dại trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
Người phụ nữ tử vong vì chủ quan khi xử lý xác chó dại
Trong quá trình xử lý xác con chó dại, bà B. không may bị răng chó cứa vào tay nhưng chỉ xử lý vết thương bằng xà phòng. 13 ngày sau bà B. tử vong.
Ngày 19/10, ông Hồ Ngọc Gia, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Gia Lai cho biết, từ đầu năm đến nay, tỉnh đã ghi nhận 5 ca tử vong do bệnh dại, đứng đầu khu vực miền Trung-Tây Nguyên (trong năm 2022).
Mới đây nhất, ngày 4/9, bà T.B. (SN 1969, trú ở xã Gào, Tp.Pleiku) tử vong do bệnh dại. Bệnh nhân khởi phát bệnh dại vào ngày 21/8/2022 và tử vong vào ngày 4/9/2022.
Hàng xóm của nạn nhân cho biết, vào tháng 7/2022 có một con chó tự nhiên cắn bé gái trong làng. Bé gái sau đó đã được tiêm phòng dại đủ 5 mũi.
Tuy nhiên, khi đem xác con chó bị bệnh dại đi chôn, trong quá trình xử lý, bệnh nhân không may trượt ngã và bị răng của con chó cứa trúng tay làm trầy da. Bệnh nhân chỉ xử lý vết thương bằng xà phòng chứ không tiêm huyết thanh kháng dại và vắc-xin phòng bệnh dại. Ngày 21/8, bệnh nhân có triệu chứng sợ nước, sợ gió, sợ ánh sáng, co giật.
Ngày 4/9, bệnh nhân được người nhà đưa vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai. Sau đó, người nhà xin chuyển bệnh nhân về Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Lắk và tử vong cùng ngày.
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Gia Lai, người đã bị bệnh dại gần như tử vong 100%. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn lơ là, chưa hiểu rõ về bệnh dại dẫn đến tình trạng chủ quan hoặc điều trị sai cách.
Đáng chú ý, bệnh dại hiện vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Vì vậy, để chủ động phòng chống, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh khuyến cáo người dân cần tiêm phòng cho 100% chó, mèo nuôi và nhắc lại hàng năm theo khuyến cáo của ngành thú y. Cùng với đó, nuôi chó phải xích, nhốt, khi ra đường phải mang rọ mõm. Người dân không nên đùa nghịch, chọc phá các con vật nuôi. Khi bị chó, mèo cắn cần rửa vết thương dưới vòi nước chảy ngay lập tức với xà phòng liên tục 15 phút, nếu không có xà phòng có thể xối rửa vết thương bằng nước thông thường. Vết thương cần được rửa sạch với cồn 70%, cồn iod hoặc povidone-iodine (nếu có).
Người đàn ông tử vong sau khi bị chó nhà cắn Một người đàn ông ở TP.Hà Tiên (tỉnh Kiên Giang) bị chó nhà cắn nhưng không đi tiêm ngừa, sau đó có biểu hiện nghi bị dại rồi tử vong. Ngày 3.11, ông Nguyễn Hoàng Lâm, Phó chủ tịch UBND P.Pháo Đài, cho biết anh Đ.L.P (ngụ KP2, P.Pháo Đài, TP.Hà Tiên, Kiên Giang) bị chó nhà cắn, có biểu hiện nghi bị...