Trường hợp nào cần siêu âm tim thai?
Mỗi phụ nữ mang thai nên ít nhất một lần siêu âm tim thai với sự góp mặt của bác sĩ siêu âm sản khoa và bác sĩ tim mạch nhi khoa.
Thời điểm phát triển hoàn thiện của tim trong bào thai là 18 tuần, từ thời điểm này có thể phát hiện hầu như tất cả các dị tật tim bẩm sinh.
Mới đây, Trung tâm Nhi khoa, Bệnh viện Bạch Mai đã can thiệp kịp thời cứu sống một trẻ sơ sinh bị bệnh tim bẩm sinh phức tạp – hẹp khít động mạch phổi, được siêu âm phát hiện dị tật tim ở tuần thứ 31. Ngay sau khi trẻ chào đời chưa đầy 24h, các bác sĩ đã can thiệp thành công để trẻ có trái tim khỏe mạnh. Vai trò của siêu âm chẩn đoán bệnh tim trong bào thai (siêu âm tim thai) là vô cùng quan trọng.
Siêu âm tim thai có lợi ích gì?
Phương pháp hữu hiệu nhất để chẩn đoán tim bẩm sinh bào thai cho đến nay là siêu âm tim thai. Việc chẩn đoán bệnh tim bẩm sinh từ trong bào thai đã được thực hiện phổ biến trên thế giới và mang lại hiệu quả rất rõ rệt trong điều trị và tiên lượng bệnh. Với sự phát triển của các thế hệ máy siêu âm với đầu dò có độ phân giải cao và độ đâm xuyên sâu đã mang đến những hình ảnh có chất lượng cao và làm tăng mức độ tin cậy của chẩn đoán.
Tỷ lệ mắc bệnh tim bẩm sinh là từ 0,8-1% số trẻ sinh ra sống, tuy nhiên tỷ lệ này còn cao hơn nhiều ở những thai bị sảy (10-25%), thai chết lưu và những đứa trẻ tử vong ngay sau sinh (3-4%). Có thể thấy rằng tỷ lệ tim bẩm sinh của bào thai còn cao hơn nhiều con số 1%. Theo nhiều nghiên cứu, tỷ lệ tim bẩm sinh bào thai dao động từ 2-3%. Ngoài ra, tim bẩm sinh cũng là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ sơ sinh, chiếm 35% tổng số trẻ có dị tật bẩm sinh tử vong.
Điều đáng nói là hầu hết những bệnh tim bẩm sinh tử vong thời kỳ sơ sinh là những thể nặng, cần cấp cứu hoặc điều trị ngay sau sinh, nếu như chúng ta không biết bệnh từ trong bào thai thì có thể bỏ sót dị tật sau sinh và dẫn đến trường hợp tử vong đáng tiếc. Với những bệnh tim bẩm sinh thể nhẹ hơn nếu được chẩn đoán từ trong thời kỳ bào thai cũng giúp cho bác sĩ cũng như gia đình có kế hoạch điều trị chủ động mang đến kết quả tốt nhất.
Bác sĩ siêu âm chẩn đoán bệnh tim trong bào thai cho thai phụ.
Các cấp độ của siêu âm tim thai
Hiện nay, với sự phát triển vượt bậc của các phương pháp phẫu thuật và can thiệp, hầu hết các bệnh tim bẩm sinh đều có thể điều trị, đa số có thể chữa khỏi hoàn toàn và mang lại cuộc sống bình thường cho trẻ. Đặc biệt có những thể tim bẩm sinh rất nặng, đe dọa tính mạng ngay sau khi sinh, nhưng nếu được cấp cứu kịp thời thì có thể cứu được đứa trẻ và chữa khỏi hoàn toàn.
Theo hội tim mạch Hoa Kỳ, siêu âm tim thai được chia làm 3 cấp độ:
- Cấp độ 1: Đánh giá tần số tim, dịch màng ngoài tim.
Video đang HOT
- Cấp độ 2: Khảo sát các buồng tim, đường ra thất phải, thất trái, đánh giá sơ bộ bất thường tim có hay không có.
- Cấp độ 3: Chẩn đoán xác định, chi tiết các bệnh lý tim bẩm sinh từ trong bào thai. Cấp độ này bắt buộc phải có sự tham gia của bác sĩ chuyên khoa tim mạch trẻ em. Từ đó đưa ra chỉ định theo dõi và điều trị tiếp theo.
Trường hợp nào cần siêu âm tim thai?
Những trường hợp sau đây cần hết sức chú ý và có chỉ định siêu âm tim thai:
Chỉ định liên quan đến mẹ:
Tiền sử gia đình tim bẩm sinh
Rối loạn chuyển hóa (tiểu đường, phenylketon niệu…)Có biểu hiện quái thaiCó sử dụng thuốc kháng Prostaglandin (ví dụ: ibuprofen, indometacin, axit salicylicNhiễm RubellaBệnh hệ thống (ví dụ: bệnh Sjogren, lupus ban đỏ hệ thống)Khuyết tật có tính chất gia đình (Ellis van Creveld, hội chứng Marfan, hội chứng Noonan)Thụ tinh trong ống nghiệmSàng lọc siêu âm sản khoa bất thườngCó các bất thường ngoài timBất thường nhiễm sắc thểNhịp tim không đềuPhù thaiĐa thai và nghi ngờ hội chứng truyền máu thai nhiTăng khoảng sáng sau gáy
Chỉ định siêu âm tim thai khá rộng rãi, tuy nhiên theo một số nghiên cứu thì tỷ lệ mắc tim bẩm sinh của trẻ sau khi ra đời ở những bà mẹ mang thai không có chỉ định siêu âm tim thai không hề ít hơn so với nhóm thai phụ có chỉ định siêu âm tim thai. Chính vì lẽ đó, mỗi phụ nữ mang thai nên ít nhất một lần siêu âm tim thai với sự góp mặt của bác sĩ siêu âm sản khoa và bác sĩ tim mạch nhi khoa.
Thời điểm phát triển hoàn thiện của tim trong bào thai là 18 tuần, từ thời điểm này có thể phát hiện hầu như tất cả các dị tật tim bẩm sinh. Tuy nhiên với một số bệnh tim bẩm sinh phức tạp, tổn thương cấu trúc nặng (thông sàn nhĩ thất, tim 1 thất, chuyển gốc đại động mạch…) thì bác sĩ có thể phát hiện ở những tuần thai sớm hơn.
Những bệnh tim bẩm sinh nào cần được xử trí cấp cứu sau khi sinh?
Những bệnh tim bẩm sinh phụ thuộc ống động mạch cần được phẫu thuật hoặc can thiệp sớm sau sinh bao gồm:
Teo van động mạch phổiHẹp khít van động mạch phổiHẹp eo động mạch chủ nặng
Những bệnh tim bẩm sinh phức tạp có thể gây tình trạng tím nặng và suy tim, phù phổi cấp cần được phẫu thuật hay can thiệp sớm sau sinh gồm:
Đảo gốc động mạchGián đoạn quai động mạch chủTim 1 thấtHội chứng thiểu sản tim tráiBất thường trở về tĩnh mạch phổi hoàn toàn.
Những rối loạn nhịp tim cần được theo dõi trong bào thai và can thiệp sớm sau khi sinh:
Bloc nhĩ thất hoàn toàn bẩm sinhCơn nhịp nhanh kịch phát
Ngoài ra những bệnh tim bẩm sinh cần được theo dõi sát sao sau khi sinh để đưa ra chỉ định phù hợp, đùng thời điểm mang lại kết quả điều trị tốt nhất: Kênh nhĩ thất toàn bộ, thông liên thất, tứ chứng Fallot…
Như vậy, việc chẩn đoán bệnh lý tim bẩm sinh từ trong bào thai có vai trò rất to lớn trong việc giảm tỷ lệ tử vong cho những trẻ mắc bệnh, đặc biệt những bệnh tim bẩm sinh phức tạp cần can thiệp sớm ngay sau sinh. Chủ động, có kế hoạch theo dõi điều trị cho những trẻ mắc tim bẩm sinh, tránh bỏ sót có thể dẫn đến bỏ lỡ thời điểm thích hợp nhất để phẫu thuật hoặc can thiệp.
Việc chẩn đoán bệnh lý tim bẩm sinh bào thai nhất thiết phải có sự tham gia của bác sĩ chuyên khoa tim mạch trẻ em để có được chẩn đoán chính xác, đưa ra được tiên lượng cho từng trường hợp bệnh.
Bị dị tật tử cung đôi có sinh con được không?
Mới đây, tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, các bác sĩ đã phẫu thuật cho một bé gái có 2 buồng tử cung, 2 cổ tử cung.
Đây là dị tật bẩm sinh cơ quan sinh dục hiếm gặp nhưng có ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng sinh sản của người phụ nữ.
1. Dị tật bẩm sinh tử cung đôi là gì?
Cơ quan sinh dục nữ là hệ thống được cấu tạo phức tạp từ nhiều bộ phận khác nhau, bao gồm các bộ phận bên trong và bên ngoài. Chúng đảm nhận nhiệm vụ vô cùng quan trọng về sinh lý, đời sống tình dục, thụ thai, nuôi dưỡng thai nhi và sinh đẻ.
Là bộ phận bên trong cơ quan sinh dục nữ, tử cung có hình dạng giống như quả lê lộn ngược nằm ở điểm giao giữa trực tràng và bàng quang, đảm nhận nhiều chức năng quan trọng như: lưu thông máu trong kỳ kinh nguyệt, nơi để phôi làm tổ và phát triển, cung cấp dưỡng chất cho thai nhi.
Cổ tử cung nằm ở vị trí giữa tử cung và âm đạo có nhiệm vụ ngăn chặn các loại vi khuẩn, ký sinh trùng và nấm xâm nhập vào bên trong tử cung. Khi quan hệ tình dục thì cổ tử cung sẽ tiết ra chất nhầy để việc quan hệ được diễn ra trơn tru và giúp tinh trùng gặp trứng dễ dàng. Bộ phận này còn giúp dẫn máu kinh đến âm đạo và tống ra ngoài.
Hầu hết cơ quan sinh dục phụ nữ có cấu tạo giải phẫu giống nhau là có 01 tử cung. Tuy nhiên, ở một số trường hợp hiếm gặp có cấu tạo bất thường về giải phẫu cơ thể bẩm sinh khiến họ có những khác biệt về các bộ phận bên trong, điển hình là tử cung đôi.
Hình ảnh mô tả tử cung đôi.
2. Ảnh hưởng của tử cung đôi đối với khả năng sinh sản
Theo các tài liệu y khoa, dị tật bẩm sinh tử cung đôi là dị tật hiếm gặp của đường tiết niệu - sinh dục liên quan đến bất thường ống Muller, có dấu hiệu đặc trưng là: Tử cung đôi; nửa âm đạo tắc nghẽn; bất sản thận cùng bên.
Dị tật tử cung đôi thường được phát hiện sau khi bắt đầu có kinh nguyệt. Triệu chứng lâm sàng và tuổi phát hiện rất thay đổi vì tùy theo mức độ tắc nghẽn âm đạo. Biểu hiện lâm sàng thường liên quan đến tình trạng ứ máu kinh, gây ra đau bụng mạn tính hoặc tiết dịch âm đạo bất thường.
Một số phụ nữ có tử cung đôi vẫn có đời sống tình dục bình thường, có thể mang thai và sinh nở. Song có trường hợp nếu chẩn đoán muộn có thể làm tăng nguy cơ dẫn đến biến chứng như: ứ máu tử cung, ứ máu âm đạo, ứ mủ tử cung, lạc nội mạc tử cung và vô sinh.
Trong thai kỳ, phần lớn thai thường làm tổ trong tử cung có âm đạo không bị tắc nghẽn. Biến chứng sản khoa thường là sẩy thai tái phát, thai bất thường kiểu thế, thai chậm tăng trưởng, nhau bong non... làm tăng nguy cơ mổ lấy thai, sót nhau.
3. Cần phát hiện sớm để ngăn ngừa biến chứng
Theo PGS.TS. Lê Thị Anh Đào, Trưởng khoa Phụ ngoại A5, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, về trường hợp bé gái 11 tuổi nhập viện do rong kinh kéo dài, quan sát bên ngoài cháu không có gì bất thường, không sốt. Bác sĩ chẩn đoán cháu bị dị tật bẩm sinh cơ quan sinh dục, hình ảnh chụp MRI cho thấy cháu có 2 buồng tử cung, 2 cổ tử cung, ứ dịch trong lòng âm đạo bên trái.
Tử cung đôi có 2 cổ tử cung, một cổ tử cung thông vào âm đạo bình thường, một cổ tử cung thông vào âm đạo dị dạng bị bịt kín. Dị tật đường sinh dục này khá nghiêm trọng. Nếu không được phát hiện sớm sẽ dẫn tới tình trạng ứ máu kinh và lâu ngày gây viêm nhiễm và vô sinh, ngoài ra còn có thể ảnh hưởng tới đời sống vợ chồng.
Các bác sĩ BV Phụ sản Hà Nội phẫu thuật cho bệnh nhi 11 tuổi có tử cung đôi. Ảnh: BVCC
Được xác định là trường hợp khó do bệnh nhi còn nhỏ, nếu giải quyết bằng phương pháp mở thông dẫn lưu sẽ gây nhiễm trùng, tạo sẹo dính tại phần mở thông, gây khó khăn hơn cho những lần phẫu thuật tiếp theo. Tuy nhiên, các bác sĩ đã phẫu thuật an toàn, hiện sức khỏe cháu ổn định, phần âm đạo bị bịt được tạo hình thành công, không ảnh hưởng tới khả năng sinh sản.
PGS.TS. Lê Thị Anh Đào khuyến cáo cha mẹ, nếu thấy trẻ có biểu hiện bất thường cần đưa trẻ đi khám kịp thời. Trong trường hợp khác có biểu hiện đau bụng, rong kinh hoặc tiết dịch âm đạo bất thường... chị em nên đến bệnh viện chuyên Sản phụ khoa khám để được chẩn đoán chính xác và có biện pháp can thiệp phù hợp, ngăn ngừa những biến chứng có thể ảnh hưởng tới sức khỏe và khả năng sinh sản.
Bé gái lớp 5 ở Hà Nội phát hiện có 2 tử cung từ dấu hiệu bất thường trong chu kỳ Bé gái sinh năm 2013, là học sinh lớp 5 tại Sóc Sơn, Hà Nội, bị rong kinh kéo dài 1 tháng không dứt. Thấy bất thường, gia đình đưa con đến Bệnh viện Phụ sản Hà Nội khám. Bác sĩ Khoa Phụ ngoại (A5) quan sát bên ngoài bệnh nhân không có bất thường, tuy nhiên, hình ảnh chụp MRI cho thấy...