Trường hợp nào áp dụng mức đóng thấp hơn vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp?
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 58/2020/NĐ-CP quy định mức đóng BHXH bắt buộc vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Để bạn đọc hiểu rõ hơn về chính sách mới này, đặc biệt là mức đóng và các trường hợp được áp dụng mức đóng thấp hơn.
Điều 4 Nghị định số 58/2020/NĐ-CP quy định mức đóng và phương thức đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động (TNLĐ), bệnh nghề nghiệp (BNN) như sau:
1. Người sử dụng lao động (NSDLĐ) hằng tháng đóng trên quỹ tiền lương đóng BHXH cho người lao động (NLĐ) quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 và khoản 2 Điều 2 Luật BHXH, trừ trường hợp lao động là người giúp việc gia đình, theo một trong các mức sau:
a) Mức đóng bình thường bằng 0,5% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH; đồng thời được áp dụng đối với NLĐ là CBCCVC và người thuộc lực lượng vũ trang thuộc các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội, quân đội, công an, đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng NSNN.
Video đang HOT
b) Mức đóng bằng 0,3% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH được áp dụng đối với DN bảo đảm điều kiện theo quy định tại Điều 5 của Nghị định này.
2. NSDLĐ hằng tháng đóng vào Quỹ bảo hiểm TNLĐ, BNN với mức 0,5% mức lương cơ sở đối với mỗi NLĐ quy định tại điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật BHXH.
3. NSDLĐ là doanh nghiệp (DN), HTX, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả lương theo sản phẩm, theo khoán thì mức đóng hằng tháng tương ứng theo điều kiện từng trường hợp quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều này; phương thức đóng được thực hiện hằng tháng, 3 tháng hoặc 6 tháng một lần.
Điều 5 Nghị định 58/2020 quy định các trường hợp được áp dụng mức đóng thấp hơn mức đóng bình thường vào Quỹ bảo hiểm TNLĐ, BNN như sau:
DN hoạt động trong các ngành nghề có nguy cơ cao về TNLĐ, BNN được áp dụng mức đóng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 4 của Nghị định này nếu bảo đảm các điều kiện sau đây:
1. Trong vòng 3 năm tính đến thời điểm đề xuất không bị xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi vi phạm pháp luật về AT-VSLĐ và BHXH;
2. Thực hiện việc báo cáo định kỳ TNLĐ và báo cáo về AT-VSLĐ chính xác, đầy đủ, đúng thời hạn trong 3 năm liền kề trước năm đề xuất;
3. Tần suất TNLĐ của năm liền kề trước năm đề xuất phải giảm từ 15% trở lên so với tần suất TNLĐ trung bình của 3 năm liền kề trước năm đề xuất hoặc không để xảy ra TNLĐ tính từ 3 năm liền kề trước năm đề xuất.
Nghị định số 58/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 15-7-2020.
Thực hiện nghiêm phương châm "4 tại chỗ" trong phòng, chống thiên tai năm 2020
Văn phòng UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Thông báo số 204/TB-VP, truyền đạt kết luận của Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Nguyễn Văn Sửu tại hội nghị tổng kết công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2019, triển khai nhiệm vụ năm 2020 của thành phố.
Sau khi nghe báo cáo của Sở NN&PTNT và ý kiến tham luận của một số lãnh đạo sở, ngành, UBND quận, huyện, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố nhận định, do biến đổi khí hậu, năm 2020 tình hình thiên tai còn có những diễn biến phức tạp, khó lường, các cấp, các ngành không được phép xem nhẹ, chủ quan, cần tập trung triển khai ngay một số công việc: Rà soát, sớm tổ chức kiện toàn Ban Chỉ huy PCTT tiến hành tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm công tác PCTT&TKCN năm 2019, triển khai ngay nhiệm vụ năm 2020.
Cùng với đó, xây dựng kế hoạch, các phương án PCTT&TKCN năm 2020 thật cụ thể, sát thực tế, khả thi và chuẩn bị đầy đủ các điều kiện đảm bảo theo phương châm "4 tại chỗ", sẵn sàng đối phó với diễn biến và các tình huống xấu nhất của sự cố, thiên tai.
Tăng cường công tác tuyên truyền, quán triệt những quy định của pháp luật, thông tin kịp thời diễn biến của thời tiết, sự chỉ đạo, điều hành của Trung ương, thành phố, phổ biến kiến thức, nâng cao nhận thức của cộng đồng về công tác PCTT&TKCN. Duy trì nghiêm túc chế độ thường trực 24/24 giờ, theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, kịp thời báo cáo, tham mưu chỉ huy, chỉ đạo phòng, chống, ứng phó và khắc phục hậu quả sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn có hiệu quả.
Tăng cường công tác quản lý đê điều, kịp thời ngăn chặn, xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật về đê điều ngay từ khi phát sinh, đúng quy định của pháp luật. Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố giao đồng chí Chủ tịch UBND các huyện có đê sông lớn kiểm tra trực tiếp tại 4 xã, các đồng chí Phó Chủ tịch UBND các huyện kiểm tra trực tiếp các xã còn lại; các đồng chí Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND các quận có đê sông lớn phải kiểm tra thực tế tại các phường.
Khi sự cố, thiên tai xảy ra phải chủ động huy động lực lượng, vật tư, phương tiện, triển khai xử lý ngay lập tức từ giờ đầu, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do sự cố, thiên tai gây ra.
Song song với đó, đẩy mạnh việc thu, lập Quỹ Phòng, chống thiên tai. Sở NN&PTNT sớm tham mưu UBND thành phố báo cáo Bộ NN&PTNT có hướng dẫn cụ thế về việc sử dụng Quỹ đảm bảo hiệu quả, kịp thời phục vụ công tác PCTT&TKCN của thành phố.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố đề nghị các thành viên Ban Chỉ huy PCTT&TKCN thành phố, lãnh đạo các sở, ngành, quận, huyện, thị xã thực hiện ngay việc kiểm tra, rà soát trực tiếp tại cơ sở theo đúng phương châm "4 tại chỗ", kịp thời phát hiện, chỉ đạo bổ sung để khắc phục những mặt còn khiếm khuyết, chưa sát thực tế, thực hiện tốt công tác PCTT&TKCN năm 2020, góp phần phát triển kinh tế nói chung và đẩy mạnh tăng trưởng trong lĩnh vực nông nghiệp nói riêng...
Xem thường an toàn lao động TNLĐ xảy ra do các yếu tố gây mất ATLĐ, trong đó có nguyên nhân chủ yếu là doanh nghiệp, người sử dụng lao động vẫn còn có tâm lý xem nhẹ, thậm chí là xem thường ATLĐ trong sản xuất, thi công. Hiện trường vụ sập tường công trình ở Trảng Bom, Đồng Nai khiến 10 người tử vong. Ảnh: VŨ PHONG...