Trường học ứng phó với kỳ nghỉ dài: Linh hoạt phương án đào tạo
Việc các trường rút ngắn thời gian nghỉ Hè để tăng thời gian nghỉ học nhằm phòng chống dịch Covid-19 khiến nhiều người trăn trở, lo lắng khi những dự định của học sinh có thể bị bỏ lỡ.
Tuy nhiên, theo lãnh đạo Bộ GD&ĐT, ngành đã sẵn sàng các phương án ứng phó. Trong thời điểm này, phụ huynh, học sinh nên ủng hộ, chung tay cũng ngành giáo dục phòng chống dịch.
Học sinh học online trong thời gian nghỉ học ngừa dịch Covid -19. Ảnh: Thu Thủy
Vừa xoay xở, vừa lo âu
Với chính sách kết thúc năm học muộn hơn dự kiến, khá nhiều phụ huynh lo lắng, sẽ ảnh hưởng đến việc du học của các con. Chị Nguyễn Hằng, quận Cầu Giấy, Hà Nội đặt câu hỏi: “Liệu kỳ thi tốt nghiệp THPT có bị chậm lại không, nếu chậm một tháng thì học sinh đi du học làm sao có điểm gửi đi các trường tiếp nhận đây, chẳng lẽ phải ngồi chờ cơ hội nhập học một năm sau?”.
Bộ GD&ĐT cũng đã có các kịch bản ứng phó với tình hình dịch, trong đó có việc lùi các mốc thời gian trong kế hoạch năm học chung, đặc biệt là sẽ lùi thời điểm kết thúc năm học. Việc lùi thời điểm kết thúc năm học sẽ gây một số khó khăn cho ngành và các địa phương, tuy nhiên qua phân tích vẫn có thể khắc phục được bằng các giải pháp quản lý phù hợp của từng nhà trường, từng địa phương.
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ
Còn chị Ngô Thu Hà ở quận Hà Đông, Hà Nội bày tỏ lo lắng, mặc dù con trai chị (cháu Nguyễn Quang A. đang học lớp 7) đã được nhà trường áp dụng hình thức học online (trực tuyến), giờ lên lớp và các tiết học như ở trường, nhưng hiện cháu A. bắt đầu có biểu hiện mệt mỏi, chán nản, thiếu hứng thú và xuất hiện một số hành vi tiêu cực như bố mẹ hỏi nhiều câu mới trả lời, mất tập trung, hay cáu gắt… Theo chia sẻ của chị Hà, ở lứa tuổi 13, 14, các con có nhiều đam mê và bắt đầu khám phá, thử sức và các lớp học đã phần nào giúp con giải quyết được vấn đề của mình. Tuy nhiên, giờ các con đang bước sang tuần thứ 3 được nghỉ học, với quá ít không gian, đã ít nhiều ảnh hưởng không tốt tới tâm lý.
Giống nỗi lo như chị Hà, nhưng với gia đình anh Lê Quý Dương ở quận Đống Đa, Hà Nội lại có phương án xử lý tích cực, chủ động. Anh Dương cho hay, khi con được nghỉ học dài, vợ chồng anh đã cùng bàn xây dựng thời gian biểu phù hợp để tạo hứng thú cho cậu con trai đang học lớp 4. “Tôi đi mua đồ chơi thể thao, các cây bóng rổ mini, dựng ngay ở nhà cho con rảnh thì vận động, còn vợ tôi thì đi tìm các cuốn sách, truyện hay các tài liệu tham khảo để con đọc thêm. Như vậy, con tôi luôn được thay đổi các nội dung khác nhau, sẽ không bị chán nản” – anh Dương chia sẻ.
Một chính sách không phục vụ tất cả trường hợp
Video đang HOT
Trao đổi với Kinh tế & Đô thị, ông Nguyễn Xuân Thành – Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học, Bộ GD&ĐT cho hay, một chính sách không thể đáp ứng mọi trường hợp. Khi mà cả hệ thống chính trị đang chung tay phòng chống dịch, kỳ nghỉ kéo dài, học sinh, phụ huynh nếu có thiệt thòi một chút, thì hãy nên ủng hộ, đồng hành với ngành giáo dục, vì sức khỏe của học sinh, giáo viên và cộng đồng. Với các trường hợp du học, theo ông Thành, đây là vấn đề không mang tính đại trà.
Bên cạnh đó, ông Thành phân tích, ở nhiều quốc gia, luôn có những chính sách đào tạo khoa học, thuận tiện cho các du học sinh. “Giả thiết học sinh Việt Nam qua nước bạn du học, các trường quốc tế vẫn luôn có chính sách linh hoạt, có thể chậm một chút cũng không sao. Hơn nữa, việc đào tạo theo tín chỉ sẽ không gây cản trở nhiều, miễn học sinh, sinh viên đảm bảo hoàn thành các tín chỉ đó” – ông Thành phân tích.
Liên quan đến nội dung có hay không dùng những ngày nghỉ Hè để học sinh học bù, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học cho biết, trước khi đưa ra bất cứ một chính sách nào, Bộ GD&ĐT luôn căn cứ vào tình hình thực tiễn của dịch bệnh để tính toán thời điểm kết thúc năm học phù hợp. Trong trường hợp học sinh tiếp tục được nghỉ, Bộ GD&ĐT sẽ hướng dẫn các địa phương phương án dạy bù hợp lý để vừa đảm bảo sức khỏe cho thầy – trò, vừa đem lại hiệu quả trong công tác giảng dạy.
Cũng theo phân tích của ông Thành, trong chương trình đào tạo, Bộ GD&ĐT luôn có phương án dự phòng, còn gọi các tuần đệm để ứng biến linh hoạt. “Chẳng hạn khung thời gian năm học của Bộ là 37 tuần, trong khi đó, chương trình học được thiết kế 35 tuần. Như vậy, các địa phương hoàn toàn có thể dùng quỹ thời gian này để tính toán phương án học bù” – ông Thành nói thêm.
Không quá lo lắng việc học sinh nghỉ dài, cô Vũ Lan Anh – Hiệu trưởng trường THCS Cao Bá Quát, huyện Gia Lâm, Hà Nội cho biết, nhà trường luôn chủ động xây dựng các phương án linh hoạt trong đào tạo. “Trường tôi đã cho học sinh học sớm 2 tuần, rồi quỹ tuần đệm theo chương trình của Bộ được thêm ít nhất 2 tuần nữa. Như vậy, chỉ cần dạy bù hợp lý vào thứ Bảy, Chủ nhật, thậm chí các em vẫn nghỉ Hè đủ cả 3 tháng” – cô Lan Anh nói.
Theo kinhtedothi
Học gì trong mùa dịch?
Các tỉnh, thành trong cả nước đã quyết định cho học sinh nghỉ học ít nhất thêm 2 tuần nữa để tránh dịch Covid-19. Việc này là cần thiết vì an toàn là trên hết. Vấn đề là học sinh, trong đó có các con tôi, sẽ học gì trong những ngày nghỉ này?
Cho trẻ làm việc nhà cũng là một cách giáo dục cần thiết khi con nghỉ học tránh dịch - Ảnh: T.L.
Theo tôi, trong những ngày nghỉ học do dịch, chỉ nên cho học sinh học hai thứ sau đây:
1. Về phía gia đình
Hãy dạy con học nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa, làm việc nhà, vệ sinh cá nhân, lên kế hoạch học và chơi... dưới sự hướng dẫn của ông bà, cha mẹ. Nói rộng hơn là giúp con học cách tổ chức cuộc sống cá nhân và gia đình. Đây là việc học thiết thực và quan trọng. Người hướng dẫn chính là ông bà, cha mẹ, anh chị lớn trong nhà.
Hãy coi 2 tuần nghỉ thêm này là cơ hội để dạy con những thứ này. Theo tôi, đây là những thứ quan trọng hơn cả việc học kiến thức ở trường. Trước đây trẻ đến trường cả ngày và mắc kẹt vào bài vở nên không ưu tiên học các kỹ năng này. Nay nhân cơ hội được nghỉ ở nhà, cha mẹ nên có kế hoạch dạy con các kỹ năng này. Kế hoạch càng cụ thể, càng chi tiết thì càng tốt.
Rất có thể sau kỳ nghỉ, đây lại là khoảng thời gian trưởng thành nhất cho các con và cho cả cha mẹ. Quan trọng là cha mẹ phải coi đây như một cơ hội dạy con những điều quan trọng. Còn nếu không, 2 tuần sẽ trôi đi trong mệt mỏi và chán nản của cha mẹ và các con.
Để làm được điều đó, cha mẹ cần lên kế hoạch từng ngày cho các nội dung này: Học gì/làm gì, vào ngày nào, ai hướng dẫn, kết quả mong đợi là gì? Sau đó là thảo luận với con về các nội dung đó. Hãy nhìn vào mắt nhau, thống nhất với nhau thật cụ thể rõ ràng. Gật đầu. Mỉm cười. Làm thôi nào!
Kinh nghiệm cá nhân cho thấy các con rất thích tham gia những việc này, vì đây là những việc thật, được làm thì vừa vui vừa hữu ích, lại lồng trong không khí chống dịch, nên trẻ sẽ thấy như một việc làm ý nghĩa, không chỉ cho bản thân mình.
Với con tôi, 2 tuần vừa rồi chúng tôi chỉ dạy nội dung thứ nhất, xoay quanh cuộc sống gia đình. Sang 2 tuần tới, chúng tôi sẽ mở sang nội dung thứ hai, xoay quanh việc tìm hiểu về dịch Covid-19. Các nội dung khác, như làm phiếu bài tập do trường gửi về nhà, chúng tôi sẽ không yêu cầu con phải thực hiện.
TS Giáp Văn Dương
2. Từ phía nhà trường
Hiện nhiều trường giao phiếu bài tập về nhà và yêu cầu các con làm rồi nộp lại qua email, hay chụp hình gửi lại cho giáo viên. Một số trường tổ chức dạy trực tuyến. Nhưng quan sát cá nhân tôi thấy việc này không hiệu quả.
Vì sao? Vì đây chỉ là một cách đối phó. Về bản chất, đó là cách các trường đối phó với dịch bệnh và đối phó với phụ huynh, có tính tạm thời chứ không theo kế hoạch. Điều này dẫn đến thầy cô dạy và giao bài về nhà cũng chỉ như một cách đối phó với phụ huynh, vì nếu không thì phụ huynh sẽ có ý kiến.
Phụ huynh gây áp lực cho ban giám hiệu (trường tư) và cơ quan quản lý (trường công), yêu cầu "phải dạy gì đó cho con tôi đi chứ". Thế là có chỉ đạo, yêu cầu giáo viên phải gửi phiếu về nhà, phải dạy trực tuyến... trong sự khiên cưỡng. Thực chất, đây chỉ là sự đối phó của nhà trường và người quản lý giáo dục với phụ huynh, với xã hội, nên không hiệu quả.
Thầy đã dạy đối phó như thế thì trò tất nhiên cũng học đối phó. Phiếu gửi về nhà, hay học trực tuyến, tự ôn thì chán và không hiệu quả vì trẻ phân tâm vào việc chơi, việc ngủ, tivi, mạng Internet, hoặc những cuộc cãi vã.
Tại nhà, trẻ thiếu không gian học đường, thiếu cả không khí học tập như ở trường. Làm việc tại nhà hiệu quả là một việc khó, một thách thức cho cả người lớn chứ không gì trẻ nhỏ. Mà trẻ con rất tinh. Các con sẽ hiểu ngay đây chỉ là học đối phó. Chậm trễ cũng không sao. Không làm hết bài cũng không sao. Thầy cô, cha mẹ đều tặc lưỡi xuê xoa thông cảm cho nhau. Vì tất cả đều đang đối phó cơ mà! Sao con lại phải chăm chỉ tận tình khi tất cả đều đối phó như vậy?
Kết quả là việc dạy và việc học sẽ cứ lửng lơ, "dở ông dở thằng" như vậy. Lý do sâu xa là tất cả những việc này chỉ là đối phó và chắp vá tạm thời. Mỗi người, tùy ở mỗi vị trí mà đối phó với ai và theo cách như thế nào. Mà đã là đối phó thì có bao giờ hiệu quả?
Vậy thì nhà trường nên hướng dẫn các con học gì? Tôi cho rằng hữu ích nhất là nhà trường giao cho các con một dự án nhỏ: Tìm hiểu về dịch Covid-19, cách phòng tránh và thuyết trình sau khi trở lại trường. Tùy theo tuổi tác và bậc học mà mức độ chi tiết của bài thuyết trình sẽ khác nhau. Trẻ lớp 1 sẽ thuyết trình theo kiểu lớp 1. Học sinh lớp 12 sẽ thuyết trình theo kiểu của học sinh lớp 12. Chỉ như vậy thôi, nhưng với trẻ, dự án này sẽ rất hào hứng và hiệu quả.
Hào hứng vì sao? Vì trẻ sẽ không phải ngồi "nhai" các phiếu bài tập khô khốc do nhà trường gửi về nhà. Trước ở lớp có thầy cô hướng dẫn, làm bài tập còn chán nữa là nay phải tự mày mò. Thay vào đó, nếu làm dự án tìm hiểu về Covid-19 thì trẻ có thể xem tivi, hỏi người lớn, lên mạng đọc báo để tìm hiểu về virus corona, về dịch Covid-19, về cách phòng tránh hiệu quả, cả ở Việt Nam và trên thế giới.
Như thế, trẻ có thể sử dụng toàn bộ thông tin và cuộc sống xung quanh để làm nội dung cho phần khảo cứu và thuyết trình của mình. Trẻ sẽ không chỉ thu thập được các kiến thức về y học và dịch bệnh, mà còn cả về địa lý, dân số, kinh tế - xã hội, nhân văn, những viễn cảnh có thể xảy ra cho bản thân, quốc gia và quốc tế. Trẻ cũng biết cách thu thập và xử lý thông tin, rồi trình bày thông tin đó sao cho thuyết phục trước người khác.
Tác dụng cả cuộc đời
Không có chủ đề học tập nào phù hợp hơn, sống động hơn và hữu ích hơn vào lúc này bằng việc yêu cầu trẻ thực hiện dự án nhỏ: tìm hiểu về dịch Covid-19.
Những kiến thức về dịch bệnh, vệ sinh cá nhân, y tế cộng đồng, báo chí truyền thông, các kỹ năng thu thập và xử lý thông tin, trình bày và thuyết trình cho người khác, các hình dung về ảnh hưởng của dịch bệnh đến đời sống cá nhân và xã hội, trên đủ các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học, nhân văn... mà trẻ thu được qua dự án này sẽ có tác dụng đến tận cuối cuộc đời.
TS GIÁP VĂN DƯƠNG
Theo Tuổi trẻ
Nghỉ học vì Covid-19: Sẽ ra sao nếu học tại nhà được thừa nhận? Học tại nhà (homeschooling) sẽ mang lại một làn gió mới, tuy nhỏ nhưng mát mẻ, về tinh thần chủ động và tự do mà hình thức giáo dục này mang lại. Học sinh tự học qua online trong những ngày nghỉ học do dịch Covid-19 - Ảnh: Bảo Châu Khi thiên tai dịch bệnh ập đến, ngành giáo dục có thể chủ...