Trường học trên đỉnh núi
Đó là ngôi trường tiểu học Xichan “tọa lạc” trên một ngọn núi đá của ngôi làng nhỏ bị ngăn cách bởi dãy núi Taihang, Changzhi, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc.
Từ thị xã, phải mất 2 giờ đồng hồ lái xe trên đường núi gập ghềnh mới tới được. Trường học này có 8 học sinh được chia thành 3 khối lớp và chỉ một mình Yuan Zichao dạy ở đó suốt 14 năm nay.
Yuan Zichao và các học sinh của mình trở về sau khi kết thúc giờ học
Thầy Yuan trong giờ dạy
và cùng các học trò của mình tập thể dục
Video đang HOT
Học sinh chăm chú nghe giảng
Thầy Yuan giảng cho học sinh ý nghĩa của quốc kỳ
Các em học sinh vui chơi trong giờ nghỉ lao
Thầy và trò đi bộ vào lớp học
Yuan chuẩn bị bữa ăn cho mình và học trò từ các loại rau mà người dân ở Changzhi đem đến. Yuan nói rằng, anh ta không bao giờ phải mang rau tới trường bởi vì những người dân tốt bụng ở đây luôn cung cấp đủ cho anh
Hải Như
Theo China Daily/BDVN
Teen chuốc phiền vì dùng "dế" vô tội vạ trong giờ học
Vô tư xài dế trong giờ học.
Hầu như trong nội quy của trường nào cũng có điều "lệnh" cấm teen mình dùng điện thoại di động trong giờ học. Nhiều trường còn nghiêm khắc không cho phép các bạn mang điện thoại tới trường. Nhưng cấm là chuyện cấm, còn teen có thể "tách" khỏi dế iu hay không lại là chuyện khác.
Huy, THPT HHT cho biết: "Mang điện thoại đi học mà bị thầy cô giám thị nhìn thấy là "chít" ngay nhưng bọn mình... "sá" gì. Chỉ cần cẩn thận một chút, kín đáo một chút là được. Nhiều thầy cô cũng châm chước cho tụi mình, không làm "căng" chuyện này lắm". Nếu teen chỉ dừng ở mức có đem di động tới trường và dùng sao cho kín đáo một chút, khéo khéo và phù hợp một chút thì đã chẳng có điều gì để nói. Đáng buồn là nhiều bạn dùng dế một cách vô tư tới quá trớn. "Nhiều người như đang khoe điện thoại vậy. Thỉnh thoảng lại léo nhéo nhạc chuông trong giờ, khi thì gọi thật, khi thì nhá máy, toàn chuyện không đâu!"- Minh Anh trường HBT phản ánh.
Có điện thoại rồi, chốc chốc lại "canh me" xem có tin nhắn hay cuộc gọi nào không, làm sao chú ý học được. Cô bạn cho biết thêm, tình trạng các teen dùng máy vô ý thức đã tới mức khó chịu trong lớp của mình. Chẳng có việc gì cũng lôi điện thoại ra nhí nhoáy. Nếu "buồn" thì còn đeo tai nghe nhạc, nhắn tin, nhá máy trêu đùa nhau, mặc kệ thầy cô đang giảng bài hay bạn bè đang tập trung làm bài tập.
"Bây giờ, viết giấy truyền tay nhau trong giờ học lỗi thời rồi. Nhắn tin, nhá máy nhau bằng điện thoại cả!" Quân, THPT ML than thở. Trường Quân là một trường ở ngoại ô Hà Nội nhưng lớp Quân cũng đã "phủ sóng" điện thoại gần hết. Có bạn nhà khó khăn cũng cố nằn nì bố mẹ mua điện thoại cho dùng, viện đủ lý do này nọ. Mà thực chất cũng chỉ là đua đòi cho bằng người. Có máy rồi dùng đúng nghĩa thì ít, nghịch ngợm trêu đùa nhau thì nhiều!
Chiếc điện thoại vốn dĩ là đồ vật rất hữu ích, nhưng vì cách sử dụng rất "vô duyên" của một bộ phận không nhỏ teen mà điện thoại đã bị gắn cho những cái ác cảm.
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa
Tai nạn và những hậu quả khó lường
Khỏi cần nói nhiều thì teen cũng thừa biết dùng điện thoại tào lao có thể mang đến những phiền toái khó chịu như thế nào. Cả một đống chuyện âm thầm xảy ra với chiếc điện thoại bên dưới bục giảng. Loay hoay nghĩ cách "che mắt" thầy cô khi nhắn tin, liều lĩnh chui xuống gầm bàn nghe máy...
Chuyện địên thoại reo chuông trong giờ vì teen quên tắt nhạc là chuyện thường như cơm bữa. Nếu thầy cô dễ tính, teen có thể được bỏ qua, còn không bị tịch thu điện thoại, chờ phụ huynh đến giải quyết.
Ngọc, một teen từng hai lần bị thu điện thoại thở than: "Một lần quên không tắt âm, thằng bạn trêu nhá máy trong giờ. Chuông loé xoé đúng lúc thầy giám thị đi qua. Thế là... tạch.! Lần nữa đang loay hoay nhắn tin hỏi một câu tiếng Anh trong giờ kiểm tra, xui xẻo bị cô dạy Ngoại ngữ "bắt tại trận" Nhưng dường như hai lần bị "xử lý" ấy vẫn chưa khiến Ngọc sợ. Cô nàng vẫn vung vẩy chiếc dế yêu trong tay, loa mở hết cỡ một bài hát được yêu thích trong giờ... tự truy bài.
"Khó chịu lắm khi giờ truy bài mà mấy bạn đó cứ mở nhạc nhẽo um xùm, í ới gọi nhau. Điện thoại có gì lạ đâu mà... ham."- Hằng, một nhân cùng lớp khe khẽ phàn nàn. Chỉ phàn nàn để đấy thôi chứ chẳng thay đổi được gì, bởi tất cả nằm trong ý thức của nhiều bạn nữa.
Những hậu quả dễ thấy của việc dùng điện thoại thì bày ngay trước mắt. Bài giảng không tiếp thu được trọn vẹn, lời thầy cô như gió thoảng qua tai. Những giờ học cứ thế trở thành vô nghĩa, lãng xẹt chỉ vì cách dùng dế rõ là... vớ vẩn!
Dùng điện thoại bừa bãi chính là teen tự làm hại mình và gây ảnh hưởng tới mọi người xung quanh. Dùng điện thoại một cách lịch sự và chỉ khi thực sự cần thiết khi ở trường, đó mới là teen thông minh. Hãy cân nhắc một chút với những chút vui vẻ "nhất thời" so với những phiền toái có thể chuốc vào thân vì sử dụng di động bừa bãi teen nhé.
Dự kiến thay đổi giờ học đầu năm 2010 Thời gian đang thực hiện ở cấp THCS là 7h, 13h vào học và 11h15, 17h ra về; cấp THPT là 6h45, 12h45 vào học và 11h15, 17h ra về. Cấp tiểu học giờ học buổi sáng vẫn giữ nguyên (7h giờ học và giờ về là 11h), giờ học buổi chiều muộn hơn 15 phút, 13h15 vào học và 16h45 ra về....