Trường học thích ứng nhanh trong “cuộc đua” chuyển đổi số
Chuyển đổi số đang mang lại nhiều lợi ích cho ngành giáo dục. Từ cú hích Covid-19, các trường học tại Việt Nam đang nhập cuộc nhanh hơn với quá trình này.
Hiệu quả “vượt mong đợi” từ chuyển đổi số
Tại Hội thảo “Mô hình chuyển đổi số trong hệ thống giáo dục phổ thông – Bài học kinh nghiệm từ Mỹ” do Tập đoàn Giáo dục EQuest phối hợp cùng Dự án EduPortal Việt Nam, Trung tâm Trẻ em và Phát triển (CCD) tổ chức, các chuyên gia đều có chung nhận định, chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục đã và đang là một xu hướng diễn ra mạnh mẽ ở thế giới cũng như Việt Nam và nhận được sự quan tâm từ các cấp lãnh đạo, quản lý và giáo viên, phụ huynh.
Hội thảo được tổ chức theo 2 hình thức trực tuyến và trực tiếp
Dẫn câu chuyện thực tế từ trường Alpha School – một trong những ngôi trường đi đầu trong chuyển đổi số, Tiến sĩ Trần Thị Thanh Thủy, Giám đốc Đào tạo phụ trách Khối Phổ thông, Tập đoàn Giáo dục EQuest cho biết, bối cảnh Alpha thực hiện chuyển đổi số cũng giống như nhiều đơn vị giáo dục khác đó chính là cú hích từ dịch bệnh Covid-19.
Chúng tôi rơi vào tình thế không có lựa chọn nào khác là bắt buộc phải chuyển đổi nếu không muốn năm học đó bị kết thúc chậm lại, ảnh hưởng quá trình giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh.
Tiến sĩ Lisa Helton chia sẻ các công cụ được Ivy Global School sử dụng hỗ trợ dạy trực tuyến
Là người trực tiếp phụ trách chuyển đổi số tại Alpha trong thời điểm dịch bệnh, Tiến sĩ Trần Thị Thanh Thủy cho hay, Alpha đã áp dụng một “hệ sinh thái” các công cụ phục vụ cho quá trình chuyển đổi số như: Hệ thống quản lý học tập LMS, kết nối với cha mẹ học sinh qua Ecostudy, 789.vn, MS Teams, bài giảng tương tác H5P, Megaschool…
Kết quả của sự đầu tư này cùng với nỗ lực của đội ngũ giáo viên, trong những năm Covid-19, Alpha là một trong số ít đơn vị kết thúc năm học 2021-2022 đúng thời điểm và học sinh được nghỉ hè như thông thường. Đặc biệt, có gần 5.000 khóa học và hơn 15.000 bài giảng video tương tác được tạo ra trong năm học 2021-2022.
Tiến sĩ Trần Thị Thanh Thủy chia sẻ câu chuyện chuyển đổi số thành công của Hệ thống giáo dục Alpha School
“Có thời điểm, cả trường như một “công xưởng” để cấp tập xây dựng chương trình học tập cho bắt đầu năm học mới” – Tiến sĩ Trần Thị Thanh Thủy nói, đồng thời nhấn mạnh, ứng dụng công nghệ trong việc dạy học là xu hướng tất yếu và nó đạt kết quả vượt hơn mong đợi so với chỉ học tập trực tiếp, đồng thời cho thấy, đây không phải là một hình thức chỉ phù hợp sử dụng trong thời kỳ dịch bệnh, mà đang là một công cụ hữu ích cho phép nhà trường, học sinh học tập ở tất cả thời điểm, địa điểm và đạt được mục tiêu giống như khi học offline.
Video đang HOT
Các diễn giả tham gia thảo luận
“Việc chuyển đổi số trong giáo dục đã giúp tạo thói quen tự chủ trong học tập của học sinh; giáo viên làm chủ được công nghệ và ứng dụng trong dạy học; các bên có liên quan ý thức được vai trò, giá trị của công nghệ trong giáo dục” – Tiến sĩ Trần Thị Thanh Thủy nêu.
Là người có hơn hơn 25 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục, từ vai trò giáo viên tới quản lý, tư vấn cho các cơ sở giáo dục, Tiến sĩ Lisa Helton – Hiệu trưởng Trường Quốc tế Mỹ trực tuyến Ivy Global School (IGS) khu vực Bắc Mỹ khẳng định, IGS cũng như nhiều ngôi trường khác đang hòa mình vào dòng chảy chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục.
Hiện nay, môi trường học tập của trẻ đã khác rất nhiều so với thế hệ trước, các bạn được tiếp xúc, làm quen với nhiều thứ nhờ sự phát triển của công nghệ. Theo đó, giáo dục cũng phải có sự thay đổi, chuyển mình.
Tư chất học tập liên quan đến phong cách học tập và trải nghiệm học tập. Một xu hướng giáo dục hiện nay, đó là dạy học dựa trên sự cá nhân hóa.
Nhiều cán bộ quản lý, chuyên gia giáo dục và các thầy cô giáo tham dự hội thảo trực tuyến
“Điều này rất quan trọng, bởi mỗi học sinh có một phong cách học tập và kinh nghiệm khác nhau, cho nên chúng ta không thể nào giáo dục một cách đồng bộ và chính công nghệ sẽ giúp giải quyết bài toán cá nhân hóa trong quá trình học tập” – Tiến sĩ Lisa Helton nhấn mạnh.
Tiến sĩ Nguyễn Thị Kiều Vân – Chuyên viên Phân tích Chương trình khối mẫu giáo và tiểu học tại Học khu thành phố San Jose, California, Mỹ thông tin, không có một quốc gia nào trên thế giới lại có một lượng học sinh tham gia ít nhất vào 1 khóa học online nhiều như nước Mỹ.
Nếu như trong năm 2000 có 45.000 học sinh, đến năm 2010, con số tăng lên 3 triệu, năm học 2018 và 2019 là 8 triệu…
Điều này cho thấy, hình thức học tập trực tuyến đã chứng minh hiệu quả một cách rộng rãi, trong khi chi phí khá thấp.
“Chuyển đổi số ở Mỹ được hiểu là quá trình kết hợp giải pháp kỹ thuật số, sức mạnh của dữ liệu truyền thông và kết nối trong các hoạt động, nâng cao hiệu quả hoạt động không chỉ trong giảng dạy mà còn trong quản lý, đào tạo, đánh giá” – Tiến sĩ Nguyễn Thị Kiều Vân chia sẻ.
Khách mời tham quan triển lãm công nghệ giáo dục
Làm thế nào để chuyển đổi số thành công?
Ông Nguyễn Quang Trung, Giám đốc Công nghệ Tập đoàn Giáo dục EQuest nhận định, những khái niệm về chuyển đổi số được đề cập tới từ khá lâu, tuy nhiên nói đến chuyển đổi số ở trong giáo dục Việt Nam mới phát triển khoảng 2 năm trở lại đây, khi mà dịch bệnh Covid-19 xảy ra, ảnh hưởng tới các vấn đề liên quan đến dạy và học.
Ông Nguyễn Quang Trung, Giám đốc Công nghệ Tập đoàn EQuest chia sẻ kinh nghiệm triển khai công tác chuyển đổi số tại các trường phổ thông
Nhiều câu hỏi khi đó đã được nêu ra như: Làm sao giáo viên có thể truyền đạt được kiến thức cho học sinh với chất lượng đầu ra mong muốn và học sinh làm thế nào hiểu các nội dung mà giáo viên truyền đạt một cách đầy đủ nhất, nhà trường làm thế nào để quản lý học sinh tốt hơn…
Nhà nước cũng đã đưa ra những chính sách chuyển đổi số, trong đó có chuyển đổi số trong giáo dục, và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cho mục tiêu dạy và học một cách tốt nhất.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Quang Trung bày tỏ, chúng ta hay nghĩ chuyển đổi số là số hóa bài giảng, nhưng chưa đủ, chuyển đổi số trong giáo dục là chuyển đổi tư duy “Dạy & Học” đó là thay đổi cách thức giảng dạy của giáo viên khi truyền đạt một nội dung kiến thức cho học sinh, qua đó giúp học sinh hiểu bài nhanh hơn.
Theo ông Nguyễn Quang Trung, khó khăn liên quan đến việc chuyển đổi số ở khu vực trường công ở Việt Nam còn rất nhiều, bắt nguồn từ nội tại nền kinh tế, các thiết bị cơ sở hạ tầng yếu kém, những khó khăn của học sinh khi tiếp cận các giải pháp công nghệ…
Tuy nhiên, chúng tôi sẽ có những dự án số hóa nội dung, đáp ứng chuẩn đầu ra của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo để học sinh có thể chủ động học bất kỳ lúc nào.
Hoạt động triển lãm công nghệ giáo dục thu hút sự quan tâm của nhiều khách mời
Tiến sĩ Nguyễn Thị Kiều Vân, tác giả cuốn sách “Thiết kế và Tổ chức Dạy học Kết hợp Trực Tuyến và Trực tiếp” cho hay, ngay cả nước Mỹ – nơi có nền giáo dục tiên tiến, tuy nhiên họ cũng chưa thực sự thành công đi qua giai đoạn chuyển đổi số.
Trong quá trình đó họ gặp rất nhiều thách thức, đó là, nhu cầu học tập ngày càng đa dạng, cạnh tranh tuyển sinh gay gắt, sự gia tăng dịch bệnh và bất ổn xã hội kinh tế.
Tuy nhiên, theo tôi những khó khăn ở trường công đều có cách giải quyết, họ hoàn toàn có thể xây dựng một chương trình học tập kết hợp với điều kiện và năng lực như hiện tại, khi mà lãnh đạo nhà trường và giáo viên nghiên cứu và thật tự tin về kiến thức và thực hành về vấn đề này.
Sớm khắc phục tình trạng thiếu giáo viên
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Nguyễn Kim Sơn vừa có báo cáo gửi Quốc hội về việc thực hiện nghị quyết liên quan hoạt động chất vấn tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội Khóa XV trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.
Ảnh minh họa.
Theo đó, đối với nhiệm vụ sớm khắc phục tình trạng thừa, thiếu giáo viên tại các địa phương, nhất là các tỉnh miền núi, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết, Bộ GDĐT đã phối hợp với Bộ Nội vụ chỉ đạo các địa phương rà soát, tổng hợp số liệu thừa, thiếu giáo viên và đề xuất Chính phủ bổ sung giáo viên mầm non, phổ thông theo lộ trình từ nay đến năm 2026.
Tính đến hết năm học 2020-2021, cả nước thiếu hơn 94.700 giáo viên, chủ yếu là giáo viên cho các môn học mới cấp tiểu học, THPT theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 (GDPT mới) và giáo viên mầm non ở vùng sâu, vùng dân tộc thiểu số. Năm học 2022-2023 là năm đầu tiên môn Tin học và Ngoại ngữ trở thành môn học bắt buộc từ năm lớp 3, nhưng hai bộ môn này thiếu giáo viên trầm trọng. Riêng môn Ngoại ngữ, để thực hiện dạy theo Chương trình GDPT mới cho lớp 3 năm học 2022-2023. Theo Bộ GDĐT, cả nước cần thêm 5.322 giáo viên, còn cho 2 năm tiếp theo lần lượt là 2.207 và 2.061 giáo viên. Tương tự, để đủ cho cả 3 năm, cả nước sẽ cần thêm 9.589 giáo viên, việc thiếu cục bộ xảy ra ở nhiều tỉnh. Với môn Tin học, theo Bộ GDĐT, để đủ giáo viên (tính tối thiểu 1 giáo viên/trường) cả nước cần bổ sung thêm 3.684. Bộ GDĐT cho biết, đã đề nghị các địa phương khẩn trương tuyển dụng giáo viên cho năm học 2022-2023. Trên cơ sở đề xuất này, Bộ Chính trị đã giao bổ sung 65.980 biên chế giáo viên trong giai đoạn 2022-2026, riêng năm học 2022-2023 được bổ sung 27.850 biên chế.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, trong thời gian tới, chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện tuyển đủ số giáo viên được Bộ Chính trị quyết định bổ sung cho địa phương năm học 2022 - 2023 và các năm tiếp theo; tập trung chuẩn bị đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu triển khai thực hiện Chương trình GDPT mới, trong đó ưu tiên biên chế để tuyển dụng giáo viên cho các năm học mới.
Tiếp tục triển khai khảo sát, đánh giá việc thực hiện các chính sách đối với giáo viên vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và thực trạng hoạt động nghề nghiệp của giáo viên các trường chuyên biệt làm cơ sở đề xuất sửa đổi, bổ sung các chính sách phù hợp với điều kiện, tình hình mới.
Bộ GDĐT cũng lưu ý, việc tuyển dụng biên chế giáo viên thực hiện nghiêm túc theo quy định của pháp luật. Mặt khác, cần có lộ trình đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho ngành giáo dục để bảo đảm có nguồn tuyển dụng cho lộ trình cấp bổ sung biên chế đến năm 2026. Tiếp tục thực hiện tinh giản biên chế; chỉ đạo sắp xếp, dồn dịch các điểm trường một cách hợp lý, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương, đảm bảo tính hiệu quả và tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh đến trường.
Cùng với đó, Bộ GDĐT sẽ xây dựng Thông tư thay thế Thông tư số 16 theo hướng: Quy định tỷ lệ giáo viên/học sinh theo các vùng miền nhằm bảo đảm tương quan giữa các vùng miền để thực hiện Chương trình GDPT mới.
Xây dựng cơ chế, chính sách để khuyến khích các cá nhân và doanh nghiệp thành lập các cơ sở giáo dục ngoài công lập, tham gia xã hội hóa giáo dục để giảm số lượng người hưởng lương từ ngân sách nhà nước và đồng bộ các giải pháp khác.
Đồng thời, dự báo nhu cầu và xây dựng kế hoạch dài hạn để đào tạo giáo viên gắn với nhu cầu sử dụng, bảo đảm đủ về cơ cấu, số lượng, chất lượng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục theo quy định tại Nghị định 116/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ. Đặc biệt, bố trí đủ giáo viên dạy học các môn Ngoại ngữ và môn Tin học để triển khai Chương trình GDPT mới từ lớp 3.
Trước đó, Bộ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, ngành giáo dục cả nước đứng trước tình trạng thiếu đến 100.000 giáo viên. Trong đó, có tới 16.000 giáo viên đã thôi việc, trung bình cứ 100 nhà giáo có một người rời bỏ ngành.
World Bank đưa ra 4 khuyến nghị để Việt Nam cải thiện chất lượng giáo dục ĐH Các chuyên gia Ngân hàng thế giới khuyến nghị Chính phủ cần sắp xếp lại cơ cấu quản trị lĩnh vực giáo dục đại học. Tại Báo cáo của Ngân hàng Thế giới (World Bank) vào tháng 8/2022, các chuyên gia cho rằng hệ thống giáo dục đại học hiện nay của Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế và chưa đạt được...