Trường học Tây nguyên huy động toàn lực phòng chống dịch bệnh bạch hầu
Trước diễn biến phức tạp của bệnh bạch hầu, ngành giáo dục đã triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh. Bên cạnh đó, tuyên truyền, khuyến cáo phụ huynh và học sinh về sự nguy hiểm của bệnh bạch hầu.
Cháu bé dương tính với bạch hầu ở Kon Tum được các bác sĩ kiểm tra, theo dõi.
Ngày 7/7, Sở Giáo dục và Đào tạo Kon Tum cho biết, trước diễn biến phức tạp của bệnh bạch hầu, đơn vị đã có văn bản chỉ đạo đến các đơn vị trực thuộc Sở, Phòng các huyện, thành phố về công tác phòng, chống dịch bệnh.
Cụ thể, các đơn vị trực thuộc chỉ đạo các cơ sở giáo dục phối hợp với ngành Y tế địa phương triển khai thực hiện tốt các biện pháp phòng chống bệnh sốt xuất huyết Dengue và bạch hầu. Bên cạnh đó, huy động cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh tham gia tích cực vào chiến dịch vệ sinh môi trường, diệt lăng quăng/bọ gậy phòng chống dịch bệnh tại trường học, gia đình và cộng đồng. Đồng thời, tuân thủ tiêm chủng và điều trị dự phòng bệnh bạch hầu theo hướng dẫn của ngành Y tế. Khi phát hiện các trường hợp mắc bệnh tại đơn vị phải thông báo ngay cho cơ quan y tế địa phương biết để tổ chức khám, điều trị và xử trí kịp thời.
Video đang HOT
Trước diễn biến phức tạp của bệnh bạch hầu, UBND huyện Đăk Tô cũng đã chỉ đạo các trường khẩn trường cho học sinh thi học kì II. Hiện tại 36 trường từ bậc Mầm non đến THCS đã được nghỉ học để phòng, chống dịch bệnh.
Không chỉ tại huyện Đăk Tô, tại huyện Sa Thầy 37 trường Mầm non, Tiểu học và THCS sau khi kết thúc chương trình học và kì thi học kì II năm học 2019-2020 đã được nghỉ học để phòng, chống dịch bệnh.
Trước khi học sinh nghỉ học các trường tổ chức tổng dọn vệ sinh, khử trùng, cho học sinh mang toàn bộ dụng cụ cá nhân về nhà. Riêng cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường vẫn tiếp tục thực hiện nhiệm vụ cuối năm.
Trong thời gian học sinh nghỉ học các trường thường xuyên tuyên truyền, nhắc nhở phụ huynh và học sinh cách phòng, chống bệnh bạch hầu. Bên cạnh đó, phối hợp với ngành Y Tế để phun thuốc khử trùng và cho học sinh uống thuốc để phòng bạch hầu.
Còn tại làng Bông Hiot (huyện Đăk Đoa, Gia Lai) toàn bộ học sinh trong làng đã được nghỉ học 1 tuần để phòng, chống bệnh bạch hầu. Trong thời gian này các em học sinh được thăm khám, uống thuốc phòng dịch bệnh.
Ông Nguyễn Văn Toàn, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Nông cho biết, trước diễn biến phức tạp của bệnh bạch hầu, đơn vị đã phối hợp với đoàn công tác của Bộ Y Tế đi kiểm tra thực tế tại các trường học trên địa bàn để triển khai các biện pháp y tế phù hợp.
Bên cạnh đó, Sở đã có văn bản chỉ đạo các trường học trên địa bàn theo dõi, kiểm tra thân nhiệt đối với các em học sinh trước khi vào lớp. Đặc biệt quan tâm những vùng nằm trong ổ dịch để có các biện pháp y tế phù hợp. Bên cạnh đó, ngành giáo dục phối hợp với ngành Y Tế tiếp tục triển khai các biện pháp để ngăn ngừa bệnh bạch hầu.
Tại Kon Tum đã phát hiện 23 trường hợp dương tính với bạch hầu; Gia Lai 13 trường hợp dương tính, trong đó 1 trường hợp tử vong; Đắk Nông 25 ca dương tính, 2 trường hợp tử vong.
Một xã cho học sinh nghỉ 1 tuần, hạn chế ra ngoài phòng dịch bạch hầu
Ngày 6/7, UBND xã Hải Yang (huyện Đắk Đoa, tỉnh Gia Lai) cho biết, học sinh trên địa bàn xã sẽ được nghỉ học 1 tuần và hạn chế ra ngoài để đề phòng, chống dịch bệnh bạch hầu.
Trước đó, tại làng Bông Hiot (xã Hải Yang, huyện Đắk Đoa, Gia Lai) đã phát hiện có 10 người nhiễm bệnh bạch hầu (trong đó có 1 người tử vong).
Ngay sau đó, xã đã phối hợp với ngành Y tế tổ chức phun hóa chất tại gia đình các bệnh nhân và toàn bộ làng. Đồng thời, triển khai xử lý môi trường nơi bệnh nhân tử vong theo quy định Bộ Y tế; lập danh sách những người đã tiếp xúc gần với bệnh nhân để có biện pháp xử lý thích hợp. UBND xã Hải Yang còn thực hiện chốt chặn, phân công cán bộ nắm địa bàn, nắm rõ người dân để chủ động phát hiện, ngăn ngừa bệnh bạch hầu....
Ông Phạm Minh Trung - Chủ tịch UBND huyện Đắk Đoa cho biết đã thống nhất cho học sinh tại xã Hải Yang được nghỉ học 1 tuần bắt đầu từ ngày 6/7. Các trường học trên địa bàn xã Hải Yang phải phối hợp với UBND xã tuyên truyền cho học sinh trong thời gian nghỉ học hạn chế ra ngoài để đề phòng, chống dịch bệnh; đối với các giáo viên vẫn phải đến trường trong thời gian nghỉ học để vệ sinh trường, lớp học và đảm bảo các biện pháp chống dịch.
Xã Hải Yang đã cho toàn bộ học sinh nghỉ học một tuần để phòng, chống dịch bạch hầu. Trong ảnh: Một chốt chặn tại xã Hải Yang.
Để chống dịch hiệu quả, ông Trung cũng yêu cầu Trung tâm Y tế huyện tiếp tục khoanh vùng, theo dõi, cập nhật diễn biến tình hình dịch bệnh, kịp thời báo cáo để có biện pháp xử lý.
Trước đó, ngành Y tế tỉnh Gia Lai xác định đã có tổng cộng 10 ca mắc bệnh bạch hầu, trong đó có 1 ca tử vong tại xã Hải Yang, huyện Đắk Đoa. Bệnh nhân đầu tiên là cháu V. (4 tuổi, trú làng Bông Hiot, xã Hải Yang, đã tử vong), 9 người còn lại là cha mẹ, người thân và hàng xóm đã xác định dương tính với bệnh bạch hầu đang được điều trị, cách ly tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai và Bệnh viện Nhi Gia Lai và có biểu hiện sốt nhẹ.
Lo sợ bệnh bạch hầu lây lan, nhiều trường cho học sinh nghỉ học Tất cả các trường học bậc mầm non, tiểu học và THCS của huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum được nghỉ học để phòng, chống bệnh bạch hầu. Kon Tum đang triển khai nhiều biện pháp phòng, chống bệnh bạch hầu Ngày 3/7, bà Võ Thị Kim Dung, Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Sa Thầy cho biết, 37 trường học trên địa bàn từ...