Trường học tại Hà Nội thực hiện mỗi học sinh một thời khóa biểu riêng
Mỗi học sinh một thời khóa biểu – cá nhân hóa lộ trình học tập và trải nghiệm Cá nhân hóa là một quan điểm giáo dục trọng tâm được một số trường đưa vào áp dụng.
Chỉ còn gần 2 tháng nữa sẽ diễn ra kỳ thi tuyển sinh lớp 10 tại Hà Nội, bên cạnh hệ thống các trường THPT công lập, các trường ngoài công lập cũng đã công bố phương án tuyển sinh để thí sinh có thêm cơ hội.
Ảnh minh họa.
Trường Liên cấp SenTia (thuộc hệ thống giáo dục Koala House) chính thức tuyển sinh lớp 10 cấp Trung học phổ thông. Chương trình học phục vụ xu hướng lựa chọn nghề nghiệp với ba chuyên ban chính đáp ứng đa dạng các mục tiêu lĩnh vực nghề nghiệp, trường SenTia xây dựng chương trình THPT theo ba chuyên ban chính gồm: Khoa học tự nhiên – Công nghệ; Khoa học xã hội – nhân văn & Quản trị – kinh doanh; và Nghệ thuật.
Chương trình học của ba chuyên ban này vừa đảm bảo khung chương trình văn hóa theo quy định của Bộ Giáo dục, vừa giúp các em học sinh đạt được kiến thức và kỹ năng chuyên biệt, tạo nền tảng đào tạo chuyên ngành ở bậc học cao hơn.
Video đang HOT
Ở chuyên ban Khoa học tự nhiên – Công nghệ, ngoài các phòng chức năng đặc thù cho các môn học, trường còn trang bị một không gian công nghệ số hiện đại, nơi các em vừa được tích lũy những kiến thức, kĩ năng nền tảng về Khoa học máy tính (Computer science), vừa được khích lệ sự sáng tạo trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các môn học và hoạt động thực tiễn, tạo ra một môi trường học tập giàu công nghệ, nâng cao năng lực công nghệ thông tin để đáp ứng với các ngành nghề chuyên sâu và ứng dụng công nghệ thông tin của quốc tế và Việt Nam.
Với lựa chọn định hướng Khoa học xã hội – Nhân văn & Quản trị – kinh doanh, các em học sinh trải nghiệm các hệ thống các chuyên đề, các dự án học tập phong phú, có tính thực tiễn cao, giúp các em cảm nhận mức độ phù hợp của bản thân về các ngành nghề đang thu hút hiện nay như: kinh tế, báo chí, tâm lý, xã hội, quản trị kinh doanh,… Đồng thời, đây cũng là những phương thức giúp phát huy những giá trị văn hóa và cảm xúc xã hội tốt đẹp của mỗi cá nhân để thích ứng với môi trường hội nhập quốc tế.
SenTia là trường tiên phong tại Hà Nội mở chuyên ban Nghệ thuật, dành cho các em học sinh có niềm đam mê và chọn nghệ thuật làm định hướng nghề nghiệp. Khung chương trình định hướng nghệ thuật được xây dựng theo nguyên tắc vừa đảm bảo chương trình văn hóa theo quy định của Bộ Giáo dục vừa ưu tiên thời lượng dành cho các môn nghệ thuật – bao gồm cả “tự tu” chuyên sâu của mỗi cá nhân.
Lộ trình rõ ràng cho từng năm học cũng giúp các bạn học ban Nghệ thuật có thêm thời gian để định vị và xác lập xu hướng ngành nghề của mình. Điểm nhấn Nghệ thuật trong chương trình giáo dục Chương trình tiếp xúc, khám phá nghệ thuật SenTia được tích hợp trong lộ trình giáo dục xuyên suốt từ bậc Tiểu học tới THPT. Đặc biệt, với khối THPT, trường đã hợp tác với các chuyên gia uy tín trong và ngoài nước để thiết kế một giáo trình Cảm thụ nghệ thuật và Thực hành nghệ thuật riêng biệt, cập nhật với thế giới nhưng in đậm dấu ấn bối cảnh Việt Nam.
Chương trình Cảm thụ nghệ thuật được triển khai vào năm lớp 10 dành cho mọi đối tượng học sinh, đặc biệt các em lựa chọn chuyên ban Nghệ thuật. Chương trình này được thiết kế nhằm giới thiệu một số loại hình nghệ thuật tiêu biểu của dòng chảy nghệ thuật toàn cầu cũng như gần gũi với đời sống văn hóa Việt Nam.
Thực hành nghệ thuật là chương trình dành riêng cho học sinh chuyên ban Nghệ thuật tại lớp 11 và 12. Chương trình xây dựng với mong muốn cung cấp những trải nghiệm nghệ thuật chuyên sâu cho các học sinh quan tâm theo đuổi nghệ thuật ở bậc Đại học. Học sinh sẽ được khám phá các ngôn ngữ và chất liệu nghệ thuật đặc thù vào năm lớp 11, và tập trung sáng tác tự do vào năm học cuối cùng.
Mỗi học sinh một thời khóa biểu – Cá nhân hóa lộ trình học tập và trải nghiệm “Cá nhân hóa” là một quan điểm giáo dục trọng tâm của SenTia.
Trong chương trình giáo dục của SenTia, việc cá nhân hóa lộ trình học tập được thể hiện qua việc phân hóa sâu theo cả 2 chiều. Phân hóa vĩ mô theo chương trình giáo dục mà học sinh lựa chọn và phân hóa vi mô ngay trong việc triển khai theo trình độ tiếp nhận và phong cách học tập của học sinh, theo quan điểm cá nhân hóa đến từng người học. Mỗi học sinh/nhóm học sinh sẽ được bố trí chương trình học và thời khóa biểu riêng theo hướng lựa chọn của mình, tiến trình học sẽ được triển khai theo các hoạt động và nhiệm vụ học tập thiết kế cho từng nhóm/cá nhân học sinh, vừa phát huy tính tương tác vừa phát triển tư duy của người học.
Thích ứng với điều kiện thực tế
Tính đến ngày 13-4, hơn 2,2 triệu học sinh từ mầm non đến phổ thông của thành phố Hà Nội đã được đến trường học trực tiếp sau nhiều tháng học trực tuyến để phòng, chống dịch Covid-19.
Ngay trong tuần đầu tiên, học sinh các trường đã nhanh chóng trở lại nền nếp học tập trực tiếp tại trường.
Giờ học đầu tiên sau khi đi học trở lại của học sinh Trường mầm non Hoa Hướng Dương (Cầu Giấy). (Ảnh Thu Hà)
Trước thời điểm học sinh tiểu học Hà Nội được trở lại trường, không ít phụ huynh cũng như giáo viên rất lo lắng về những khó khăn do học sinh phải học trực tuyến kéo dài, nhất là với học sinh lớp 1 chưa được làm quen với trường, lớp. Tuy nhiên, nhiều thầy cô nhận định, học sinh tiểu học đã nhanh chóng trở lại nền nếp học tập trực tiếp trên lớp với thầy cô, bạn bè.
Tại Trường tiểu học Tràng An (quận Hoàn Kiếm), không khí học tập được đánh giá là hào hứng và quy củ ngay từ những ngày đầu các em quay trở lại trường, mặc dù từ đầu năm học đến nay, cả giáo viên và học sinh chỉ gặp nhau qua những tiết học trực tuyến. Cô giáo Trần Thị Bích Liên, Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ: "Với những phương án đã được lên kế hoạch chi tiết, ngay từ ngày đầu tiên, giáo viên, học sinh và cả phụ huynh đều đã có sự phối hợp khá đồng bộ từ việc phân luồng đưa đón học sinh, tránh ùn tắc giao thông khu vực chung quanh cổng trường, đến việc thực hiện các biện pháp giãn cách để phòng, chống dịch bệnh. ến thời điểm này, chúng tôi có thể khẳng định, học sinh từ lớp 1 tới lớp 5 đều đã nhanh chóng thích nghi với việc học trực tiếp tại trường".
Các trường đều có sự chuẩn bị chu đáo, giúp các em nhanh chóng hòa nhập môi trường học tập mới. Tại huyện Ba Vì, ngay trong ngày đầu tiên học sinh lớp 1 đến trường, các em được cô giáo ân cần hướng dẫn những kỹ năng cơ bản, quan trọng và cần thiết, chỉ dẫn về khu vực nhà vệ sinh của trường, cách vệ sinh và rửa tay đúng cách. Theo thống kê của phòng Giáo dục và ào tạo Ba Vì, từ ngày 6/4, đã có 27.751 học sinh tiểu học của huyện đi học trực tiếp, đạt 95,93%; cấp trung học cơ sở có 18.736 học sinh đi học trực tiếp, đạt 98,50%. Trưởng phòng Giáo dục và ào tạo huyện Ba Vì, Phùng Ngọc Oanh cho biết, bên cạnh việc chú trọng đón học sinh đến trường học trực tiếp, các trường tiểu học trên địa bàn huyện vẫn duy trì dạy trực tuyến cho những học sinh không đến trường học trực tiếp để bảo đảm kiến thức cho các em. Hiện nay, mặc dù số ca lây nhiễm Covid-19 đang giảm mạnh, nhưng trong một vài lớp học vẫn có trường hợp học sinh là F0. Do vậy, việc bảo đảm công bằng giữa học sinh đến trường và những em chưa đi học vẫn cần duy trì.
ối với công tác phòng, chống dịch, xử lý các tình huống phát hiện F0 tại trường, cô Trần Thị Bích Liên cho biết, chiều 12/4, phát hiện một học sinh của trường bị sốt cao, ngay lập tức học sinh này đã được đưa xuống phòng y tế để xét nghiệm nhanh, nhà trường đã bố trí cách ly học sinh, thông báo với cha mẹ đón con về nhà chăm sóc. Theo quy trình đã được tập huấn, lớp học có học sinh F0 đã tạm dừng hoạt động dạy học, di chuyển sang lớp học dự phòng để nhà trường tiến hành khử khuẩn toàn bộ lớp học. Những học sinh tiếp xúc gần với F0 đều được thông báo với cha mẹ đến đón để tiếp tục theo dõi. Theo hiệu trưởng nhà trường, với sự việc xảy ra, các bậc cha mẹ học sinh đều phối hợp rất tốt, không quá lo lắng và không gây ảnh hưởng đến hoạt động dạy học của lớp học đó.
Do thời điểm học sinh tiểu học Hà Nội được đến trường gần sát với dịp nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, cho nên phần lớn các trường tiểu học đều chưa triển khai công tác bán trú. Tuy nhiên, với nhận thức công tác bán trú trong trường tiểu học đặc biệt cần thiết với bậc cha mẹ học sinh, học sinh do các gia đình sẽ gặp khó khăn trong việc đưa đón trẻ, quận Hoàng Mai đã nhanh chóng thực hiện bán trú ngay trong ngày đi học đầu tiên. "Phòng Giáo dục và ào tạo quận Hoàng Mai đã chỉ đạo các nhà trường nỗ lực cao nhất để tổ chức bán trú. Trong số 23 trường tiểu học trên địa bàn quận thì có 17 trường tổ chức bán trú ngay trong ngày 6/4, ngày đầu học sinh đi học trở lại", Trưởng phòng Giáo dục và ào tạo quận Hoàng Mai, Phạm àm Thục Hạnh cho biết. Với sự ủng hộ cao của phụ huynh học sinh, tỷ lệ đến lớp của học sinh tiểu học quận này đạt 97,2%, tỷ lệ học sinh bán trú đạt từ 75% đến 83%. ược biết, công tác bán trú của các trường tiểu học trên địa bàn Hà Nội chính thức hoạt động ngay sau kỳ nghỉ lễ trên tinh thần đăng ký tự nguyện của cha mẹ học sinh. iều này cho thấy, việc dạy và học ở bậc tiểu học của Hà Nội đang đi vào nền nếp, thích ứng với điều kiện thực tế ■
Trường học hạnh phúc là khi học sinh được an toàn, vui vẻ Đối với cô Đỗ Huyền Trang - GV Trường Tiểu học Phan Đình Giót (quận Thanh Xuân, Hà Nội), khái niệm trường học hạnh phúc rất đơn giản. Đó là khi GV hứng khởi với công việc, mỗi HS đều vui vẻ và an toàn khi tới lớp. Cô giáo Đỗ Huyền Trang bên các học trò. (Ảnh tư liệu) Chung tay xây...