Trường học siêu đặc biệt tại Mỹ: Học sinh, phụ huynh đều không được biết điểm thi
Tại trường nội trú Putney, học sinh được trải nghiệm rất nhiều điều thú vị, như sống trong cabin không điện nước, làm thợ rèn, chăn nuôi, trồng trọt…
Các học sinh tại trường Putney. Ảnh: Business Insider
Reid Hoffman, người đồng sáng lập LinkedIn và là nhà đầu tư của Greylock Partners, luôn có quan điểm độc lập. Năm 12 tuổi, anh đã nộp đơn vào trường Putney, một trường nội trú nhỏ ở miền Nam Vermont (Mỹ), mà không nói với cha mẹ.
“Một yếu tố khiến Putney hấp dẫn tôi đó là ngoài việc học tập, học sinh còn có thể học nghề rèn, chế biến gỗ, làm việc ở nông trại, làm nghệ thuật và một loạt những việc mà tôi chưa từng làm”, ông Hoffman chia sẻ.
Học sinh và phụ huynh tuyệt đối không nắm được điểm số cho đến khi các em bước vào năm học lớp 11, thời điểm bắt đầu làm hồ sơ ứng tuyển vào đại học. Putney luôn tạo ra các công việc cho học sinh trong chính khuôn viên trường, bao gồm cả trang trại bò sữa nơi Putney tọa lạc.
“Làm việc trong trang trại, trong vườn và trong rừng là bắt buộc đối với tất cả sinh viên để có thể tốt nghiệp”, trang web của trường cho biết .
Hãy tiếp tục đọc phần bên dưới để xem tất cả các khía cạnh khiến Putney trở thành một trải nghiệm trung học đặc biệt.
Tọa lạc tại Putney, Vermont, trường là một trường nội trú tiến bộ nằm trên một trang trại bò sữa đang hoạt động rộng 500 mẫu Anh.
Trường có 238 học sinh và sĩ số trung bình là 11. Học sinh nội trú phải trả 56.800 USD Mỹ một năm.
Sinh viên bán trú phải trả 34.300 USD một năm và trường cấp hỗ trợ tài chính cho 43% học sinh.
Putney cung cấp một trải nghiệm trung học độc đáo cho học sinh của mình. Học sinh và gia đình không biết điểm số cho tới hết lớp 11.
Họ chỉ nhận được báo cáo chi tiết bằng văn bản sáu lần một năm, cung cấp nhận xét về bài tập từ giáo viên, nhưng điểm AF của họ không được tiết lộ.
Video đang HOT
Trường cũng không có các lớp nâng cao dành cho các học sinh giỏi hay đặc biệt như các trường học khác. Tất cả mọi người đều bình đăng như nhau.
Khía cạnh đặc biệt nhất của Putney là yêu cầu sinh viên phải lao động trong khuôn viên trường. Họ thay đổi công việc 3 tháng một lần nhằm đảm bảo việc hoàn thành 6 công việc ở 6 lĩnh vực trước khi tốt nghiệp.
6 công việc đó bao gồm nấu ăn, bồi bàn, làm việc chuồng trại, đội chế biến, đội dự bị và nhóm làm nông (trồng vườn, trồng trọt, lấy củi, chế tạo đường, chăm sóc cây cảnh, bảo trì đường).
“Chỉ trong một ngày, một học sinh tại Putney có thể làm việc trong một phi hành đoàn, cộng tác trong phòng thí nghiệm hóa học, chuẩn bị cho một cuộc tranh luận trong lớp học kinh tế, tổ chức một cuộc họp của Câu lạc bộ Nữ quyền, rèn kiếm trong nghề rèn…”, đại diện nhà trường cho biết.
Một số sinh viên chọn sống trong các cabin không có điện. Các cabin là cấu trúc bằng gỗ được làm nóng bằng bếp đốt củi. Một số trong số chúng có các tấm pin mặt trời chạy bằng pin để chiếu sáng nội thất.
Putney có tiêu chí tuyển sinh riêng. Theo Giám đốc truyền thông Michael Bodel, trường ưu tiên lựa chọn những em sẵn sàng và biết cách tự kiểm soát việc học của mình.
Hầu hết cựu học sinh đánh giá cao ngôi trường này.
Bỏ phố lấy chồng Đắk Lắk, nàng dâu choáng khi chồng dẫn ra "kho lương thực" 700m2 của gia đình
Chị Đan Vy thú nhận không có khiếu trồng trọt, nhưng chị may mắn khi được về làm dâu trong một gia đình yêu thiên nhiên, đam mê trồng rau củ quả sạch phục vụ nhu cầu thiết yếu hằng ngày.
Yêu những gì thuộc về thiên nhiên nhưng tự nhận bản thân không có nhiều năng khiếu chăm sóc cây cối, khi về nhà chồng làm dâu chị Đan Vy (31 tuổi) ở Đắk Lắk vẫn thường giúp bố mẹ thu hoạch khu vườn đầy ắp hoa trái, rau củ quả. Chính không gian xanh của khu vừa là nơi để các thành viên của gia đình thỏa sức làm bạn với cây cối.
Khu vườn xanh mướt mát của gia đình chị Đan Vy.
Mỗi tối cầm đèn pin ra vườn để bắt ốc bắt sâu ăn lá
Mẹ 8X chia sẻ, chị là một cô gái thành thị chính gốc, tuổi thơ không có những trò nghịch đất xúc cát, hay tận mắt thấy con lợn, con trâu ngoài đời thật. Chỉ đến khi chị về nhà chồng làm dâu mới "mãn nhãn" chứng kiến toàn bộ khung cảnh thiên nhiên.
Chị nói: "Nhà chồng mình có một mảnh vườn khoảng 700m2 nhưng hình như chẳng thiếu loại cây gì. Ngày mới về làm dâu, mình ra vườn nhìn mà ngơ ngác với nhiều loại cây loại rau lạ hoắc. Và luôn thắc mắc tại sao chồng mình có thể kể hàng mấy chục loại cây ăn trái trong vườn nhà mà mình nhìn hoài cũng chẳng biết cây nào, loại rau gì nằm ở đâu. Mãi sau này mình mới biết, đó là kho lương thực chính của đại gia đình nhà mình".
Với rất nhiều loại rau trái khác nhau.
Chia sẻ về khu vườn của gia đình, chị cho hay, nếu chỉ nhìn vào khu vườn thì ai cũng thích thú nhưng sau đó là công sức rất vất vả của ông bà. Do đất nhà chị bên dưới là lớp đá nên bố chồng chị phải rất vất vả trong khâu chuẩn bị đất. Điển hình như việc trồng cà rốt, vì đất cằn nên cây vả quả không được đẹp như cà rốt bán ngoài chợ. Chưa kể, do thời tiết vùng Tây Nguyên khá khắc nghiệt nên không phải mùa nào cũng có thể gieo trồng.
Về hạt giống, theo lời chị Vy, hạt giống rất rẻ, chỉ khi nào chị mua hạt giống nhập ngoại cho ông bà thì mới đắt hơn một chút, việc làm vườn chỉ tốn kém cho việc mua phân bón. Vì rau trồng để phục vụ nhu cầu sinh hoạt của gia đình nên nhà chị không phun thuốc trừ sâu. Mỗi tối bố chồng chị Vy lại cầm đèn pin ra vườn để bắt ốc bắt sâu ăn lá.
Không quá đa dạng, ban đầu khu vườn của gia đình chỉ trồng những loại rau đơn giản như xà lách, rau cải, rau thơm, rau lang, hành ngò nhưng từ khi về làm dâu chị Vy chia sẻ cho ông nhiều loại rau mới như cải kale, bó xôi, bắp sú tím, mướp nhật, bắp tím... Theo thời gian, khu vườn trở nên phong phú hơn với nhiều loại rau, củ, quả.
Để có được khu vườn tốt tươi, bố chồng của chị Vy đã cất chăm sóc rất tỉ mỉ.
Ăn không hết đem bán lấy tiền
Thành quả sau mỗi vụ thu hoạch đều khiến gia đình vô cùng hài lòng. Chị Vy cùng các thành viên rất thích, việc gia đình có một vườn rau với đầy đủ các loại rau củ quả như vậy, bởi thế chị và chồng đều sẵn sàng ủng hộ việc "đầu tư" cho khu vườn.
Mỗi khi cao hứng ra ngắm vườn, không cưỡng lại được trước vẻ đẹp mướt mắt của vườn rau trái, chị Vy lại chụp hình chia sẻ lên mạng xã hội. Kể về khu vườn với ánh mắt tự hào, chị nói: "Mỗi lần ra vườn mình lại gom được mớ ảnh mà nhìn vào là mát con mắt. Nhà mình trồng rau quả chủ yếu để gia đình ăn, và cho hàng xóm xung quanh. Từ khi có vườn rau, con trai mình rất thích, khu vườn cũng là nơi con được vận động và có tuổi thơ gần gũi cùng đất cát, cây cỏ, hoa lá. Những vụ thu hoạch được nhiều, ăn không hết ông cũng đem bán để có thêm thu nhập mua phân bón, hạt giống trồng tiếp".
Đây cũng là nơi để bé Bá Khôi được tham gia các hoạt động như một nông dân nhí.
Nói về kỷ niệm gắn liền với khu vườn, chị Đan Vy kể một câu chuyện khá thú vị, do khu vườn khá đa dạng nên có nhiều loại cây tới bây giờ có chị vẫn không biết tên. "Có lần mẹ chồng nhờ mình ra vườn hái cho bà lá hương nhu, hay nhổ củ gừng, củ nghệ thì mình chịu"- chị kể.
Theo chị Vy, cuộc sống càng hiện đại người ta lại càng mong muốn có nhiều không gian xanh, thực phẩm sạch để ăn. Ba mẹ chồng mình ra sức chăm sóc để mong cho con cháu có "đồ sạch" để ăn. Mỗi lần nhìn thành quả thu hoạch được, ông bà lại cảm thấy xứng đáng với công sức lao động đã bỏ ra.
Bá Khôi tập cuốc đất.
Đây được coi là kho lương thực của gia đình chị Vy.
Ngành chế biến gỗ ứng dụng công nghệ tạo sức cạnh tranh sản phẩm Ngành chế biến gỗ và thủ công mỹ nghệ trước đây vốn được người tiêu dùng xem trọng và lựa trọn trước hết là các sản phẩm thủ công (handmade). Bởi theo đánh giá của giới chuyên gia, sản phẩm thủ công chính là sự đầu tư công sức và độ tỉ mỉ cao trong việc tạo ra các chi tiết khó trên...