Trường học quá tải vì nhà cao tầng
Mặc dù áp dụng nhiều biện pháp nhưng đến nay nhiều trường tiểu học tại Hà Nội vẫn trong tình trạng quá tải. Nhiều lớp có số học sinh lên tới 60 học sinh. Lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội cho rằng, một trong những nguyên nhân chính là việc Hà Nội có quá nhiều nhà cao tầng.
Nhiều trường tiểu học có 60 HS/lớp
Lãnh đạo phòng giáo dục và đào tạo các quận như Hà Đông, Hoàn Kiếm… phản ánh về số học sinh/lớp hiện quá đông nhưng vẫn có xu hướng tăng lên.
Đa số các trường tiểu học ở Hà Nội có số học sinh từ 50-60 học sinh/lớp. Cá biệt có những trường số học sinh lên tới trên 60 học sinh/lớp như: Trường tiểu học Tứ Hiệp (Gia Lâm), Trường tiểu học Hoàng Hoa Thám (quận Tây Hồ)…
Phó hiệu trưởng Trường tiểu học Dương Xá, huyện Gia Lâm Nguyễn Thị Kiều Thủy cũng cho rằng, sĩ số lớp học đông nên muốn chia nhóm học tập cũng khó khăn. Theo bà Thủy, hiện nay một số trường tại Hà Nội đã thực hiện dạy học theo mô hình VNEN, việc ghép lại bàn, phân nhóm là bắt buộc.
“Lớp học quá đông, việc tổ chức nhóm không làm tốt, sẽ khó nắm bắt trình độ học sinh. Có em không tự giác, ỷ lại, nói chuyện riêng, không theo kịp chương trình học”, bà Thủy nói.
Ông Phạm Xuân Tiến, Phó giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho rằng, vấn đề tăng sĩ số trong lớp hiện nay do tình trạng dân số ở các địa bàn tăng đột biến. Chung cư cao tầng mọc lên quá nhiều, trong khi các trường chịu áp lực bắt buộc phải nhận hết học sinh có hộ khẩu trên địa bàn dẫn đến quá tải.
Video đang HOT
Vấn đề này đơn vị đã có báo cáo UBND thành phố Hà Nội để có giải pháp tăng quỹ đất xây dựng trường học. Năm học 2014-2015, UBND các quận, huyện trong thành phố Hà Nội cũng đã xây mới, sửa chữa, cơi nới thêm hàng trăm phòng học nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu của học sinh đầu cấp.
Sẽ tuyển sinh đầu cấp qua mạng
Theo ông Tiến, để tránh tình trạng lộn xộn cũng như giảm phiền hà cho phụ huynh trong việc đi lại, năm 2016 việc tuyển sinh đầu cấp các khối mầm non, tiểu học, THCS sẽ thực hiện trực tuyến.
Thay vì phụ huynh phải đến các trường học để làm hồ sơ thi thì trong năm học tới, để đăng ký cho con vào học mầm non, lớp 1, lớp 6 chỉ cần đăng nhập vào cổng thông tin tuyển sinh của trường để hoàn thành hồ sơ online.
Đến ngày tuyển sinh, những trường hợp đủ điều kiện được duyệt hồ sơ trước đó chỉ cần mang hồ sơ gốc đến đối chiếu. Sở GD&ĐT cũng cho hay, hiện đơn vị đang xây dựng phần mềm tuyển sinh online cho cả ba bậc gồm: mầm non, tiểu học và THCS.
Năm học 2014-2015, Bộ GD&ĐT ra quy định cấm thi tuyển vào lớp 6. Quy định này được cho là làm khó các trường THCS chất lượng cao tại Hà Nội như: Hà Nội Amsterdam, Lương Thế Vinh, Marie Curie, Cầu Giấy… vốn dĩ có lượng hồ sơ đổ về dự tuyển lên tới con số hàng nghìn trong khi chỉ tiêu tuyển sinh đầu cấp chỉ từ 200-300 học sinh.
Tuy nhiên, theo đánh giá của ông Tiến, do điều tra dân số, phân tuyến tuyển sinh trong các quận huyện nên mùa tuyển sinh năm trước không có khiếu nại của người dân.
Ông Tiến đề nghị các trường, ngay thời điểm này phải rà soát học sinh trong độ tuổi trên địa bàn, nhất là ở các địa phương có nhiều nhà cao tầng để có phân luồng hợp lý, tránh áp lực nhằm vào một số trường.
Theo tienphong.vn
Một học sinh 'gánh' 3 chương trình tiếng Anh
Theo lộ trình của Đề án Ngoại ngữ quốc gia (gọi tắt là đề án Ngoại ngữ 2020), năm học 2018-2019, 100% học sinh từ lớp 3 sẽ được học ngoại ngữ theo chương trình chuẩn của Bộ GD&ĐT.
Tuy nhiên, đến nay, các thành phố lớn như Hà Nội, số lượng giáo viên vẫn chưa đáp ứng yêu cầu. Nhiều học sinh đã đồng thời phải gánh tới 3 chương trình tiếng Anh...
Ảnh minh họa: Tiền Phong.
Hầu hết học sinh trong các trường học của Hà Nội hiện nay phải cùng lúc theo học nhiều chương trình tiếng Anh khác nhau như Chương trình tiếng Anh của Bộ, chương trình tiếng Anh liên kết và chương trình tại các trung tâm mà phụ huynh cho con em học thêm...
Chị Nguyễn Thị Hòa, phụ huynh của một học sinh lớp 8 cho hay, con chị đang theo 3 chương trình học tiếng Anh gồm chương trình của Bộ GD&ĐT, chương trình liên kết với trường và chương trình học thêm ở trung tâm. Bỏ thêm tiền triệu mỗi tháng để con đi học tiếng Anh ngoài chương trình nhưng chị Hòa không biết con mình đang học gì, học đến đâu vì vợ chồng chị đều kém tiếng Anh. Chị Hòa chỉ biết, đến kỳ đóng tiền học thêm tiếng Anh liên kết mỗi tháng 220.000 đồng và đưa đón con đi học ở các trung tâm theo thời khóa biểu.
Băn khoăn chất lượng
Theo Sở GD&ĐT Hà Nội, đến năm 2015-2016, khoảng 70% số trường triển khai dạy ngoại ngữ theo chương trình mới. Mục tiêu đến năm 2018-2019, tất cả học sinh từ lớp 3 của Hà Nội sẽ được học tiếng Anh 4 tiết/tuần.
Tuy nhiên, trên thực tế, theo phản ánh của nhiều phụ huynh, đa số các trường tại Hà Nội đều đang dạy chương trình chính thống với khoảng 1-2 tiết/tuần, còn lại liên kết thêm với các trung tâm Anh ngữ ở ngoài để tăng thời lượng tiết học. Các trung tâm được trường liên kết cũng rất đa dạng, số tiền phụ huynh phải đóng cũng khác nhau, dao động từ 100.000 đồng - 600.000 đồng/tháng.
Hiệu trưởng một trường tiểu học thuộc quận Đống Đa (Hà Nội) cho biết, trường có nhiều năm thực hiện chương trình dạy tiếng Anh liên kết với trung tâm. Với thời lượng 2 tiết/tuần, mỗi học sinh chỉ phải đóng thêm 150.000 đồng/tháng.
"Chương trình học do giáo viên bản ngữ đứng lớp, học sinh được rèn cách phát âm chuẩn và phong thái tự tin trong giao tiếp khiến học sinh rất hứng thú", bà hiệu trưởng nói. Vị hiệu trưởng này cũng cho rằng, chương trình học liên kết rất có lợi cho học sinh bởi với chương trình của Bộ GD&ĐT học sinh học nặng ngữ pháp, không giao tiếp được nhiều.
Điều đáng nói, dù chương trình liên kết dạy học tiếng Anh là chương trình tự nguyện, tuy nhiên ở hầu hết các trường hiện nay, đa số học sinh đều đăng ký theo học chương trình này. Một phụ huynh khác chia sẻ, lớp học hơn 50 học sinh nên dù có giáo viên bản ngữ, cả buổi con cũng không được gọi đến tên.
Vì thế, mất cả nửa ngày thứ 7 đưa con đến trường học chương trình liên kết nhưng gia đình vẫn phải ngậm ngùi nộp tiền cho con học thêm ở trung tâm bên ngoài để con được theo lớp ít học sinh, chất lượng hơn.
Theo Nguyễn Hà/Tiền Phong
Kín lịch học, trẻ không còn thời gian đọc sách Thứ trưởng GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển thừa nhận, học sinh thiếu kỹ năng sống một phần do không có thói quen đọc sách. Ngoài ra, các em cũng đang bị quá tải. "Con tôi phải dậy từ 6h sáng để đi học. Về đến nhà cũng là gần 6h chiều. Cơm tối xong thì chỉ còn thời gian để làm bài tập, mà...