Trường học Phần Lan, tấm gương cho giáo dục thế giới

Theo dõi VGT trên

Mọi nơi trong thành phố đều được xem là lớp học. Ở trường, học sinh có thể học bằng cách chơi game khi đang ngồi trên ghế lười hạt xốp.

Cuối năm 2017, nhà báo John Kennedy của tờ Silicon Republic đến thăm trường tiểu học Kalasatamathủ đô Helsinki, Phần Lan. Ngôi trường ở trung tâm thành phố, nép mình bên bến cảng giúp anh tìm được câu trả lời về bí quyết thành công của nền giáo dục hàng đầu.

Đọc nhiều về cách Phần Lan cách mạng hóa hệ thống giáo dục để đạt vị trí cao trên bảng xếp hạng thế giới, Kennedy không còn kinh ngạc khi biết trường học nơi đây không có bài kiểm tra chuẩn hóa hay ít giao bài tập về nhà cho học sinh. Tuy nhiên, anh vẫn choáng ngợp bởi môi trường ấm áp, cung cấp những bữa trưa nóng hổi, những chiếc ghế lười hạt xốp và sự tồn tại của một “chú chó đọc sách”.

Trường học Phần Lan, tấm gương cho giáo dục thế giới - Hình 1

Không gian học tập trong một phòng ở trường Kalasatama. Ảnh: Arch Daily

Trường Kalasatama mới hoạt động hơn một năm và hiện giảng dạy 120 học sinh. 10 lớp học được hướng dẫn bởi 13 giáo viên và 9 trợ giảng. Theo kế hoạch, trường sẽ phát triển số học sinh lên 750 vào năm 2020. Trẻ có thể đăng ký từ mẫu giáo và học liên cấp đến 15 t.uổi.

Không bàn học, không thời gian biểu

Không gian trường học được hiệu trưởng Marjanna Manninen mô tả như một tòa nhà thông minh với 37 tấm pin mặt trời trên mái, các phòng đều có thể nhìn xuyên qua nhau nhờ cửa sổ lớn được lắp đặt ở mọi nơi.

Bước vào một lớp học, Kennedy nhận ra không học sinh nào đi giày, chỉ mặc tất. Không có phòng học cố định cho các nhóm học sinh. Khi tới trường, các em không về chỗ ngồi với chiếc bàn quen thuộc như ở mọi trường học trên thế giới.

“Chúng tôi không tin trẻ sẽ học tốt hơn khi ngồi vào bàn. Các em có thể đạt hiệu quả cao hơn 20 lần khi ngồi trên ghế lười, phụ thuộc vào việc đang học cái gì”, Manninen nói.

Theo bà, nguyên tắc cốt lõi của nhà trường là trẻ có thể học tập ở bất kỳ đâu. Toàn bộ thành phố Helsinki là lớp học, với những không gian lý tưởng như công viên, sở thú. Giáo viên thường xuyên đưa trẻ ra khỏi trường để học hỏi trong thế giới thực.

Trường học Phần Lan, tấm gương cho giáo dục thế giới - Hình 2

Hiệu trưởng trường tiểu học Kalasatama, Marjanna Manninen (trái) và hiệu phó Jukka Ihalainen. Ảnh: John Kennedy

Bên cạnh đó, trường không lập thời gian biểu cụ thể mà phụ thuộc vào hoạt động của từng khối lớp. Giờ giải lao được xem là phần quan trọng trong ngày.

Một nhà báo đi cùng đoàn cho biết, một số trường ở New York chỉ cho học sinh giải lao 5 phút trong cả ngày học.

Kinh ngạc khi nghe điều này, hiệu phó Jukka Ihalainen nói: “Chúng tôi tin rằng trẻ nên chạy ra ngoài và chơi đùa trong mưa. Điều đó sẽ giúp chúng tập trung và học tập dễ dàng hơn”.

Nói đến phương pháp giảng dạy ở trường, Ihalainen khoe bức ảnh về “chú chó đọc sách”. Những đ.ứa t.rẻ vật lộn với việc tập đọc có thể tìm đến chú chó để thực hành. “Chó sẽ không phán xét bạn và sẽ luôn luôn lắng nghe”, ông nói.

Video đang HOT

Sự đa dạng là yếu tố không kém phần quan trọng. Tại Kalasatama, 50% học sinh hiện tại có nền tảng đa văn hóa. Trong không gian mở tràn ngập ánh sáng, mỗi đ.ứa t.rẻ dễ dàng quan sát bạn bè và người lớn giao tiếp, làm việc chung. Đó là cách tiếp cận văn hóa dễ dàng nhất.

Trường không giới hạn học sinh trong những bức tường và cánh cổng. Trẻ có thể đến thăm cư dân lớn t.uổi ở các ngôi nhà gần đó, hát cho họ nghe. Nhiều sự kiện ở trường cũng mở cửa cho những người già ở cộng đồng xung quanh.

Học tập thông qua trò chơi điện tử

Trường trang bị đầy đủ công nghệ, do đó học sinh không cần thiết phải mang theo các thiết bị của mình. Với môn khoa học, trẻ có thể nghiên cứu các dự án công nghệ thông qua trò chơi điện tử.

Peter Vesterbacka, đồng sáng lập công ty trò chơi điện tử Lightneer, cho biết có khoảng 300 công ty startup ở Phần Lan tập trung vào công nghệ giáo dục. Tại Kalasatana, học sinh chơi trò Big Bang Legends của Lightneer trên máy tính bảng và PC.

“Ý tưởng của chúng tôi là trẻ vừa chơi game vừa tiếp thu kiến thức mà không hề nhận ra. Tất cả nhân vật trong game đều từ bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Nhiều học sinh ở các trường học Phần Lan đang hâm mộ nhân vật Đồng, Heli và Neon. Chúng đều biết rằng Neon bao gồm 10 proton”.

Theo Vesterbacka, trong những quốc gia đứng đầu bảng xếp hạng giáo dục thế giới, duy nhất Phần Lan không thuộc châu Á. Đất nước này đang cạnh tranh với Singapore, Nhật Bản và Hàn Quốc theo cách khác biệt.

“Một phần lý do cho sự thành công của Phần Lan trong giáo dục là ngày học ngắn, không giao nhiều bài tập về nhà và trẻ có cuộc sống bên ngoài trường học. Tuy nhiên, ở Singapore, ngày học bắt đầu lúc 6h sáng và tiếp tục cho đến tối mịt. Cha mẹ dành cả gia tài để thuê gia sư cho con vì việc học rất có tính cạnh tranh.

Nhiều người còn làm bài tập về nhà cho con nữa. Họ phải làm vậy, nếu không thì bọn trẻ sẽ không lên lớp được. Chuyện gì đang xảy ra vậy? T.rẻ e.m cũng là con người, và chúng có nhân quyền. Ở đây, chúng tôi có cách tiếp cận thoải mái, bình thường mà vẫn đạt được kết quả hàng đầu”, Vesterbacka chia sẻ.

Trường học Phần Lan, tấm gương cho giáo dục thế giới - Hình 3

Giống mọi trường học ở Phần Lan, Kalasatama đề cao thời gian giải lao, vui chơi của học sinh. Ảnh: Arch Daily

Kennedy cũng trò chuyện với Kirsi Haapamki từ Mightifier, một ứng dụng phổ biến giúp học sinh phát triển về tinh thần và cảm xúc.

“Thế giới đang thay đổi nhanh hơn bao giờ hết, học sinh sau này sẽ làm những công việc mà thậm chí bây giờ chúng ta còn chưa định hình được. Giáo dục là giúp trẻ chuẩn bị câu trả lời cho các câu hỏi mà chúng ta chưa có, về một thế giới mà chúng ta chưa biết”, Haapamki nói.

Ứng dụng Mightifier đưa ra 27 điểm mạnh của tính cách, bao gồm sự sáng tạo, khả năng lãnh đạo, lòng tốt và sự kiên trì. Khi sử dụng nó, trẻ được khuyến khích nói điều gì đó tích cực về bạn bè, bởi mỗi người đều có điểm mạnh riêng. Việc này khiến trẻ tin tưởng vào các mối quan hệ, giúp làm giảm thiểu nạn bắt nạt ở học đường và thoải mái phát triển các kỹ năng giải quyết vấn đề.

Mọi trường học đều bình đẳng

Chuyến thăm Helsinki khiến Kennedy nhận ra niềm tự hào của mỗi cộng đồng trong trường học. Trên khắp cả nước, ngành giáo dục được tôn trọng và đ.ánh giá cao, các nhà giáo dục cũng vậy.

“Là phụ huynh, bạn không cần băn khoăn nên sống ở đâu để con được tiếp cận giáo dục tốt hơn. Nơi bạn sống không quan trọng. Không có sự phân chia xã hội khi nói đến giáo dục. Mọi trường học ở Phần Lan đều bình đẳng”, hiệu trưởng Manninen nói.

Nguyên tắc này khiến người mới nhập cư hay trẻ có nhu cầu đặc biệt không chịu thiệt thòi, sớm hòa nhập và cùng phát triển.

Dù thành công trong giáo dục và được rất nhiều quốc gia học hỏi, Phần Lan vẫn hy vọng làm được nhiều hơn với một chương trình mới hơn. Sự can đảm và cởi mở với những thứ mới là điều khác biệt nhất của quốc gia Bắc Âu, bởi đa số nền giáo dục trên thế giới thường trung thành với chương trình giảng dạy lâu đời.

Thùy Linh

Theo vnexpress.net

Cẩn thận trầm cảm khi du học Phần Lan

Đẹp như miền cổ tích, Phần Lan không chỉ là vùng đất mơ ước cho nghỉ dưỡng mà còn là thiên đường học tập với nền giáo dục tiên tiến nhất thế giới.

Cẩn thận trầm cảm khi du học Phần Lan - Hình 1

Người Phần Lan tận hưởng mùa hè ấm áp mà ngắn ngủi tại thủ đô Helsinki - Ảnh: REUTERS

Tuy nhiên, văn hóa giao tiếp cùng khí hậu khắc nghiệt dễ gây trầm cảm cho du học sinh vùng nhiệt đới.

Hơn 18 tháng trải nghiệm, Lê Ngọc Mỹ Tiên, 24 t.uổi, hiện du học ngành Marketing và Kinh doanh quốc tế tại ĐH Haaga-Helia (gần thủ đô Helsinki, Phần Lan) chia sẻ việc chuẩn bị tâm lý trước không khí buồn tẻ và tính cách hướng nội ở quốc gia này.

Cảm giác như bị cô lập

Những bông tuyết đầu tiên xuất hiện từ tháng 10, tháng 12 mặt hồ đóng băng, đầu năm mới có nơi lạnh đến âm 45oC, ngày ngắn đêm dài, nhiều ngày liền không thấy Mặt trời... Kiểu khí hậu này ảnh hưởng nhiều đến tâm lí và thói quen sinh hoạt của người dân.

"Phần Lan hơi buồn tẻ so với các nước nhiệt đới và châu Mỹ. Người dân ở đây hầu như không ra đường, không có hàng quán ăn vặt hay thói quen lê la vỉa hè", Mỹ Tiên chia sẻ.

"Tiết trời quá lạnh, người dân thích ở nhà chơi game hoặc nói chuyện với gia đình. Bù lại, mùa hè kéo dài gần 4 tháng là thời điểm diễn ra nhiều lễ hội ngoài trời, trở thành dịp kết bạn dễ nhất trong năm, lòng người có vẻ cởi mở hơn".

"Khi ở Việt Nam thấy mùa đông tuyết trắng rất đẹp, lãng mạn nhưng sống lâu dễ bị trầm cảm", Tiên tâm sự.

"Nỗi nhớ nhà, nhớ bạn bè du học sinh nào cũng gặp nhưng ở Phần Lan cảm giác càng khó kết bạn mới. Tính cách người bản xứ hướng nội cao, cực kì tôn trọng không gian cá nhân, trên đường phố đã ít người mà họ còn đi rất xa nhau, cảm giác rất khó gần, tưởng chừng mình bị cô lập.

Dù vậy, khi đã là bạn, người Phần Lan rất nhiệt tình, cứ gọi điện mời đến nhà chơi bời, nấu ăn, hỏi thăm sức khỏe".

Cẩn thận trầm cảm khi du học Phần Lan - Hình 2

Mỹ Tiên tham quan và nghe thuyết trình về nguồn gốc nguyên liệu tại công ty thực phẩm Fazer (Phần Lan) gần 130 t.uổi - Ảnh: NVCC

Sinh viên du học đa phần bận tâm chuyện làm thêm, tuy nhiên, Phần Lan không phải là nơi có nhu cầu cao về việc làm. Theo Tiên, mùa hè ở các thành phố lớn mới cần nhân viên làm bán thời gian, ở các thị trấn nhỏ hầu như không treo biển tuyển dụng.

Ngoài ra, các cửa hàng ưu tiên chọn sinh viên nói được tiếng địa phương, nếu không sinh viên phải nhận việc rửa chén, lau dọn, giao thư, phục vụ nhà hàng... ít đòi hỏi giao tiếp.

Từng học ở Kokkola - thị trấn nhỏ phía tây đất nước, nhưng do định hướng kinh doanh - marketing, Tiên viết đơn trình bày nguyện vọng chuyển trường vào thành phố để rèn luyện trong môi trường năng động hơn.

Học không quan trọng điểm số

Tiên cho biết bản chất người Phần Lan không coi trọng điểm số nên bằng tốt nghiệp không ghi học lực hay điểm trung bình.

"Đạt điểm cao rất khó, xuất sắc lắm mới được 4 điểm, phải thần kì, thiên tài mới chạm điểm 5. Tổng điểm được tính từ nhiều cột điểm thành phần do bạn bè, doanh nghiệp đối tác, thầy cô đ.ánh giá dựa trên kỹ năng tương tác, làm việc nhóm của sinh viên đó", Tiên nói.

Do các trường tự chủ nên chương trình dạy đôi chỗ khác nhau. Tại trường cũ, Tiên học theo tín chỉ, qua trường mới học theo module, như học kỳ vừa qua sinh viên không học từng môn mà thực hiện ba dự án thực tế.

Cẩn thận trầm cảm khi du học Phần Lan - Hình 3

Sinh viên làm nhiều dự án thực tế gắn với doanh nghiệp để đảm bảo kiến thức trong học kỳ - Ảnh: NVCC

Trong dự án 1, sinh viên dành một tuần đến doanh nghiệp để quan sát, đặt câu hỏi không chỉ về quy trình làm việc mà còn mối quan hệ đồng nghiệp, từ đó so sánh thực tế khác lý thuyết đến mức độ nào. Cuối tuần đó, sinh viên sẽ nộp bản báo cáo, phân tích công ty cho giảng viên.

Trong dự án 2, sinh viên có một ngày đi thăm nhiều công ty, nghe đại diện doanh nghiệp chia sẻ về ngành kinh doanh, thậm chí báo cáo tài chính công khai.

Trong dự án 3, sinh viên chia nhóm làm việc trong tháng để tìm ra giải pháp cho một vấn đề thực tế từ công ty. Qua dự án, sinh viên vừa học vừa làm, công ty vừa đón nhận ý tưởng mới vừa duy trì mối quan hệ tốt với đại học - khu vực chuyên thực hiện các nghiên cứu khoa học cho doanh nghiệp.

Gần hai năm học tập, Mỹ Tiên mắt thấy tai nghe về trình độ thạc sĩ bắt buộc đối với giáo viên Phần Lan (chưa kể phải trải qua nhiều vòng thi, duyệt, đào tạo của Bộ giáo dục).

Nhưng ngạc nhiên hơn, trái với tính cách hướng nội, ngại giao tiếp, lớp học Phần Lan khuyến khích học sinh, sinh viên nêu ý kiến cá nhân, phát triển kỹ năng mềm, tư duy sáng tạo, tăng cường tương tác nhóm.

Để không bị sốc môi trường, Tiên cho rằng học sinh sinh viên cần xác định ngành học, phong cách học (nghiên cứu hay ứng dụng, nhàn rỗi hay năng động), từ đó chọn trường học tương ứng là thành phố trung tâm hay tỉnh lẻ.

"Trong thời gian học, du học sinh phải rèn thêm ngoại ngữ nếu muốn ở lại Phần Lan làm việc. Ở châu Âu nói chung, việc biết 6 ngôn ngữ là chuyện bình thường, mặc dù tiếng Anh phổ thông nhưng nhà tuyển dụng vẫn ưa tiếng địa phương hơn", Tiên cho biết.

"Nếu xác định làm công ty quốc tế chỉ sử dụng tiếng Anh thì họ đòi hỏi chuyên môn cực kỳ xuất sắc".

Theo tuoitre.vn

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Hari Won bị vợ Tiến Đạt réo tên, một lần nói hết, bại lộ mối quan hệ với tình cũ
13:33:27 20/06/2024
Nam Em lộ cảnh tiều tụy, làm nông vất vả sau khi thừa nhận bỏ trốn khỏi bạn trai
15:01:06 20/06/2024
Hằng Du Mục gào khóc "cầu cứu" trên livestream, bị chồng dọa không cho gặp con
15:20:02 20/06/2024
Sao Vbiz khoe ảnh bà xã mang thai lần 2, nhan sắc mẹ bầu gây chú ý
15:44:54 20/06/2024
Hôn nhân 8 năm của Trần Hiểu - Trần Nghiên Hy trước khi vướng tin chia tay
14:31:26 20/06/2024
Suri Cruise lột xác gợi cảm, tình tứ bên bạn nam điển trai ở prom cuối cấp
13:10:42 20/06/2024
Shark Bình - "bố bỉm cá mập" bồng con cực khéo, lộ loạt chi tiết chứng tỏ Phương Oanh cưới đúng người
14:36:07 20/06/2024
Dương Mịch lại bị chê cười khắp MXH
15:41:23 20/06/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Hàn Quốc điều tra vụ rò rỉ dữ liệu cá nhân của nhân viên công vụ

Thế giới

19:00:08 20/06/2024
Bộ trưởng Luque cho biết tình trạng mất điện hôm 19/6 có thể tránh được nếu Ecuador thực hiện kế hoạch đầu tư nhằm bảo vệ cơ sở hạ tầng cả về sản xuất và truyền tải điện sau khi vụ mất điện tương tự xảy ra vào năm 2004.

Diễm Hằng, Mạnh Quân tái hợp trong phim "Sao Kim b.ắn tim sao Hỏa"

Phim việt

18:52:58 20/06/2024
Mạnh Quân và Diễm Hằng có màn tái hợp trong bộ phim truyền hình Sao Kim b.ắn tim sao Hỏa nối sóng Người một nhà trên kênh VTV3.

Nữ diễn viên biến phim trường thành sàn diễn thời trang, chỉ mặc áo thun với quần jeans mà đẹp 'hết nước chấm'

Phong cách sao

18:48:47 20/06/2024
Mẫu áo chéo thắt eo lạ mắt được người đẹp mix cùng quần đũi, vừa đơn giản vừa thoải mái. Kiểu dáng đơn giản, màu sắc trung tính, dễ mặc khiến set đồ nhanh chóng được tìm kiếm trên các trang thương mại điện tử tại Trung Quốc.

Nhan sắc 4 mỹ nam "tạo bão" trong phim của Lưu Diệc Phi

Phim châu á

18:47:32 20/06/2024
Câu chuyện hoa hồng vừa lên sóng lập tức nhận được sự quan tâm nồng nhiệt từ khán giả. Nổi bật phải kể đến là nữ chính Lưu Diệc Phi và dàn hậu cung của cô ấy: Bành Quán Anh, Hoắc Kiến Hoa, Lâm Canh Tân, Lâm Nhất,...

Xếp hạng nhân vật 4 sao trong Wuthering Waves, bắt buộc phải có những cái tên sau

Mọt game

18:30:02 20/06/2024
Là một tựa game theo phong cách gacha, dàn nhân vật trong Wuthering Waves tất nhiên luôn đóng một vai trò quan trọng đối với bất kỳ game thủ nào.

"Nổ"quen cán bộ Trung ương để nhận hơn 17 tỉ đồng chạy cấp phép mỏ cát

Pháp luật

18:23:08 20/06/2024
Ngày 20/6, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Tháp đã khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt tạm giam đối với Nguyễn Huy Nam (SN 1961, ngụ quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội) để điều tra về hành vi l.ừa đ.ảo chiếm đoạt tài sản.

35 năm mẹ tôi không một lần đưa con trở về nhà nội vì phát hiện bộ mặt thật đáng sợ của gia đình chồng

Góc tâm tình

18:13:20 20/06/2024
Mẹ nói bà không giận, không uất. Chỉ là thấy nhà chồng cũ không xứng đáng mà thôi. Tôi có bố mẹ đầy đủ và họ vẫn đang sống tốt.

Hôm nay nấu gì: Bữa cơm tối ngon thế này chồng nào lại muốn ăn ngoài hàng!

Ẩm thực

17:47:04 20/06/2024
Bữa cơm tối thơm ngon, phong phú các món thế này chồng nào lại muốn ăn ngoài hàng! Hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé!

Vợ chồng Puka và Hòa Minzy tham dự lễ cưới bí mật của Minh Tú, chi tiết liên quan đến bố gây xúc động

Sao việt

17:42:33 20/06/2024
Trong tập 7 của Minh Tú Mau Mau Tính, cô đã hé lộ về một hôn lễ riêng tư, sang chảnh và mang đậm nét Việt Nam được tổ chức vào tháng 3/2024.

Xác minh quán bún chả ở HN rửa thịt bằng nước than, chủ quán lên tiếng xin lỗi

Netizen

17:30:57 20/06/2024
Đoạn video ghi lại cảnh người phụ nữ gắp từng miếng thịt nhúng xuống khay nước than đen ngòm lẫn với nước mỡ rồi cho lên vỉ khiến nhiều người rùng mình. Sau khi nắm thông tin, cơ quan chức năng đã vào cuộc.

Trạm cứu hộ trái tim: Con gái Ngân Hà khóc lóc vì thấy Nghĩa ôm An Nhiên

Hậu trường phim

17:21:11 20/06/2024
Mới đây, diễn viên Quang Sự đã chia sẻ clip hậu trường của mình với diễn viên nhí Kitty Bảo Anh. Trong hậu trường, Kitty gọi Quang Sự là bố Nghĩa.