Trường học ở TP HCM sẽ có bộ quy tắc ứng xử
Nhằm xây dựng môi trường văn hóa học đường, các trường sẽ xây dựng bộ quy tắc ứng xử, trong đó đề cao tính nhân văn và dân chủ.
Ngày 24/11, Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM yêu cầu các trường xây dựng và tổ chức thực hiện quy tắc ứng xử văn hóa phù hợp với các bậc học, tinh thần chung là giữ gìn truyền thống “ tôn sư trọng đạo”, nâng cao trình độ, phẩm chất nghề nghiệp nhân sự trong ngành.
Học sinh trường THPT chuyên Lê Hồng Phong. Ảnh: Mạnh Tùng.
Quy tắc ứng xử trong trường học được hiểu là những chuẩn mực, giá trị và hành vi ứng xử văn hóa trong giao tiếp, sinh hoạt, làm việc, học tập.
Bộ quy tắc này sẽ điều chỉnh cách ứng xử của cán bộ, giáo viên, học sinh; tạo môi trường làm việc, học tập thân thiện, trách nhiệm, cởi mở, trung thực, văn minh.
Sở yêu cầu, các quy tắc này phải hợp với chuẩn mực đạo đức đã được xã hội thừa nhận và các quy định của pháp luật, có tính khả thi và đảm bảo tính dân chủ, nhân văn.
Động thái trên nhằm thực hiện yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo về tổ chức hoạt động văn hóa của học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục.
Video đang HOT
Theo GDVN
Đời đi học của các 'cậu ấm, cô chiêu' tại ngôi trường đắt đỏ nhất thế giới
Institut Le Rosey là một trong những trường học lâu đời nhất thế giới, học phí một năm tại đây lên đến hơn 2,5 tỷ đồng (100.000 Euro).
Institut Le Rosey là ngôi trường liên cấp có lịch sử lâu đời, toạ lạc ở một khu du lịch trượt tuyết tại Thuỵ Sĩ. Ngôi trường còn được mệnh danh là "Trường học của các vị vua" nhờ bề dày thành tích cùng gia thế của các thế hệ học sinh theo học.
Được thành lập từ năm 1880, Institut Le Rosey (gọi tắt là trường Rosey) là một trong những trường học liên cấp lâu đời nhất thế giới. Ngôi trường tư cùng toàn bộ dinh thự, lâu đài trong khuôn viên đều thuộc sở hữu của gia tộc Le Rosey. Trung bình mỗi năm có khoảng 400 học sinh theo học tại trường cùng 200 nhân viên, giáo viên giảng dạy.
Cổng vào bề thế của trường Rosey
Học sinh của trường hầu hết là con em của các gia đình quý tộc châu Âu, các chính trị gia, triệu phú hoặc các nhà tri thức nổi tiếng. Chương trình học tại đây liên thông từ cấp 1 đến hết cấp 3. Học phí có sự chênh lệch giữa từng cấp nhưng trung bình khoảng 100.000 Euro/năm (hơn 2,5 tỷ đồng). Con số này đã đưa Rosey trở thành ngôi trường đắt đỏ nhất thế giới.
Toạ lạc giữa khu thắng cảnh danh tiếng, trường Rosey có khuôn viên tuyệt đẹp với vườn hoa, rừng thông và núi tuyết bao phủ xung quanh. Tại đây có 2 chương trình học là kỳ mùa đông và kỳ mùa hè.
Trong kỳ mùa đông, học sinh được sinh hoạt trong các căn phòng lắp máy sưởi tối tấn. Chương trình học ngoài trời bao gồm các môn thể thao mùa đông như trượt tuyết, hockey,...
Kỳ học mùa hè lại sôi động với vô số hoạt động như lướt ván, đua thuyền. Học sinh có thể thư giãn vào thời gian rảnh tại bể bơi lớn nằm ngay trong khuôn viên trường.
Thời gian biểu của một học sinh bắt đầu từ 7:00 sáng mỗi ngày với việc dọn phòng nội trú và tập trung ăn sáng. Các môn học kéo dài từ 8:00 đến 15:30. Giờ nghỉ trưa khá dài, các học sinh được thưởng thức bữa ăn trưa thịnh soạn và socola nóng.
Từ 16:00 đến 19:00, các học sinh được khuyến khích tham gia những trò chơi thể thao hoặc các hoạt động sáng tạo. Những nhóm sinh hoạt được thành lập phục vụ sở thích của từng em, học sinh có thể chọn bóng đá, bóng rổ, bơi lội, điền kinh, chăm sóc thực vật, nấu ăn hoặc chơi nhạc cụ.
Bữa tối sẽ được phục vụ vào lúc 19:30 hàng ngày. Khoảng thời gian từ 20:00 đến 21:00 là lúc học sinh tập trung làm bài tập về nhà. Các em có thể làm bài tập tại phòng nội trú hoặc đế thư viện, phòng đọc của trường. Không gian học tập được thiết kế hiện đại, đầy đủ tiện nghi, nội thất sang trọng.
Ngoài việc học ở trường, các học sinh còn được đăng ký tham gia những chương trình ngoại khoá như leo núi, đua thuyền, đi bộ.
Tất cả các hoạt động ngoại khoá đều có huấn luyện viên riêng giám sát, được hỗ trợ đầy đủ dụng cụ và trang thiết bị.
Rosey nhận hồ sơ nhập học của công dân mọi quốc gia, tuy nhiên mức học phí "trên trời" cùng số lượng học sinh giới hạn khiến việc ghi danh vào đây gần như chỉ là giấc mơ xa vời.
Theo VNE
Bài toán 'cô hay trò sai' và đôi điều tâm sự Những ngày qua, cộng đồng mạng chia sẻ bài toán tính nhanh cấp tiểu học kèm chú thích "cô hay trò sai". Nếu bức ảnh phản ánh đúng sự thật, giáo viên chấm bài đã sai. Nhiều ý kiến cho rằng chưa chắc bài toán này do cô giáo chấm trên lớp, các em có thể học thêm ở trung tâm, gia sư...