Trường học Ninh Bình đẩy mạnh dạy và học trực tuyến dịp nghỉ phòng dịch Covid-19
“Tất cả các em học sinh đều phải có quyền tiếp cận nền giáo dục như nhau, bất kể các em sống ở đâu hay mức thu nhập của cha mẹ như thế nào” – cô Đoàn Thị Kim Dung- Hiệu trưởng trường THPT Nguyễn Huệ (Tam Điệp, Ninh Bình) cho hay.
Dưới tác động của dịch Covid-19, các em học sinh phải nghỉ ở nhà dài ngày để đảm bảo an toàn và tránh sự lây nhiễm. Cô Đoàn Thị Kim Dung đã đưa ra ý tưởng “học tập tích cực” trong giai đoạn phòng tránh dịch bệnh này. Ý tưởng này là: học sinh sẽ ở nhà và xem một chuỗi video bài học dài 10-15 phút, sau đó làm bài tập tương tác thông qua hệ thống phần mềm 789.vn. Giáo viên dạy học sinh bằng cách đặt câu hỏi và kiểm tra mức độ hiểu bài của học sinh thông qua báo cáo/thống kê trên hệ thống 789. Đây là một hình thức học tập tích cực, giúp học sinh ghi nhớ tốt hơn trong quá trình tương tác với học liệu.
Nhờ sự tiến bộ công nghệ và sự phát triển của Internet, việc tiếp cận tri thức ngày nay khá dễ dàng và bình đẳng hơn so với trước đây. Chính vì vậy, cô Đoàn Thị Kim Dung luôn tạo điều kiện để các em học sinh và giáo viên trong nhà trường có thể tiếp cận các phương pháp dạy và học mới, phù hợp với xu hướng 4.0, đáp ứng kịp thời cho các tình huống xảy ra.
Bên cạnh trường THPT Nguyễn Huệ (Tam Điệp, Ninh Bình), trường THPT Vũ Duy Thanh, một ngôi trường tại xã Khánh Nhạc, huyện Yên Khánh, một địa phương còn khó khăn của tỉnh, nhưng cũng đã mạnh dạn đổi mới phương pháp dạy và học trực tuyến thông qua ứng dụng công nghệ.
Thầy Nguyễn Văn Tuy – Hiệu trưởng THPT Vũ Duy Thanh (Yên Khánh, Ninh Bình) cho biết: “Việc đưa công nghệ thông tin vào công tác giảng dạy không chỉ giúp giáo viên tiết kiệm được sức lao động và dễ dàng kiểm tra được tình hình học tập của các em học sinh, mà còn giúp các em có thể tiếp cận được phương pháp học mới, nâng cao sự hứng thú và rèn luyện tính tự học của các em”.
Ninh Bình từ lâu nổi tiếng với thành tích về giáo dục. Tỉnh thường đứng top 5 (trong 63 tỉnh thành) về điểm số thi tuyển vào các trường Đại học và Cao đẳng. Trong năm học 2018 – 2019, em Nguyễn Việt Hoàng của trường THPT Nguyễn Huệ (Tam Điệp, Ninh Bình) đã đạt giải Nhì kỳ thi học sinh giỏi quốc gia môn Toán.
Trong chiến lược phát triển kinh tế, Ninh Bình rất chú trọng đến phát triển giáo dục. Bởi vì, giáo dục là chìa khóa mở ra con đường phát triển về kinh tế và văn hóa.
Mặc dù là một tỉnh ở cửa ngõ cực nam phía Bắc, nền kinh tế đang từng bước chuyển mình, tuy nhiên, lãnh đạo ngành giáo dục Ninh Bình xác định vai trò quan trọng của giáo dục. Sự đổi mới giáo dục tỉnh Ninh Bình không chỉ dừng lại trong việc áp dụng công nghệ trong dạy và học, mà còn ở vấn đề quản lý giáo dục. Nhiều hiệu trưởng và hiệu phó các trường THPT trong tỉnh được lựa chọn và bổ nhiệm thông qua thi tuyển công bằng.
Video đang HOT
Trong năm học 2019 – 2020, trường THPT Nguyễn Huệ (Tam Điệp, Ninh Bình) và THPT Vũ Duy Thanh là một trong những đơn vị tiên phong của tỉnh Ninh Bình đổi mới công tác giảng dạy theo định hướng vì người học (phát huy tiềm năng của học sinh bên cạnh truyền đạt kiến thức). Có thể nói, đó là một điểm sáng trong giáo dục của tỉnh Ninh Bình nói riêng và cả nước nói chung.
Hiện tại, ứng dụng công nghệ đang được triển khai tại trường THPT Nguyễn Huệ và THPT Vũ Duy Thanh là giải pháp trường học thông minh 789.vn của tập đoàn giáo dục EQuest. 789.vn đã mang lại nhiều lợi ích cho nhà trường. Đó là, giáo viên có thể tổ chức thi trực tuyến và giao bài tập về nhà, chuyển đề cương/ video bài giảng vào lớp học của nhà trường trên hệ thống của 789.vn
Trước khi nghỉ Tết, cả hai trường đã được tập huấn cho giáo viên và học sinh sử dụng hệ thống 789.vn. Nhờ vậy, trong thời gian nghỉ học vì dịch Covid-19, học sinh nhà trường có thể tự học thông qua hệ thống 789.vn.
Có thể nói rằng công nghệ đã mang lại nhiều lợi ích trong giáo dục. Ban Giám hiệu trường THPT Nguyễn Huệ (Tam Điệp, Ninh Bình) và trường THPT Vũ Duy Thanh (Yên Khánh, Ninh Bình) đã mạnh dạn thay đổi trong công tác dạy và học. Hy vọng rằng, những điểm sáng đó sẽ là những ngọn lửa thổi vào ngành giáo dục những làn gió mới tại Ninh Bình nói riêng và cả nước nói chung.
Với ngân hàng đề hơn 200.000 câu, 789.vn hoàn toàn đáp ứng việc tạo đề, trộn đề trực tiếp trên hệ thống, gửi video bài giảng/đề cương vào lớp học, ứng dụng chấm điểm trắc nghiệm bài thi trên giấy. So với các giải pháp công nghệ khác, 789.vn thiết kế từng bước thao tác đơn giản và dễ dùng để tất cả giáo viên có thể dễ dàng sử dụng. So với cách làm truyền thống trước đây (cho học sinh kiểm tra/giao bài tập về nhà cho học sinh trên giấy), 789.vn hỗ trợ giáo viên tiết kiệm hầu như 95% thời gian từ quy trình tạo đề, trộn đề cho đến chấm điểm, và vào sổ điểm.
Theo dantri
Loại bỏ cảm giác cô độc khi học trực tuyến
Tận dụng thời gian làm việc nhóm hay xây dựng mối quan hệ với giáo viên sẽ giúp người học loại bỏ cảm giác cô độc khi học trực tuyến.
Tại lớp học truyền thống, học sinh và giáo viên được kết nối trực tiếp với nhau, tạo ra sợi dây liên kết mang tên "cộng đồng". Người học có thể được gắn kết với nhau hoặc gắn kết với giáo viên.
Tuy nhiên, các khoá học trực tuyến, nơi mỗi người chỉ ngồi trước màn hình máy tính, có thể khiến người học nảy sinh cảm giác cô độc, thiếu gắn kết với xã hội. Dưới đây là bảy cách giúp loại bỏ cảm giác cô độc khi học trực tuyến.
1. Chia sẻ một vài thông tin cá nhân
Trên trang cá nhân tại các website học trực tuyến, người học có thể chia sẻ một vài thông tin liên quan đến bản thân, gia đình hoặc cuộc sống thường nhật. Nếu có thể đăng một bức ảnh, đừng ngại ngùng.
Trường hợp những người bạn cùng tham gia khóa học muốn tìm hiểu và kết bạn với bạn, thông tin cá nhân có thể rất hữu ích. Nó cũng giúp bạn cảm thấy tin cậy và cởi mở hơn khi tham gia các khoá học.
2. Phá vỡ rào cản
Đừng quên rằng cảm thấy bị cô lập hay chỉ có một mình là cảm giác chung của những người học online. Giống như trong lớp học truyền thống, các khóa học trực tuyến cũng có sự tham gia của một số người tính cách hướng ngoại hay những người trầm tính và ít nói. Nếu muốn đập tan cảm giác bị cô lập, hãy là người khuấy động không khí lớp học bằng những hoạt động giao lưu trực tuyến hoặc trò chơi trong quá trình học.
3. Kết bạn
Khi bắt đầu khóa học, hãy tìm kiếm những người bạn cùng đăng ký khóa học giống bạn và trò chuyện với họ. Việc có người bạn trong lớp sẽ khiến phai nhạt đi cảm giác cô độc. Đặc biệt hơn, các bạn có thể trao đổi về những vướng mắc trong quá trình học, cùng nhau ôn luyện kiến thức và khuyến khích nhau cố gắng học tập. Những người bạn, dù ảo hay thật trong các lớp học luôn mang lại giá trị.
4. Duy trì hoạt động học
"Dù sao đây cũng chỉ là một khóa học trực tuyến" là suy nghĩ của không ít người học online khiến họ trở nên lười biếng, thiếu kiên nhẫn và xao nhãng các bài học. Từ đó, cảm giác cô độc, chán nản sẽ càng rõ rệt hơn và có thể khiến người học ngừng học.
Vì vậy khi đã tham gia các khóa học trực tuyến, người học cần xây dựng tính kỷ luật, tự giác và giữ trong lòng động lực học. Bạn hãy cố gắng theo kịp các bài đăng thảo luận, hoàn thành bài tập về nhà đúng hạn hoặc liên tục ôn tập, củng cố kiến thức. Hãy coi như mình đang ôn tập ở nhà cho bài giảng tại lớp học truyền thống. Hoạt động này giúp bạn tăng tính kết nối với khóa học và tạo cảm giác như học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường.
Sinh viên Đại học Mở Hà Nội học trực tuyến. Ảnh: Ngọc Anh.
5. Chia sẻ với mọi người về khóa học
Hãy để bạn bè và gia đình biết bạn đang theo đuổi khóa học trực tuyến. Đừng quên chia sẻ, kể chuyện liên quan đến khóa học giống như việc bạn tường thuật lại những hoạt động nổi bật trên lớp học, trường học.
Chia sẻ không chỉ khiến bạn vơi bớt cảm giác cô lập mà còn giúp tiếp thu thông tin, tìm hiểu xem xét cảm nhận, đánh giá của mọi người xung quanh. Sau khi chia sẻ, bạn sẽ nhận được sự quan tâm, hỏi han của mọi người xung quanh liên quan đến khóa học. Thậm chí, bạn có thể tình cờ phát hiện những người quen từng tham gia khóa học và cho bạn nhận xét, lời khuyên bổ ích.
6. Tận dụng thời gian làm việc nhóm
Nếu bạn được sắp xếp vào nhóm học tập, hãy tận dụng tối đa cơ hội này để làm hoàn thành nhiệm vụ và kết bạn. Ngay cả khi nhóm của bạn chỉ có thể liên lạc qua Internet hoặc gặp nhau một tiếng một tuần thì những tương tác xã hội này cũng đem lại hiệu quả trong việc kết nối.
Trong quá trình làm việc nhóm, hãy nỗ lực thể hiện giá trị và sự hiểu biết của bản thân. Bạn sẽ nhận được sự công nhận, trân trọng từ phía bạn bè và khẳng định kỹ năng cùng nền tảng kiến thức trước mặt giáo viên. Điều đó có thể giúp bạn được quan tâm và chú ý nhiều hơn trong khóa học.
7. Xây dựng mối quan hệ với giáo viên
Nếu gặp khúc mắc trong quá trình học, hãy gửi email hoặc liên lạc với giáo viên để đặt câu hỏi. Hầu hết giáo viên sẽ trả lời bởi họ thích được chia sẻ về chuyên môn của mình. Ngoài ra, giáo viên có thể gợi ý, cung cấp nhiều lời khuyên, bài tập hữu ích phục vụ quá trình học của bạn.
Tú Anh
Theo eLearners/VNE
Cần Thơ: Khả quan sau một tuần dạy online Theo bà Trần Hồng Thắm - Giám đốc Sở GD&ĐT TP Cần Thơ, việc tổ chức cho học sinh học tập tại nhà đang được triển khai có hiệu quả. Dạy học online tại Trường THPT Trần Đại Nghĩa (TP Cần Thơ) Bà Trần Hồng Thắm cho biết: Các trường học trên địa bàn thành phố đã chủ động kế hoạch và lên...